462,822
Nghẹt mũi hay sổ mũi ở trẻ em là trường hợp khá phổ biến. Tuy nhiên, biết được đúng nguyên nhân để lựa chọn cách xử trí hợp lý nhất thì không phải mẹ nào cũng hiểu hết được. Thấu hiểu được những băn khoăn, lo lắng này, Fysoline sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn các nguyên nhân, hướng xử trí khi bé bị sổ mũi, nghẹt mũi ở bài viết bên dưới nhé.
1. Nguyên nhân và triệu chứng sổ mũi ở trẻ em
Môi trường sống ngày càng ô nhiễm, khí hậu thay đổi thất thường kèm theo mỗi bé có một cơ địa khác nhau, nên cũng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi. Điển hình và thường gặp nhất là 7 nguyên nhân sau:
1.1. Do không khí khô
Vào mùa đông lạnh, thời tiết thường hanh khô, hay mùa hè nóng, trẻ nằm phòng điều hòa nhiều, không khí môi trường xung quanh trẻ trở nên khô, độ ẩm trong không khí thấp. Đây chính là nguyên nhân khiến cho khoang mũi khô, kích thích niêm mạc mũi, gây chảy nước mũi, nghẹt mũi.
Triệu chứng: Trẻ sổ mũi, nghe có tiếng khụt khịt khi trẻ hít vào và thở ra.
Biện pháp xử lý: Với nguyên nhân này thì phương pháp xử lý rất đơn giản là:
- Tăng độ ẩm trong phòng cho bé: Sử dụng máy bốc hơi nước, máy làm ẩm không khí phòng.
- Sử dụng thuốc xịt mũi hoặc nhỏ mũi có chứa nước muối sinh lý để nhỏ/xịt cho trẻ những ngày này.
1.2. Do các chất gây viêm mũi dị ứng
Niêm mạc mũi ở trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Khi trẻ hít phải các chất gây dị ứng như khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa, dị vật trong gió hay lông chó lông mèo sẽ kích ứng niêm mạc mũi và gây ra tình trạng sổ mũi, hắt hơi do viêm mũi dị ứng ở trẻ.
Triệu chứng: Với triệu chứng dễ nhận thấy là khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, trẻ hắt xì hơi nhiều, liên tục. Kèm theo nước mũi chảy, sổ mũi hoặc chảy nước mũi trong.
Các cách xử lý:
- Bước 1: Xác định chất gây dị ứng cho trẻ (phấn hoa, khói thuốc, lông chó, mèo..)
- Bước 2: Rửa mũi để loại bỏ các chất gây dị ứng trong mũi, đồng thời tránh xa các chất gây dị ứng.
- Bước 3: Thăm khám bác sĩ để được điều trị, dùng thuốc đúng
Phòng bệnh bằng cách hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng cho trẻ:
- Tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc. Gia đình có con nhỏ thì hạn chế người nhà hút thuốc trong nhà, trong phòng.
- Không nuôi chó, mèo trong nhà với những trẻ bị dị ứng lông động vật
- Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài, nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sau khi từ ngoài về.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn ga gối đệm.
1.3. Do virus cảm lạnh hoặc cảm cúm
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, đang phát triển. Vì thế nên cơ thể rất dễ bị các loại virus xâm nhập vào cơ thể thông qua không khí ở môi trường hay lây trực tiếp qua tay chân hoặc dịch, giọt bắn từ mũi, họng người lớn khi bế, tiếp xúc với trẻ.
Triệu chứng: Triệu chứng ban đầu khi virus xâm nhập là trẻ thấy yếu hơn bình thường, hắt hơi, chảy mũi, khụt khịt. Trẻ trở nên khó chịu, bỏ bú, chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc.
