5,604
Việc rửa mũi cho bé đúng cách giúp khoang mũi của bé sạch sẽ và khỏe mạnh, đặc biệt đối với những trẻ có vấn để về hô hấp, nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, khó thở. Để nắm vững cách thực hiện và những lưu ý khi rửa mũi cho bé, mời bạn đọc cùng Fysoline tìm hiểu qua bài viết sau đây:
Xem thêm: [Chuyên gia giải đáp] Có nên rửa mũi cho bé không?
1. Tầm quan trọng của việc rửa mũi cho bé.
Rửa mũi là cách sử dụng các dung dịch loãng, thường là nước muối sinh lý để làm sạch mũi cho trẻ. Việc rửa mũi cho bé đúng cách mang lại những lợi ích sau:
- Làm sạch chất nhầy: Rửa mũi là cách loại bỏ chất nhầy hiệu quả, nguyên nhân cản trở bé hô hấp, giúp bé thở dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc loại bỏ chất nhầy trong mũi là cần thiết trước khi mẹ sử dụng thuốc nhỏ mũi cho bé để thuốc dễ dàng thấm sâu, không bị dịch nhầy trong mũi ngăn cản, gia tăng hiệu quả của thuốc.
- Làm sạch bụi bẩn, các chất gây dị ứng và kích thích niêm mạc mũi: Mũi bé thường bị viêm, khó thở do bụi bẩn tích tụ trong xoang mũi hay do các tác nhân gây dị ứng khác như: lông động vật, phấn hoa, …. Rửa mũi cho trẻ đúng cách là biện pháp làm sạch và vệ sinh mũi, từ đó hạn chế tác động của các tác nhân kích ứng niêm mạc mũi non nớt của trẻ.
- Làm sạch vi khuẩn và vi rút, hạn chế nhiễm trùng niêm mạc mũi: Niêm mạc mũi của trẻ có thể bị viêm nhiễm, sưng đau do vi khuẩn và vi rút xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Các dung dịch rửa mũi hay nước muối sinh lý có khả năng len lỏi vào hốc mũi của trẻ, cuốn trôi vi khuẩn ra ngoài, loại bỏ tác nhân gây sưng viêm, nhiễm trùng niêm mạc mũi.
- Giảm sưng mũi và tăng thông khí cho mũi trẻ: Rửa mũi là biện pháp đẩy những bụi bẩn, vi khuẩn trong mũi của trẻ, giảm tác nhân gây viêm sưng mũi. Do đó, những trẻ đang có vấn đề đường hô hấp như viêm xoang, nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, cần được rửa mũi thường xuyên để giảm các tác nhân ảnh hưởng đến niêm mạc mũi, gây sưng đau, tấy đỏ.
2. Phương pháp rửa mũi cho bé đúng cách được chuyên gia hướng dẫn
Việc rửa mũi cho bé đúng cách rất quan trọng vì nếu thao tác không đúng, bé có thể bị sặc, sợ rửa mũi, bé không hợp tác và tránh né việc rửa mũi lần sau.
Theo bác sĩ Tăng Thị Minh Thu của bệnh viện Trung ương Quân đội 108, các bố mẹ có thể rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý qua 4 bước sau đây:
- Bước 1: Đặt bé nằm trên giường. Các mẹ nên lưu ý đặt trẻ nằm nghiêng và kê cao đầu trẻ để dịch rửa không bị trôi ngược vào trong khiến bé bị sặc.
- Bước 2: Dùng bình rửa mửa mũi đưa nước muối sinh vào một bên lỗ mũi của trẻ cho đến khi dịch nhầy và bụi bẩn bị đẩy ra ngoài.
- Bước 3: Nếu dịch mũi quá đặc, không bị đẩy ra ngoài, các mẹ có thể sử dụng các máy hút mũi hay các dụng cụ hút dịch mũi chuyên dụng để loại bỏ dịch nhầy trong mũi của trẻ.
