7 sai lầm khi rửa mũi cho trẻ 99,9% PHỤ HUYNH thường hay mắc phải

Fysoline
05/06/2021
18/10/2021

 516,532 

 516,533 

Không phải ba mẹ nào cũng biết cách rửa mũi cho trẻ chính xác để mang lại hiệu quả, an toàn. Dưới đây chúng tôi xin được đề cập đến 7 sai lầm khi rửa mũi mà có đến 99,9% ba mẹ thường hay mắc phải. Mời các mẹ theo dõi bài viết này để phát hiện đồng thời thay đổi những sai lầm đó nhé!

Xem thêm: [Chuyên gia giải đáp] Có nên rửa mũi cho bé không? 

1. Dùng xi lanh rửa mũi cho con

Dùng xi lanh là biện pháp thường gặp nhất để rửa mũi. Tuy nhiên. theo các chuyên gia đây là một biện pháp không an toàn dành cho trẻ. Có thể giải thích sai lầm của biện pháp này đó là:

  • Xi lanh thường có áp lực khá cao: Ba mẹ không có khả năng kiểm soát lực có thể tạo lực quá mạnh gây tổn thương tới niêm mạc mũi mỏng manh của trẻ, hoặc gây phù nề. Khi đó thì tình trạng viêm mũi ngày càng kéo dài, gây lo lắng cho ba mẹ.
  • Thiết kế không an toàn cho trẻ: Cấu tạo của xi lanh thường có một đầu rất sắc, sẽ không đảm bảo tính vô khuẩn nếu như ba mẹ dùng lại xi lanh từ đợt trước,… do vậy khi sử dụng không cẩn thận, thao tác tay quá mạnh sẽ gây xước xát mũi của trẻ, thậm chí gây chảy máu, đồng thời làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, mắc các bệnh khác.
Không nên dùng xi lanh rửa mũi cho bé
Không nên dùng xi lanh rửa mũi cho trẻ

Với những lý do trên, rửa mũi bằng xi lanh hiện nay không được các bác sĩ khuyên dùng, thay vào đó bạn nên rửa mũi cho trẻ bằng cách nhỏ trực tiếp từ ống nước muối sinh lý.

2. Pha nước muối đặc

Một số bà mẹ thường có thói quen tự pha nước muối để rửa mũi cho trẻ mà không sử dụng nước muối sinh lý thường dùng, ba mẹ pha nước muối đặc vì cho rằng nước muối đặc sẽ làm trẻ nhanh khỏi hơn. Đây cũng chính là sai lầm nghiêm trọng của ba mẹ trong việc rửa mũi cho trẻ đã được các bác sĩ khẳng định.

  • Đầu tiên, nước muối mà bạn tự pha sẽ không đảm bảo được sự vệ sinh để an toàn sử dụng cho trẻ, do nước muối dùng để pha lẫn nhiều tạp chất có hại.  Nước muối sinh lý được bán trên thị trường sẽ giải quyết được điều này, bởi vì các sản phẩm này được sự cấp phép, kiểm nghiệm của cơ quan y tế, đảm bảo đủ điều kiện sử dụng.
  • Không đảm bảo nồng độ: Ngoài ra, khi tự pha nước muối bạn sẽ không đảm bảo được chính xác nồng độ mà phải dựa vào cảm tính. Nếu pha quá đặc, nồng độ quá mạnh lại gây tổn thương rất nhiều tới niêm mạc mũi của trẻ.
  • Không an toàn cho trẻ: Một trong những ảnh hưởng của việc sử dụng nước muối có nồng độ quá đặc đó là sự kéo nước từ tế bào của niêm mạc mũi ra. Nước muối lớn hơn nồng độ 0.9% được gọi là nước muối ưu trương với đặc điểm lớn nhất là háo nước và luôn hút nước của tế bào sống bao gồm cả vi khuẩn và cả tế bào người. Vậy nên nếu dùng nước muối ưu trương (nồng độ đặc) sẽ “làm khô” tế bào. Nếu dùng lâu dài để rửa mũi sẽ gây tổn thương niêm mạc.
Có nên tự pha nước muối để rửa mũi cho trẻ
Có nên tự pha nước muối để rửa mũi?

Tham khảo: Những điều cần biết về nước muối sinh lý (suckhoedoisong.vn)

Với những lý do trên, việc tự ý pha nước muối tại nhà được các bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện, thay vào đó bạn nên sử dụng nước muối sinh lý với nồng độ 0,9%.