Cách xử lý:
- Bước 1: Xác định là cảm cúm hay cảm lạnh. Mặc dù cảm lạnh hay cảm cúm cũng đều gây ra tình trạng sổ mũi ở trẻ, tuy nhiên thông thường các triệu chứng của cảm cúm sẽ nặng hơn so với cảm lạnh. Khi bị cảm lạnh, bé chỉ bị sổ mũi và có sốt nhẹ, tuy nhiên cảm cúm thì thường bé sẽ bị sốt kèm theo run rẩy và đau cơ. Các mẹ có thể tham khảo rõ hơn các triệu chứng tại bài: Bé bị cảm sổ mũi
- Bước 2: Hỗ trợ làm thuyên giảm các khó chịu ở những triệu chứng trẻ gặp phải như: sốt thì hạ sốt bằng khăn ấm, giảm sổ mũi bằng nước muối kháng viêm…
- Bước 3: Thực hiện phòng, chống bệnh:
- Luôn giữ ấm cổ, ngực cho trẻ: đeo khăn cổ, mặc ấm
- Massage gan bàn chân, ngực cho trẻ bằng dầu tràm mỗi tối trước khi đi ngủ để giữ ấm cho trẻ
- Tích cực cho trẻ bú mẹ tăng cường (với trẻ còn bú mẹ), ăn các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
1.4. Nguyên nhân khác gây sổ mũi ở trẻ em
Ngoài ba nguyên nhân phổ biến trên thì các yếu tố khác dẫn đến tình trạng sổ mũi ở trẻ em có thể là do bị dị ứng, dị vật ở mũi, sử dụng thuốc xịt quá mức hoặc sưng ở Amygdales, VA. Khi mẹ thấy bé gặp một trong các triệu chứng dưới đây, mẹ nên đưa bé đi khám và tham vấn ý kiến của bác sĩ.
1.4.1. Do dị ứng
Cơ địa mỗi trẻ khác nhau, nên với những chất, thực phẩm dễ gây dị ứng thì mẹ nên thật cẩn thận trước khi dùng cho bé nhà mình. Một số tác nhân gây dị ứng ở nhiều người đó là: do nấm mốc, côn trùng cắn, chất gây dị ứng chứa trong sữa, thuốc men…
Triệu chứng:
- Ho, khó thở, khò khè
- Sổ mũi, nghẹt mũi
- Với những trẻ có cơ địa hen suyễn thì lên cơn hen
- Trẻ có thể xuất hiện ngứa, nổi ban, sưng đỏ
- Nặng hơn có thể sốc phản vệ, gây tụt huyết áp, co thắt đường thở rất nghiêm trọng với trẻ.
Cách xử lý:
- Bước 1: Dừng đưa vào cơ thể trẻ các tác nhân mà nghi ngờ là nguyên nhân gây dị ứng
- Bước 2: Nếu trẻ bị nhẹ, chỉ mẩn ngứa nhẹ, mẹ tránh gãi, có thể chườm bằng nước mát cho bé.
- Bước 3: Hỏi ý kiến bác sĩ để được điều trị đúng hướng
- Bước 4: Trường hợp trẻ bị nặng, sưng môi, mặt..mẹ nên đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị và xử lý kịp thời.
Phòng bệnh tái phát:
- Vệ sinh phòng ở, phòng ngủ sạch sẽ
- Không cho chó, mèo tiếp xúc với trẻ.
- Thận trọng, cho trẻ thử một lượng nhỏ thức ăn lạ, dễ gây dị ứng, trẻ chưa ăn bao giờ như: Tôm, cua biển…
1.4.2. Do Amygdales hoặc VA sưng to
Do vi khuẩn xâm nhập vào mũi, họng, sinh sôi và phát triển gây ổ sưng ở Amygdales, VA.
Các mẹ chắc hẳn ai cũng biết Amygdales (Tiếng việt hay gọi là Amidan) – Đây là phần thịt lồi ra bị thừa ở cuống họng. Tương tự như vậy, Ở xoang mũi của bé dưới 6 tuổi cũng có 1 khối thịt thừa gọi là VA. Viêm VA thông thường chỉ xảy ra ở trẻ từ giai đoạn 6 – 7 tháng tuổi cho đến 4 – 7 tuổi (rất ít khi gặp ở trẻ lớn hơn).