- Bước 4: Dùng khăn xô sạch thấm và lau sạch dịch mũi cho bé.
Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo hướng dẫn của bác sĩ Vũ Mạnh Cường – Trưởng khoa mũi xoang – Bệnh viện tai mũi họng trung ương. Rửa mũi đúng cách cho bé được thực hiện tương tự qua các bước:
- Bước 1: Chuẩn bị nước muối sinh lý ấm, khoảng 30 độ C, khăn sạch và chậu hứng, vòi bơm. Nước muối ấm sẽ làm trẻ dễ chịu, nước quá nóng có thể làm tổn thương niêm mạc của trẻ và nước lạnh khó làm mềm và pha loãng dịch nhầy trong mũi.
- Bước 2: Bế trẻ ngồi để hạn chế dịch rửa mũi không bị tràn vào họng gây sặc cho bé. Với trẻ sơ sinh, các mẹ nên đặt bé nằm và kê cao đầu bé. Các mẹ nên có người hỗ trợ giữ, hay bế bé cố định, tránh trường hợp bé giãy dụa, cản trở thao tác rửa mũi cho bé.
- Bước 3: Sử dụng vòi bơm bơm nhanh nước muối sinh lý vào 1 bên lỗ mũi của trẻ. Nước rửa đi vào một bên mũi sẽ chảy ra từ lỗ mũi bên kia. Các mẹ lưu ý giữ đầu trẻ nghiêng sang một bên, ngả người về trước, để nước muối rửa trôi bụi bẩn dễ dàng hơn. Sau đó, dùng khăn thấm và lau sạch mũi cho bé.
- Bước 4: Thực hiện rửa mũi tương tự như trên với bên mũi còn lại.
Lưu ý: Theo quan điểm của bác sĩ Vũ Mạnh Cường, để đảm bảo thao tác rửa mũi cho trẻ đúng cách, các mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Tư thế rửa mũi chuẩn cho bé nên là ngồi chứ không nên nằm: Việc đặt trẻ nằm thường khó kiểm soát được những cử động của trẻ. Do đó, trẻ có thể giãy dụa, xoay người, làm dịch mũi tràn vào tai, đưa vi khuẩn và bị bẩn qua tai, dễ gây viêm nhiễm.
- Xịt mũi chảy thành dòng nhẹ nhàng, không được chảy mạnh: Niêm mạc mũi trẻ nhỏ còn non yếu, việc bơm nước mũi quá mạnh có thể làm niên mạc mũi trẻ tổn thương ngoài ý muốn.
3. Rửa mũi cho trẻ sơ sinh có khác rửa mũi cho bé không?
Rửa mũi cho trẻ sơ sinh khác với các em bé lớn hơn do đặc điểm mũi ở từng độ tuổi có sự khác nhau:
- Bé sơ sinh: Mũi có vòi nhĩ ngắn, nằm ngang, không có eo và hơi mở, niêm mạc mũi còn non yếu. Do đó, khi rửa mũi, vi khuẩn hay dịch rửa dễ dàng bị đẩy lên tai, tăng nguy cơ viêm tai giữa cho trẻ.
- Bé trên 6 tháng: Mũi của trẻ phát triển hoàn thiện hơn, vòi nhĩ dài hơn và không mở rộng như bé sơ sinh, do đó, hạn chế tình trạng nước mũi, chất nhầy gây sặc hoặc gây viêm tai giữa cho trẻ.
Như vậy, việc rửa mũi cho bé sơ sinh cần được các bố mẹ lưu ý thao tác thực hiện cẩn thận hơn, tránh dịch nhầy, nước mũi làm ảnh hưởng đến tai và đường hô hấp của trẻ:
- Thao tác nhẹ nhàng, không xịt quá mạnh dịch rửa vào mũi trẻ.