Xem thêm: TOP 7+ loại nước rửa mũi cho trẻ sơ sinh được tin dùng 2021

3. Ép trẻ nằm rửa mũi

Trẻ nhỏ thường khá khó để phối hợp với ba mẹ trong quá trình rửa mũi, mà thường có hành động phản kháng như khóc, quẫy đạp mạnh,… Do vậy, phụ huynh thường ép trẻ nằm để rửa mũi cho rằng sẽ dễ kiểm soát trẻ hơn, nhưng đây cũng là sai lầm nghiêm trọng bởi những ảnh hưởng của biện pháp này tới trẻ.

  • Việc áp trẻ nằm rửa mũi trong tình trạng trẻ kêu la, gào khóc, phản kháng sẽ khiến cho trẻ ác cảm, tạo cảm giác sợ hãi khi rửa mũi. Việc này cũng dễ dẫn đến trẻ bị sặc, thậm chí có khả năng sặc ngược vào phổi có thể gây nguy hiểm đến trẻ.
  • Một số ba mẹ đặt trẻ nằm nghiêng khi rửa mũi và xịt mạnh nước muối vào mũi trẻ sẽ khiến cho trẻ dễ bị sặc, và khi sặc trẻ thường có phản xạ nuốt xuống theo tự nhiên. Tuy nhiên việc này cũng dễ dẫn đến nước tràn lên tai, gây nguy cơ viêm tai giữa.
Tư thế rửa mũi cho bé đúng cách
Tư thế rửa mũi cho trẻ đúng cách

Tư thế để rửa mũi an toàn cho trẻ được sự hướng dẫn của các bác sĩ đó là:

  • Đầu tiên, bạn nên chuẩn bị 1 tấm lót hay khăn lên giường
  • Sau đó để trẻ nằm nghiêng đầu gối trên tấm lót

Bạn nên cố định đầu trẻ nhẹ nhàng bằng cách đặt 1 tay lên đầu trẻ để tránh việc trẻ quấy khóc gây tổn thương tới niêm mạc mũi trẻ.

4. Không làm sạch chất nhầy khi rửa mũi

Một trong những sai lầm của phụ huynh khi rửa mũi cho trẻ đó là không làm sạch chất nhầy ở mũi sau khi rửa mũi, khi đó việc rửa mũi sẽ không mang lại hiệu quả cao. Việc làm sạch, lấy chất nhầy ở mũi sẽ giúp đường thở thông thoáng, sạch hơn.

Sau khi rửa mũi, ba mẹ thường chỉ lấy giấy lau thấm bên ngoài mà không hút mũi cho trẻ thì việc vệ sinh sẽ không phát huy tác dụng vì dịch nhầy bên trong không được ra hết, ứ đọng lại khiến tình trạng nghẹt mũi của trẻ kéo dài.

Để làm sạch mũi ngoài việc rửa mũi, bạn nên sử dụng kèm theo các dụng cụ hút mũi hoặc đơn giản hơn là dùng khăn lau hết chất nhầy đó.

5. Hút rửa mũi quá nhiều lần

Khi trẻ gặp tình trạng nghẹt mũi, khụt khịt mũi bạn không nên vội vã giải quyết bằng cách hút rửa mũi quá nhiều lần bởi vì cách này có thể tạo áp lực gây nên tổn thương niêm mạc mũi.

Các bác sĩ khuyên chỉ nên hút mũi cho trẻ khoảng 3 lần/ ngày và trước khi thực hiện bạn nên nhỏ 1-3 giọt nước muối sinh lý để chất nhầy ở mũi loãng hơn, thuận tiện cho việc hút rửa mũi.

Bên cạnh đó, cũng có khuyến cáo là bạn không nên hút mũi cho trẻ bằng miệng bởi những ảnh hưởng đến trẻ đã được kiểm chứng. Đó là khả năng gây tổn thương niêm mạc mũi cho trẻ do khó kiểm soát lực hút, gây lây nhiễm chéo đồng thời để lại tâm lý sợ hãi cho trẻ.

6. Dùng sai loại nước muối sinh lý

Hiện nay có rất nhiều loại nước muối sinh lý được bán trên thị trường với những mục đích khác nhau như rửa vết thương hay vệ sinh mắt, mũi,…

Khi sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ, ba mẹ nên mua nước muối chuyên dụng dành cho rửa mũi. Có những ba mẹ nhầm lẫn sử dụng nước muối chai to 500ml thường dùng để rửa vết thương để vệ sinh mũi cho trẻ một cách lâu dài.