Theo Cục Y Tế Dự Phòng – Bộ Y Tế thì khi VA hay Amidan bị vi khuẩn xâm nhập sẽ gây sưng to và viêm nhiễm dẫn đến ngạt mũi và chảy nước mũi ở trẻ.
Triệu chứng:
- Trẻ sốt cao trên 38 độ C
- Trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi
- Thở ồn ào, ngáy khi ngủ
- Trong khi ngủ, trẻ có thể ngừng thở trong vài giây
- Trẻ có thể kéo theo bị viêm tai giữa.
Cách xử lý:
- Bước 1: Thăm khám bác sĩ để điều trị bằng thuốc
- Bước 2: Cân nhắc, theo chỉ định của bác sĩ để phẫu thuật, cắt bỏ chúng.
1.4.3. Do dị vật ở mũi
Trong quá trình học tập, vui chơi, trẻ vô tình tự đưa các vật nhỏ vào mũi như: hạt ngô, viên bi, hạt đậu, cúc áo..Những vật tròn, nhỏ dễ tuột sâu vào trong gây viêm tại chỗ ở mũi dễ khiến sổ mũi ở trẻ em, ngạt mũi, hô hấp bị cản trở.
Triệu chứng:
- Trẻ bị sổ mũi 1 bên (thường là bên có dị vật)
- Trẻ thở ồn ào
- Nước mũi chảy ra có màu xanh lá cây hoặc vàng, đôi khi kèm máu,
- Để lâu, mũi có thể sưng lên và gây đau
Cách xử trí:
- Mẹ hãy loại bỏ dị vật đó, khuyến khích bé khịt mũi nhiều lần để đẩy dị vật ra.
- Dị vật lớn mẹ đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ lấy ra, tránh ảnh hưởng đến mũi trẻ.
1.4.4. Sử dụng thuốc thông mũi quá mức
Phụ huynh lạm dụng quá mức thuốc nhỏ/xịt thông mũi cho con mà không biết đến thành phần, tác dụng như thế nào khiến bệnh của con từ cấp tính chuyển thành mãn tính… Việc sử dụng thường xuyên, kéo dài loại thuốc này khiến cuống mũi giãn nở to liên tục, không còn co lại được, gây ra hiện tượng viêm phì đại cuống mũi.
Triệu chứng:
- Triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi không thuyên giảm, thậm chí trầm trọng hơn (viêm mũi do thuốc)
- Mũi bị kích ứng tại chỗ,
- Trẻ hắt hơi nhiều, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, táo bón
Cách xử trí: Trong trường hợp lạm dụng thuốc thông mũi mũi lâu ngày, mẹ nên đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị đúng hướng.
Với các nguyên nhân trên đủ cho ta thấy rằng trẻ nhỏ rất dễ bị sổ mũi, ngạt mũi. Vậy, câu hỏi được đặt ra: Mẹ cần làm gì trước tiên khi con nhỏ xuất hiện sổ mũi, nghẹt mũi? Cùng Fysoline tham khảo một số cách xử trí nhanh triệu chứng sổ mũi ở trẻ nhé.
2. Hướng dẫn xử lý nhanh triệu chứng sổ mũi ở trẻ tại nhà cho các mẹ
2.1. Kết hợp nhỏ nước muối sinh lý thường và nước muối sinh lý kháng viêm
Đây là phương pháp phổ biến nhất và cũng đem đến hiệu quả tích cực, được nhiều mẹ sử dụng để xử trí, hỗ trợ làm thông thoáng đường thở cho trẻ.
Tại sao nên kết hợp hai loại nước muối hỗ trợ tốt nhất cho trẻ bị sổ mũi?
- Nước muối sinh lý: Với nồng độ NaCl 0,9%, nước muối sinh lý là khá an toàn cho trẻ nhỏ. Nước muối thường có khả năng làm sạch, rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn, dịch nhầy ở hốc mũi một cách nhẹ nhàng.