- Trẻ sơ sinh phải sử dụng nước muối sinh lý chuyên biệt riêng, dạng đơn liều và không chứa chất bảo quản như nước muối sinh lý Fysoline.
- Dụng cụ đảm bảo sạch sẽ, và có kích thước phù hợp với lỗ mũi của trẻ
Xem thêm: Kinh nghiệm dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ sơ sinh
4. Yêu cầu tiêu chuẩn dụng cụ để rửa mũi cho bé
Niêm mạc mũi của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, do đó, dụng cụ rửa mũi cho bé cần được các mẹ quan tâm lựa chọn cẩn thận. Các yêu cầu tiêu chuẩn để lựa chọn dụng cụ rửa mũi đúng cách cho trẻ bao gồm:
- Đầu tiếp xúc mũi mềm để hạn chế tổn thương niêm mạc mũi.
- Đầu tiếp xúc khít với lỗ mũi, tránh nước rửa mũi tràn ra ngoài, việc vệ sinh mũi không đạt hiệu quả.
- Lượng nước và áp lực dòng chảy dịch rửa phù hợp với niêm mạc mũi của trẻ, không quá mạnh vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ, cũng không quá yếu vì làm giảm khả năng rửa trôi của dịch rửa mũi.
- Vật liệu an toàn, không chứa chất độc hại, gây độc cho em bé.
Lưu ý: Các mẹ không nên dùng xilanh để rửa mũi cho bé vì xilanh không phải là dụng cụ tiêu chuẩn để rửa mũi cho trẻ. Khi sử dụng xi lanh rửa mũi cho bé, áp lực tác động vào mũi bé tạo ra sẽ rất cao, lực đẩy dung dịch rửa mũi khó kiểm soát. Dung dịch rửa mũi qua xilanh, đột ngột vào mũi trẻ, làm trẻ sợ, quấy khóc, hoặc gây sặc cho bé
Xem thêm: 5 sai lầm trong cách vệ sinh mũi cho bé mà me hay mắc phải
5. Các phương pháp vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách
Để việc vệ sinh rửa mũi cho trẻ đúng cách, an toàn, các mẹ nên lựa chọn đúng phương pháp để rửa mũi cho bé. Vệ sinh mũi cho bé thông thường sẽ có 2 cách:
- Nhỏ/Xịt mũi cho bé: Nhỏ hay xịt mũi là biện pháp vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và phòng tránh các bệnh đường hô hấp cho trẻ. Cách vệ sinh mũi này dễ thực hiện hơn việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý một số điều sau:
- Lựa chọn dụng cụ nhỏ và xịt mũi phù hợp với trẻ nhỏ.
- Không rửa mũi cho trẻ quá thường xuyên, nhiều hơn 4 lần trong ngày vì nước muối có thể rửa trôi dịch nhầy tự nhiên của mũi, làm khô niêm mạc mũi của trẻ.
- Rửa mũi cho bé: Rửa mũi cho bé là biện pháp vệ sinh mũi sử dụng lượng lớn nước muối sinh lý, được áp dụng trong trường hợp dịch nhầy bít tắc mũi nhiều, không loại bỏ được bằng cách nhỏ mũi và xịt mũi thông thường. Khi rửa mũi cho bé, các mẹ cần lưu ý:
- Thao tác cẩn thận nhẹ nhàng, tránh bé bị sặc mũi do dịch tràn vào trong.
- Lựa chọn nước muối sinh lý an toàn cho bé, không tự pha nước muối tại nhà do nguy cơ không đạt nồng độ chuẩn 0.9%.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi rửa mũi cho con.
Trong hai phương pháp trên, phương pháp vệ sinh mũi ưu tiên lựa chọn là nhỏ và xịt mũi cho bé do thao tác dễ thực hiện, an toàn cho trẻ nhỏ. Trong khi đó, rửa mũi cho bé không đúng cách có thể làm trẻ bị sặc, hoặc viêm tai giữa nếu dịch rửa tràn vào tai trẻ. Do vậy, các mẹ chỉ nên rửa mũi cho trẻ trong các trường hợp sau:
- Trẻ sổ mũi, nhiều dịch mũi, dịch mũi vàng, xanh.
