Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho: Nguyên nhân và cách xử lý

Fysoline
07/06/2021
19/10/2021

 578,588 

 578,589 

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho là vấn đề khiến không ít bố mẹ lo lắng, “đứng ngồi không yên”.  Để tìm hiểu được nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi và cách xử lý an toàn, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!

TRẺ SƠ SINH BỊ SỔ MŨI: Nên và Không nên làm gì?

1. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho là biểu hiện của bệnh gì?

Phân biệt các nguyên nhân gây ho và sổ mũi là điều cơ bản giúp bố mẹ đưa ra giải pháp kịp thời để giảm bớt sự khó chịu và bảo vệ sức khỏe con yêu. Về cơ bản triệu chứng ho, sổ mũi ở trẻ sơ sinh có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường

Triệu chứng của cảm cúm đầu tiên đó là có hiện tượng mũi tắc nghẽn hoặc chảy nước mũi. Ban đầu chảy nước mũi thường khá rõ ràng nhưng sau đó lại đặc hơn và có thể thay đổi thành màu xanh, vàng,… Một số dấu hiệu khi trẻ bị cảm cúm sổ mũi thường đi kèm như: Sốt nhẹ, hắt hơi, khó chịu, khó ngủ,…

Với cảm lạnh, trẻ sơ sinh có một số biểu hiện như: Quấy khóc, sốt, ho (thường xuất hiện nhiều vào buổi tối), hắt hơi, ăn uống kém,… Bệnh này thường hay gặp vào mùa đông khi nhiệt độ ngoài trời thấp, thời tiết giao mùa hoặc khi trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh. Nếu tần suất ho liên tục khiến bé gặp khó khăn trong việc hô hấp thì mẹ nên đưa bé bị cảm lạnh sổ mũi đến ngay các cơ sở y tế để chữa trị.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho

Viêm tiểu phế quản

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra. Bệnh xảy ra nhiều ở trẻ dưới 2 tuổi do thành của tiểu phế quản không có sụn mà chỉ có cơ trơn nên dễ bị co thắt, xẹp lại khi bị viêm. Khi mắc bệnh, các tiểu phế quản bị viêm, sưng phù đồng thời tiết nhiều dịch càng làm cho đường thở bị chít hẹp, có thể dẫn tới tắc nghẽn.

Biểu hiện của bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh thường là thở rít, nhịp thở nhanh kèm theo sốt. Trường hợp nặng trẻ có thể xuất hiện cơn co kéo hô hấp, cơ thể tím tái, kiệt sức.

Sặc sữa

Trong quá trình ti mẹ hoặc bú bình nếu mẹ không cho bé bú đúng tư thế hoặc cho bú khi trẻ đang khóc rất dễ dẫn đến tình trạng sặc sữa.

Theo phản xạ, khi bị sặc sữa trẻ sơ sinh sẽ ho sặc sụa, ho tím tái mặt mũi để tống sữa ra ngoài. Trường hợp trẻ bị sặc sữa nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể khiến trẻ ngừng thở.

Dị ứng

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, đặc biệt khi môi trường thay đổi hoặc có các tác nhân lạ xâm nhập. Một số tác nhân gây dị ứng có thể kể đến như phấn hoa, thành phần trong thức ăn, lông động vật nuôi…

Khi bị dị ứng ngoài triệu chứng ho, trẻ thường hắt hơi liên tục, chảy nước mũi kèm theo mắt đỏ, ngứa ngáy và phát ban.

Bệnh ho gà

Ho gà có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, hiện nay bệnh ho gà ít xuất hiện do trẻ đã được tiêm vacxin phòng ngừa, tuy nhiên ba mẹ cũng vẫn nên để ý trẻ và đề phòng, phát hiện bệnh. Đối tượng mắc bệnh thường là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ chưa được tiêm phòng đủ 3 mũi cơ bản chiếm hơn 90%. Ho gà diễn biến qua 4 giai đoạn: ủ bệnh, viêm long, khởi phát, phục hồi.

Khi trẻ sơ sinh đã có biểu hiện ho, sổ mũi có thể là đang ở giai đoạn viêm long. Giai đoạn này kéo dài khoảng 1 – 2 tuần với các triệu chứng như mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên đó là chảy nước mũi, sốt, ho rũ rượi,… Điểm khác biệt giữa bệnh ho gà so với những bệnh lý khác là trẻ thường ho liên tiếp từng cơn, ho nhiều, nghe như tiếng gà gáy khi rít vào và kèm theo tình trạng lưỡi thè ra, mắt lồi.