- Nước muối sinh lý kháng viêm: Tuy không chứa kháng sinh, không chất gây co mạch nhưng thành phần từ chiết xuất thảo dược có trong dung dịch giúp kháng viêm, kháng vi khuẩn, virus đồng thời loại bỏ các chất nhầy, các tác nhân gây bệnh.
=> Kết hợp 2 loại nước muối này giúp thông thoáng khoang mũi, giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi, hỗ trợ điều trị viêm mũi, sổ mũi an toàn cho trẻ.
Vậy sử dụng như nào cho đúng, mẹ cùng tham khảo hướng dẫn dưới đây:
Hướng dẫn nhỏ nước muối sinh lý thường (Fysoline Hồng):
Một liều đơn 5ml sử dụng tối đa trong một ngày, dùng 2 – 3 lần/ ngày đối với trẻ bị sổ mũi.
Hướng dẫn nhỏ nước muối sinh lý kháng viêm (Fysoline Vàng):
Khi sử dụng Fysoline Vàng trị sổ mũi cho bé, cha mẹ dùng mỗi lần từ ½ – 1 ống 5ml, nhỏ đều 2 cánh mũi, mỗi ngày nhỏ 2-3 lần.
Khi sử dụng mẹ nên chú ý, dùng nước muối sinh lý trước sau đó nhỏ nước muối sinh lý kháng viêm sau.
Cách thực hiện:
Đầu tiên, mẹ nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch dịch nhầy mũi. Sau khi đã đẩy hết dịch mũi và nước muối sinh lý còn sót lại ở khoang mũi ra ngoài, mẹ tiến hành nhỏ nước muối sinh lý kháng viêm. Thường sau 1-2 phút là thời gian tối ưu trong sử dụng kết hợp 2 loại nước muối sinh lý, hạn chế nhất có thể sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh.
Lưu ý:
Không để đầu ống nước muối chạm vào mũi, miệng trẻ khi nhỏ. Vì như vậy sẽ làm bẩn, nhiễm khuẩn đầu ống và vô tình đưa vi khuẩn, virus vào mũi trẻ trong lần nhỏ sau.
Để hiểu chi tiết, mẹ tham khảo video bác sĩ Đoàn Hải Đăng hướng dẫn cách vệ sinh tại nhà khi trẻ viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi:
Tiếp đến, phương pháp dân gian như tắm nước gừng cũng đem đến hiệu quả cao trong hỗ trợ giảm nghẹt mũi ở trẻ.
2.2. Tắm nước gừng cho trẻ
Đây là một trong những liệu pháp tự nhiên, an toàn mà các mẹ cũng rất hay sử dụng cho bé.
Gừng là loại thảo dược có tính nóng, tắm nước gừng giúp làm ấm cơ thể. Mùi hương gừng xông lên trong quá trình tắm cũng giúp mũi trẻ thông thoáng, dễ chịu hơn. Tinh chất trong gừng giúp thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, lỗ chân lông giãn nở kích thích toát mồ hôi, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, hỗ trợ bé nhanh chóng hồi phục, khỏe mạnh.
Cách thực hiện:
- Mẹ dùng 1 củ gừng vừa, gọt vỏ, giã gừng thật nát, cho vào chén nước sôi, để chừng 15 phút để tinh dầu hòa tan với nước.
- Sau đó pha cả gừng và nước gừng vào chậu nước ấm để tắm cho trẻ.
- Đổ nước ngập ngang ngực trẻ, cho trẻ ngâm mình khoảng 5- 10 phút, massage ngực, chân rồi thực hiện tắm cho trẻ.
- Tắm trong 5-10 phút sau đó quấn khăn, lau khô và mặc quần áo nhanh để trẻ không bị nhiễm lạnh. Với trẻ nhỏ nên dùng thêm đèn sưởi khi tắm.