Tuy nhiên, đây là sai lầm bởi vì loại này thường không đạt được độ vô trùng tuyệt đối như nước muối sinh lý nhỏ mũi, đồng thời chứa chất bảo quản có khả năng gây kích ứng niêm mạc trẻ.

Xem thêm: Kinh nghiệm “xương máu” khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ

7. Không rửa tay trước khi vệ sinh mũi

Một số ba mẹ không có thói quen vệ sinh tay trước khi vệ sinh mũi cho trẻ, đây là một thói quen gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Do tay là bộ phận tiếp xúc với nhiều đồ dùng, vật dụng nên có chứa rất nhiều bụi, vi khuẩn gây bệnh mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Việc này có thể gây ảnh hưởng đến trẻ do hệ miễn dịch ở trẻ còn kém nên dễ bị lây truyền các vi khuẩn gây bệnh.

Để đảm bảo vệ sinh cũng như an toàn sức khỏe của trẻ, ba mẹ nên rửa tay trước và sau khi vệ sinh mũi cho trẻ.

Vệ sinh tay trước khi rửa mũi cho trẻ
Rửa sạch tay trước và sau khi vệ sinh mũi cho trẻ

Hướng dẫn rửa mũi cho trẻ đúng cách

Bạn có hay gặp phải những sai lầm trên và đang thắc mắc nên rửa mũi như thế nào là đúng và an toàn, hiệu quả cho trẻ yêu? Dưới đây, chúng tôi xin được đề cập đến những bước rửa mũi đúng cách được các bác sĩ hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, làm ấm dụng cụ.
  • Bước 2: Như đã đề cập ở trên, bạn nên rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay trước khi tiếp xúc, rửa mũi cho trẻ, để trẻ nằm nghiêng.
  • Bước 3: Dùng chai hoặc bình rửa mũi đã được làm ấm trước đó, nhỏ/xịt rửa từng bên cho đến khi dịch nhầy được đẩy sang bên đối diện.
  • Bước 4: Với trường hợp dịch nhầy đặc thì bạn nên dùng máy hút, bơm hút sau khi rửa 2- 3 phút.
  • Bước 5: Dùng khăn mềm hoặc khăn giấy để lau dịch, nước muối chảy ra.

Xem thêm: Hướng dẫn rửa mũi cho bé đúng cách theo chuẩn chuyên gia tại nhà

Dưới đây là một vài lưu ý khi bạn tiến hành vệ sinh mũi cho trẻ:

  • Với lần đầu rửa mũi, bạn chỉ nên xịt/ nhỏ ít một để trẻ quen với cảm giác ẩm ướt ở khoang mũi nên trẻ sẽ thích nghi hơn và ít quấy khóc.
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi vệ sinh mũi cho trẻ.
  • Không nên lạm dụng việc rửa mũi, mà bạn nên thực hiện cho trẻ khoảng 3- 4 lần/ ngày.
  • Hãy lựa chọn nước muối đúng, phù hợp với mục đích rửa, vệ sinh mũi cho trẻ.
  • Cả ba và mẹ đều nên phối hợp với nhau để giúp rửa mũi cho trẻ hiệu quả hơn, giảm những tổn thương đến niêm mạc mũi của trẻ do tình trạng trẻ quấy khóc.

Bài viết trên đã đề cập đến 7 sai lầm mà 99,9% phụ huynh thường hay mắc phải trong khi rửa mũi cho trẻ, đồng thời là những bước thực hiện rửa mũi đúng cách được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn thực hiện. Chúc trẻ yêu của các mẹ luôn khỏe mạnh!

Vui lòng để lại đánh giá cho bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 3777
Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh? Mẹ đừng bỏ qua những điều này nhé!
 516,870  Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh không là băn khoăn của rất nhiều cha mẹ trẻ. Hãy cùng...
thumbnail post 3597
7 cách vệ sinh mũi cho bé an toàn, hiệu quả
 523,064  Vệ sinh mũi cho bé là biện pháp bảo vệ, phòng tránh và hỗ trợ điều trị các vấn...
thumbnail post 3682
Hướng dẫn rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách 
 513,752  Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp làm sạch khoang mũi, loại bỏ được các yếu...
thumbnail post 3686
Giải đáp 6 thắc mắc khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh
 19,451  Rửa mũi cho trẻ sơ sinh là một việc không khó nhưng với những người lần đầu làm...
hotline image