Bé bị ho gà
Bé bị ho gà thường có biểu hiện thè lưỡi, mắt lồi và tạo ra những tiếng ho rít như gà gáy

Nguyên nhân dẫn đến ho gà là do trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn Bordetella pertussis rất nguy hiểm. Đường lây bệnh chủ yếu là đường hô hấp, có thể do trẻ tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người nhiễm vi khuẩn này hoặc tiếp xúc với đồ dùng, vật dụng có dịch tiết đường hô hấp của người mắc bệnh như: Nước bọt, đờm,…

Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện của bệnh ho gà bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện thay vì cố gắng điều trị tại nhà.

Viêm đường hô hấp trên

Tai, hầu họng, xoang mũi là những bộ phận thuộc đường hô hấp trên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do trẻ đã nhiễm phải một số loại virus gây viêm đường hô hấp.

Khi bị viêm đường hô hấp trên sẽ có các biểu hiện như ho nhiều, ho liên tục, ho khan hoặc ho có đờm. Ngoài ra, trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, chảy nước mũi, đau rát họng.

Lưu ý:

  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có thể bị sổ mũi, nghẹt mũi tuy nhiên thường ít bị ho do trong cơ thể trẻ còn kháng thể chuyển sang từ mẹ. Nếu bố mẹ thấy trẻ ho nhiều nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và xử lý kịp thời.
  • Với trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi: Bố mẹ nên chú ý chăm sóc, theo dõi sức khỏe của bé hằng ngày để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Dưới đây là các biện pháp trị ho sổ mũi cho trẻ tại nhà an toàn và đơn giản.

2. Biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi

Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho không khỏi khiến bố mẹ lo lắng, lúc này các mẹ thường tìm tới các biện pháp chăm sóc cho bé yêu như vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, thoa dầu tràm, thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Dưới đây là tổng hợp những biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả và đơn giản.

2.1. Kết hợp nhỏ nước muối sinh lý và nước muối sinh lý kháng viêm

Chăm sóc mũi tại chỗ cho trẻ sơ sinh là lựa chọn hàng đầu của các mẹ bởi hiệu quả của việc nhỏ nước muối sinh lý và nước muối sinh lý kháng viêm đem lại cho bé yêu.

Tác dụng:

Nước muối sinh lý là dung dịch gồm muối tinh khiết và nước với nồng độ độ 0,9% NaCl. Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn virus tại mũi. Ngoài ra, nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh còn giúp trẻ giữ ẩm niêm mạc mũi.

Nước muối sinh lý kháng viêm ngoài thành phần muối tinh khiết và nước còn chứa một số hoạt chất có tác dụng giảm viêm như Thymol, Glycerol, Ion Đồng. Vì vậy, nước muối sinh lý kháng viêm có tác dụng hỗ trợ giảm tắc nghẹt mũi, loại bỏ các tác nhân truyền nhiễm, giúp trẻ sơ sinh dễ thở hơn, cải thiện các triệu chứng trong trường hợp trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm đường hô hấp trên,…

Nước muối sinh lý Fysoline Hồng
Fysoline Hồng – Nước muối sinh lý dành cho trẻ sơ sinh

Hướng dẫn mẹ cách sử dụng:

Sau khi đặt trẻ nằm đúng hướng, với tư thế đầu nghiêng sang 1 bên. Mẹ đưa phần đầu lọ nước muối sinh lý lại gần sát lỗ mũi cho trẻ một cách từ từ, nhỏ vài giọt (tối đa ½ ống đơn liều 5ml) với lực không quá mạnh để tránh gây tổn thương đến niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh. Sau khi nước muối sinh lý đi vào mũi trẻ làm loãng dịch ở mũi, mẹ nhẹ nhàng lấy tăm bông để dịch và bụi bẩn ra ngoài mũi con. Khoảng 1,2 phút sau mẹ nhỏ nước sinh lý kháng viêm cho trẻ để làm tăng hiệu quả giảm các triệu chứng khi trẻ bị sổ mũi.

Mẹ có thể xem chi tiết cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý.