Ngoài ra, với trẻ lớn hơn mẹ có thể xông nước gừng xả hoặc cho trẻ ngâm chân bằng nước gừng mỗi tối trước khi đi ngủ để thải độc, tăng tuần hoàn máu, chống cảm lạnh cho trẻ.
Lưu ý:
- Sử dụng lượng gừng vừa đủ: da trẻ rất mỏng và nhạy cảm. Mẹ dùng quá nhiều gừng có thể sẽ gây nóng, rát cho trẻ
- Chỉ tắm cho bé từ 5-10 phút: Thời gian để lỗ chân lông giãn nở thường là 5-10 phút, nếu mẹ ngâm bé trong nước thời gian lâu, nước dễ bị nhiễm vào trong gây bệnh thêm trầm trọng.
- Duy trì 2 lần/ tuần: duy trì tắm nước gừng giúp lưu thông khí huyết, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp trẻ phòng chống các bệnh cảm thông thường.
Xem thêm: [Giải đáp] Trẻ bị sổ mũi có nên tắm không?
Ngoài 2 phương pháp nhỏ mũi và tắm bằng nước gừng trên, còn rất nhiều cách khác giúp giảm sổ mũi ở trẻ. Fysoline sẽ cùng mẹ điểm thêm một số cách hiệu quả khác mà cũng thường được các mẹ truyền tai nhau thực hiện nhé.
3. Các phương pháp khác giảm sổ mũi ở trẻ
Một phương pháp vật lý nhưng có hiệu quả trực tiếp lên các xoang ở mũi, làm thông thoáng đường thở cho trẻ chính là day ấn huyệt nghinh hương – huyệt chủ quản về tiếp nhận mùi hương của cơ thể.
3.1. Day huyệt nghinh hương
Theo y học, đây là huyệt đạo chuyên đảm nhận chức năng cảm nhận hương vị, đón nhận mùi thơm nên huyệt Nghinh hương có tác dụng tán phong nhiệt, thông mũi.
Tác động lên huyệt Nghinh hương giúp thông khiếu, hỗ trợ điều trị các bệnh về mũi như: nghẹt mũi, sổ mũi..
Vị trí huyệt: Nằm bên cạnh cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng nửa thốn (tương đương 0,8cm)
Cách thực hiện:
- Bước 1: Vệ sinh tay mẹ sạch sẽ
- Bước 2: Bế trẻ mặt đối mặt với mẹ hoặc đặt trẻ nằm ngửa, xac định vị trí huyệt.
- Bước 3: Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt nghinh hương ở hai bên cánh mũi, day day vài phút, ngày 3 – 4 lần sẽ thấy hiệu quả
Khi day huyệt nghinh hương, mẹ dùng ngón tay cái bấm thẳng góc vào huyệt vị để có thể tạo được lực bấm mạnh.
Nên day bấm trong thời gian 1-3 phút để đạt hiệu quả tối ưu, thực hiện cả 2 bên mũi
Lưu ý:
- Nên dạy nhẹ nhàng tránh gây tổn thương hay làm đau trẻ.
- Sử dụng đúng cách, đúng vị trí huyệt nghinh hương khi thực hiện.
- Không thực hiện day khi bé đang quấy khóc, khó chịu.
3.2. Thoa dầu tràm vào lòng bàn chân
Gan bàn chân của trẻ, phần đệm của lòng bàn chân gắn liền với các hệ thống dây thần kinh ở phổi. Massage vị trí này giúp kích thích khí huyết ở phổi lưu thông, thúc đẩy quá trình khỏi bệnh nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị dầu tràm dành cho bé
- Bước 2: Lấy vài giọt dầu tràm ra lòng bàn tay
- Bước 3: Xoa đều trên tay của mẹ
- Bước 4: Massage vào lòng ( gan) bàn chân của con vị trí đệm cảu bàn chân. Dùng bụng ngón trỏ hoặc ngón cái massage di chuyển từ dưới lên các ngón chân hoặc theo vòng tròn hình xoắn ốc.