- Trẻ khó chịu, không ngủ được vì nghẹt mũi
- Trẻ khó ăn, khó bú, phải thở bằng miệng
- Trẻ thường xuyên nôn trớ, sặc sữa do đờm.
6. Tư thế rửa mũi cho bé
Tư thế rửa mũi cho bé là yếu tố quan trọng quyết định đường đi của dòng chảy dịch rửa mũi. Do đó, các mẹ cần đảm bảo giữ bé ở đúng tư thế để tránh dịch rửa đi xuống họng, hay tràn vào tai của trẻ:
- Bé trên 2 tuổi: Việc rửa mũi cho bé chỉ nên áp dụng cho những trẻ trên 2 tuổi. Tư thế đúng để rửa mũi cho bé là giữ bé ngồi, hoặc đứng, đầu bé hơi ngả về phía trước để dịch rửa không tràn ngược vào trong hay tràn vào áo quần của trẻ.
- Bé dưới 2 tuổi: Không nên rửa mũi cho bé, ưu tiên, vệ sinh mũi bằng phương pháp nhỏ mũi, hoặc xịt mũi cho bé. Nếu dịch trong mũi không được loại bỏ sau khi nhỏ mũi, hay xịt mũi; các mẹ có thể dùng các dụng cụ hút dịch để làm sạch dịch nhầy cho trẻ nhỏ.
7. Dung dịch để rửa mũi cho bé.
Bên cạnh việc lựa chọn dụng cụ phù hợp, các mẹ cần lựa chọn dung dịch rửa mũi đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. Việc lựa chọn dung dịch rửa mũi cho bé rất quan trọng vì bé có thể vô tình nuốt dung dịch rửa vào trong dạ dày. Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn nhạy cảm, dịch rửa có thể gây tiêu chảy, táo bón, và các rối loạn tiêu hóa khác.
Dung dịch rửa mũi cho bé được các chuyên gia khuyên dùng là dung dịch nước muối sinh lý không chất bảo quản. Nước muối sinh lý có chứa 0,9% Natri Clorid, ngoài tác dụng làm sạch bụi bẩn, còn có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, cải thiện tình trạng viêm mũi ở trẻ nhỏ.
Để đảm bảo an toàn, các mẹ không nên tự pha nước muối tại nhà, mà nên sử dụng các sản phẩm chuyên biệt, phù hợp với trẻ nhỏ:
- Trẻ trên 3 tháng tuổi: Sản phẩm xịt muối biển tự nhiên phun sương vô trùng Fysoline Xanh là lựa chọn hoàn hảo để vệ sinh mũi cho trẻ trên 3 tháng tuổi. Đây là loại nước muối biển tương đương nước muối sinh lý, không chất bảo quản, được lấy từ độ sâu 450m không có hóa chất, tinh khiết và chứa nhiều khoáng chất tốt cho niêm mạc mũi trẻ như đồng, kẽm, magie, sắt,…
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi: Sử dụng sản phẩm nước muối sinh lý Fysoline Hồng dạng đơn liều, với 100% nước muối tinh khiết, 100% vô trùng, không chất bảo quản, chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Xem thêm: Hướng dẫn cách dùng Fysoline hiệu quả
Hy vọng bài viết đã giúp các mẹ có những thông tin đầy đủ về việc rửa mũi cho bé đúng cách. Đối với những trẻ dưới 2 tuổi, các mẹ nên ưu tiên vệ sinh mũi bằng phương pháp nhỏ mũi hay xịt mũi thay vì rửa mũi để đảm bảo an toàn.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6424 để được tư vấn kịp thời và chính xác.
Trả lời