Fysoline Vàng
Fysoline Vàng – Nước muối sinh lý kháng viêm cho trẻ sơ sinh

Lưu ý:

  • Lựa chọn nước muối sinh lý đúng sản phẩm an toàn, hiệu quả, phù hợp cho trẻ sơ sinh. Ba mẹ cần kiểm tra xem nồng độ nước muối có đúng 0,9% không, ngoài nước muối còn có thành phần nào khác không? Các mẹ ưu tiên chọn loại nước muối không có chất bảo quản, vô khuẩn. Để dễ dàng sử dụng, ba mẹ nên chọn loại nước muối dạng đóng ống phân liều có đầu tròn phù hợp, tránh gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh.
  • Tần suất vệ sinh cho bé khoảng 2 -3 lần mỗi ngày:

2.2. Thoa dầu tràm

Với tính nóng ấm, mùi thơm và dễ chịu, dầu tràm có tác dụng rất tốt cho trẻ sơ sinh trong phòng ngừa và điều trị ho sổ mũi ở trẻ. Đặc biệt với 2 thành phần tự nhiên là Alpha-Terpineol và cineol an toàn cho trẻ sơ sinh.

Tác dụng:

  • Giữ ấm cho trẻ sơ sinh: Khi trẻ bị ho sổ mũi, ba mẹ cần chú ý giữ ấm cho bé vì cảm lạnh là nguyên nhân khiến bé yêu bị ho, sổ mũi, nghẹt mũi. Ngoài việc giữ ấm cho bé bằng quần áo, khăn thì việc xoa dầu tràm vào bàn tay, bàn chân, gáy giúp giữ ấm cho bé.
  • Làm sạch và giúp đường hô hấp của trẻ sơ sinh thông thoáng: Niêm mạc trẻ sơ sinh mỏng và rất nhạy cảm nên khi hít hương dầu tràm dễ kích ứng niêm mạc mũi tạo thành các chất nhầy rồi tống chúng ra ngoài.

Hướng dẫn cách làm:

  • Nhỏ dầu tràm vào tay của mẹ, sau đó xoa vào đầu ngón chân của bé.
  • Nhỏ trực tiếp vài giọt tinh dầu tràm vào chậu nước tắm của trẻ sơ sinh. Lưu ý với trẻ sơ sinh nên nhỏ từ 1 – 3 giọt vào chậu nước ấm khoảng 10 lít nước.

11 cách trị ho sổ mũi cho bé hiệu quả mẹ không thể bỏ qua

Thoa dầu tràm giữ ấm cho trẻ sơ sinh
Thoa dầu tràm giữ ấm cho trẻ sơ sinh

2.3. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh chủ yếu bú bằng sữa mẹ và lấy chất dinh dưỡng từ mẹ qua đường sữa. Do đó khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho, các mẹ nên ăn nhiều thực phẩm với các thành phần giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc. Ngoài ra bổ sung nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ như uống nước cam.

2.4. Nâng cao đầu khi nằm

Ngoài biện pháp vệ sinh mũi tại chỗ, kết hợp chế độ dinh dưỡng, nhiều mẹ thực hiện biện pháp nâng cao đầu khi ngủ để giúp trẻ sơ sinh dễ thở, ngủ ngon hơn. Bố mẹ có thể kê cao đầu cho trẻ sơ sinh bằng cách kê gối dưới đầu cho bé hoặc nâng cao đệm, giường cho bé nằm.

Lưu ý: Bố mẹ không nên kê đầu quá cao cho bé khiến bé bị nghẹo cổ, gặp khó khăn khi thở.

Nâng cao đầu khi nằm cho trẻ sơ sinh
Nâng cao đầu cho trẻ sơ sinh khi trẻ bị ho sổ mũi

2.5. Sử dụng máy làm ẩm không khí

Máy làm ẩm không khí có tác dụng giúp niêm mạc của bé được ẩm, tránh bị khô rát và hạn chế được bụi xâm nhập vào mũi của bé. Đặc biệt khi mùa đông không khí hanh khô dễ khiến mũi của trẻ sơ sinh bị khô và mùa hè trẻ nằm dưới điều hòa.

Hiện nay các loại máy làm ẩm không khí có bán rất nhiều trên những sàn thương mại điện tử cũng như tại các cửa hàng đồ điện gia dụng, mẹ có thể tham khảo và tìm mua sản phẩm phù hợp.

3. Các việc không nên làm cho trẻ sơ sinh khi bị ho sổ mũi

Nếu bố mẹ chăm sóc mũi tại chỗ cho bé đồng thời kết hợp giữ ấm và chế độ ăn có thể giúp bé yêu phòng tránh bị ho sổ mũi. Tuy nhiên nếu không thực hiện đúng các thao tác hoặc lạm dụng các biện pháp có thể khiến tình trạng của trở trầm trọng hơn. Dưới đây là tổng hợp 3 việc mẹ KHÔNG nên làm khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho.