- Bước 5: Thực hiện tương tự với bên chân còn lại.
- Bước 6: Mang tất vào cho con và thu dọn dụng cụ.
Lưu ý:
- Trước khi xoa cho bé, mẹ nên cho tinh dầu tràm ra lòng bàn tay, xoa đều để làm ấm tay và tránh để dầu tràm tiếp xúc trực tiếp với da trẻ gây nóng, rát.
- Để dầu tràm tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ
3.3. Kê cao gối khi ngủ
Khi bé bị ngạt mũi, việc nằm đầu thấp khiến nước mũi bít tắc mũi, đường thở khiến việc hít thở của trẻ trở nên khó khăn. Chính vì vậy, kê cao đầu trẻ khi ngủ giúp làm thẳng đường thở, trẻ dễ thở hơn.
Cách thực hiện: mẹ hãy lấy một chiếc gối hoặc khăn đủ dày để kê đầu bé trong lúc bé ngủ. Điều này giúp bé có tư thế ngủ thoải mái hơn, nhờ đó mà bé dễ thở hơn.
Lưu ý:
- Khi kê cao gối thì mẹ nên kê hẳn một phần vai của con lên gối giúp cho bé không bị mỏi cổ, khó chịu hơn.
- Chọn gối, khăn mềm để tránh tổn thương da đầu trẻ khi trẻ trở mình
- Không nên kê cao quá gây mỏi cổ, vai gáy, làm ảnh hưởng đến sự phát triển cơ xương cổ, vai gáy ở trẻ.
3.4. Xông hơi bằng lá tía tô
Thêm một cách chữa sổ mũi cho trẻ bằng dân gian mà mọi người thường sử dụng nữa là xông hơi bằng lá tía tô. Đây là loại cây vô cùng quen thuộc và xuất hiện thường xuyên trong bát cháo giải cảm, nước uống chống sốt cho trẻ khi đi tiêm phòng về. Lá tía tô mang tính ấm, có vị hơi cay có tác dụng trị ho, phòng ngừa hen suyễn ở người lớn và trẻ nhỏ.
Trong cây tía tô có chứa hoạt chất chống viêm tự nhiên an toàn cho trẻ.
Cách thực hiện
- Đun cả cành, lá và thân cây tía tô với 1 lít nước, rồi đổ ra bát to cho bé xông.
- Hơi nước tía tô mang theo các hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn đi vào xoang mũi và đường hô hấp giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, giảm sưng viêm, khắc phục tình trạng sổ mũi của bé.
- Áp dụng 2 ngày 1 lần cho đến khi trẻ hết sổ mũi
Lưu ý : Sử dụng nước ấm vừa phải và điều chỉnh khoảng cách xông hơi cho bé phù hợp, tránh gây ra tình trạng bỏng và tác động quá mạnh của hơi nước làm tổn thương mắt, mũi và da mặt của bé.
3.5. Uống nước lá hẹ hấp gừng tươi
Lá hẹ có vị chua, cay nhẹ, mang tính ấm giúp tiêu đờm, giảm sưng, ức chế hoạt động của vi khuẩn giúp thuyên giảm triệu chứng của bệnh ở đường hô hấp một cách đáng kể. Cộng với tính nóng của gừng, có khả năng kích thích long đờm, việc uống nước hẹ hấp gừng có hiệu quả cao trong điều trị sổ mũi, nghẹt mũi hay các bệnh về đường hô hấp.
Cách thực hiện
- Lấy khoảng 5-6 lá hẹ rửa sạch, cắt khúc thành từng đoạn nhỏ cùng với 1 lát gừng nhỏ, bỏ thêm chút đường phèn cho vào hấp chín
- Trẻ nhỏ mỗi lần uống 2-3 ml/ lần và ngày uống khoảng 2 lần cho bé uống liên tục 4-5 ngày
Lưu ý: Sử dụng lượng hẹ và gừng vừa đủ.
Ngoài việc hỗ trợ giảm sổ mũi bằng các biện pháp dân gian, thì việc chăm sóc đúng cách cũng đem đến hiệu quả tích cực trong điều trị các bệnh đường hô hấp cho trẻ.
Ngoài ra, mẹ nên tìm hiểu thêm các phương pháp khác qua bài viết: 15 cách chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ tại nhà NHANH KHỎI
4. Lưu ý khi chăm sóc trẻ đang bị sổ mũi
- Đừng vội dùng kháng sinh: Khi trẻ gặp các vấn đề về bệnh hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi… thì mẹ chưa nên vội dùng kháng sinh luôn. Bởi 70-80% các bệnh đường hô hấp là do virus xâm nhập, gây bệnh. Nếu là virus, mẹ dùng kháng sinh cũng không có tác dụng trong khi đó kháng sinh lại giết chết các vi khuẩn có lợi gây rối loạn tiêu hóa, lâu dài sẽ gây kháng kháng sinh.
Theo nghiên cứu, có đến khoảng 15% trẻ bị tiêu chảy, bị tác dụng phụ sau khi dùng kháng sinh. Chính vì vậy, kháng sinh như “con dao hai lưỡi”, mẹ cần thật thật trong khi sử dụng. Chỉ sử dụng khi có viêm nhiễm và mẹ cần tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ trong sử dụng loại, liều lượng kháng sinh cho bé.
- Một hành động khá quan trọng mẹ cần lưu tâm đó là luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ. Đôi khi, trẻ bị lạnh cũng dẫn đến cảm, ho sổ mũi. Luôn đeo khăn cổ, mặc áo vừa đủ ấm, giữ ấm cổ ngực giúp giữ ấm phổi, hạn chế các bệnh đường hô hấp ở trẻ.
- Cho bé uống nhiều nước: Mẹ cần lưu ý, khi trẻ bị sổ mũi, hay xuất hiện các triệu chứng bệnh lý đường hô hấp, nên tìm cách làm loãng đờm để trẻ dễ dàng tống xuất đờm ra ngoài. Tăng cường bú mẹ với trẻ nhỏ, uống nước hay nước hoa quả với trẻ lớn hơn để bổ sung nước giúp làm loãng đờm, tăng sức đề kháng cho trẻ, hỗ trợ thúc đẩy quá trình khỏi bệnh.
- Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ giảm sổ mũi: Dinh dưỡng đủ chất cũng góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp trẻ nhanh hồi phục. Khi trẻ sổ mũi, ho một số món bổ dưỡng như: cháo tía tô thịt bằm, canh củ cải, thịt gà, cháo bí đỏ, canh rau hẹ và các loại hoa quả theo mùa giàu vitamin C
- Khi nào nên đưa bé đi khám bác sĩ: Tùy tình trạng của trẻ để đưa ra các hỗ trợ đúng lúc, hợp lý. Mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Trẻ sốt cao liên tục hay đột ngột hạ thân nhiệt
- Trẻ ho nhiều hơn, ho nhiều về đêm khiến trẻ mệt mỏi
- Trẻ khó thở, thở khò khè nhiều, thở nhanh tím tái, rút lõm lồng ngực
- Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức
- Bỏ ăn, bỏ bú quấy khóc
- Trẻ ho, sổ mũi kéo dài trên một tháng.
Như vậy, qua bài viết trên hẳn là mẹ đã nắm được rõ hơn các triệu chứng cũng như cách xử trí đúng đắn khi gặp tình trạng sổ mũi ở trẻ em. Nếu như mẹ còn thắc mắc, băn khoăn gì về bệnh lý, về bộ sản phẩm nước muối sinh lý Fysoline, mẹ có thể liên hệ với chúng mình qua web Fysoline.vn hay liên hệ theo hotline 1900 6424 để được tư vấn tận tình. Chúc mẹ và bé luôn vui vẻ mạnh khỏe và an nhiên nhé!
Trả lời