3.1. Không dùng thuốc chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ

Nhiều mẹ quan niệm rằng khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho chỉ cần ra mua thuốc thông xịt mũi cho con và thuốc ho là bé sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên cơ thể trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.

  • Thuốc thông mũi dạng xịt có lực phun mạnh có thể khiến niêm mạc mũi của bé sơ sinh bị trầy xước, làm trầm trọng hơn tình trạng viêm nhiễm. Đồng thời dạng xịt dễ khiến bé sơ sinh giật mình, quấy khóc vì sợ hãi.
  • Hầu hết các loại thuốc thông mũi có chứa hoạt chất là kháng sinh, chất gây co mạch, corticoid có hàm lượng cao không phù hợp cho trẻ sơ sinh. Nếu dùng sai thuốc không những trẻ khỏi bệnh mà còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
  • Một số loại thuốc siro ho có chứa hoạt chất kháng histamin có tác dụng ức chế cơn ho bằng cơ chế ức chế thần kinh. Tuy nhiên nếu mẹ cho bé sử dụng với liều lượng không đúng có rất ảnh hưởng tới thần kinh của trẻ sơ sinh.
Cho bé uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ
Bố mẹ cho bé uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ

3.2. Nhỏ mũi bằng nước ép tỏi

Theo BS. Đỗ Anh, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho hay: Trong nước ép tỏi có chứa allicin, hoạt chất này có tác dụng diệt nấm, diệt vi khuẩn. Tuy nhiên hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh về quy trình điều trị và liều lượng cụ thể.

Ngoài ra nếu bố mẹ tự ý dùng nước ép tỏi để nhỏ trực tiếp vào mũi trẻ sơ sinh có thể dễ bị bỏng rát mũi, viêm xoang vì nước tỏi có tính nóng, vị cay, khi sử dụng ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc mũi của trẻ.

Do đó các mẹ không nên tự ý nhỏ nước ép tỏi vào mũi của trẻ sơ sinh khi con bị ho sổ mũi.

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi – Cha mẹ cần làm gì giúp bé nhanh khỏi?

3.3. Hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng

Hút miệng bằng miệng là một biện pháp vệ sinh mũi cho trẻ được rất nhiều các bà và các mẹ áp dụng bởi nhanh, đơn giản. Nhiều mẹ cho rằng hút mũi cho trẻ bằng ống hút mũi khó thực hiện, trẻ sợ và không chịu hợp tác nên đã hút mũi cho trẻ bằng miệng. Tuy nhiên lợi ít hại nhiều nếu mẹ còn tiếp tục hút mũi cho bé bằng cách này.

Việc hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng vô tình đưa vi khuẩn, virus và các chất khác từ miệng của mẹ vào mũi của bé dẫn tới nhiễm khuẩn chéo, thậm chí gây trầy xước niêm mạc mũi của trẻ.

Hút mũi bằng miệng cho trẻ
Hút mũi bằng miệng cho trẻ – Lợi ít hại nhiều

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho nếu bố mẹ phát hiện nguyên nhân kịp thời và có biện pháp chăm sóc đúng cách sẽ giúp bé thuyên giảm bệnh và phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp. Hy vọng sau bài viết này các mẹ sẽ có thêm các biện pháp phòng ngừa bệnh ho sổ mũi ở trẻ sơ sinh. Nếu còn thắc mắc gì về các biện pháp chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi bạn đọc liên hệ ngay với Tổng đài tư vấn miễn phí của Fysoline để giải đáp các thắc mắc sớm nhất.

3.3/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 4438
TRẺ SỔ MŨI, NGHẸT MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ 5 CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
 809,493  Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh và hanh khô là thời điểm trẻ hay gặp phải những cơn...
thumbnail post 3772
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Top 8 việc cần làm ngay 
 601,494  Các triệu chứng sổ mũi khiến cho trẻ sơ sinh rất khó chịu, khiến các mẹ cũng mệt...
thumbnail post 3841
7 Nguyên nhân sổ mũi ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả
 462,814  Nghẹt mũi hay sổ mũi ở trẻ em là trường hợp khá phổ biến. Tuy nhiên, biết được...
thumbnail post 3821
Bé bị cảm sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì?
 370,611  Bé bị cảm sổ mũi là vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khi thời...
hotline image