371,052
Bé bị cảm sổ mũi là vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột. Thông thường, đây là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ bé bị cảm sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì và cách xử lý an toàn, hiệu quả.
Cảm sổ mũi là bệnh lý, chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân như virus, thời tiết giao mùa,… Khi trẻ có dấu hiệu cảm sổ mũi, bố mẹ cần xác định được bé bị cảm lạnh hay cảm cúm để có hướng xử lý và chăm sóc phù hợp. Bởi vì, mỗi bệnh lý sẽ có cách điều trị và mức độ nguy hiểm khác nhau.
Nếu vẫn còn mơ hồ về triệu chứng cụ thể cùng cách xử lý 2 bệnh lý nêu trên, bố mẹ có thể tham khảo thông tin phân tích chi tiết sau.
1. Bệnh cảm lạnh
1.1. Triệu chứng của cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (mũi và họng) do một trong hơn 200 loại virus khác nhau gây nên mà thủ phạm hay gặp nhất chính là virus rhinovirus. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị các loại virus này tấn công, xâm nhập.
Từ 1-3 ngày sau khi nhiễm virus, cơ thể của bé sẽ bắt đầu xuất hiện triệu chứng cảm lạnh. Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là nghẹt mũi, sổ mũi và hắt hơi nhiều.
Sở dĩ, cảm lạnh gây sổ mũi vì virus thường tấn công khiến cho chức năng mũi bị rối loạn tạm thời và gây kích ứng niêm mạc mũi, xoang. Mũi tiết ra chất nhầy nhằm mục đích bẫy virus để tống xuất chúng ra khỏi xoang mũi.
Chất nhầy sẽ đổi màu sang trắng đục sau khoảng 2-3 ngày, khi độ ẩm của môi trường bên trong mũi giảm dần. Nước mũi cũng có thể chuyển sang màu vàng do tế bào bạch cầu bị đào thải ra ngoài sau khi tiêu diệt vi khuẩn.
Cuối cùng, chất nhầy từ mũi có thể sẽ ngả sang xanh lục, đặc quánh khi hệ miễn dịch “kiệt sức” vì chống chọi với vi khuẩn và các tế bào bạch huyết, vi khuẩn có lợi chết dần.
Ngoài triệu chứng phổ biến đó, cảm lạnh còn có thể biểu hiện qua một số dấu hiệu khác, tùy vào thể trạng của từng bé:
- Ho, đau họng: Dịch mũi từ trên xoang mũi tiết ra nhiều, chảy xuống hầu họng, gây đau rát. Vi khuẩn sinh sôi cũng có thể khiến cổ họng khó chịu. Lúc này, trẻ thường có phản xạ ho để đẩy bật đờm, dịch nhầy ra ngoài.
- Mệt mỏi, biếng ăn: Khi cảm lạnh diễn biến nặng hơn, trẻ thường cảm thấy khó chịu, từ đó chán ăn, bỏ bữa khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng và càng mệt mỏi hơn.
- Đau ngực nhẹ, đau cơ nhẹ: Đây là triệu chứng ít gặp và thường ở mức độ nhẹ.
- Sốt nhẹ: Tùy vào thể trạng mà một số bé có thể bị sốt nhẹ dưới 38 độ C. Tuy nhiên, đây là biểu hiện hiếm gặp.
Cảm lạnh không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng vẫn khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Nước mũi chảy nhiều hạn chế sự lưu thông không khí trong khoang mũi, khiến bé cảm thấy khó thở, ăn ngủ không yên.
Tình trạng này có thể tự khỏi trong vòng 7-10 ngày, song có một số trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng, đặc biệt với bé có hệ miễn dịch yếu.
1.2. Cách xử lý khi bé bị cảm lạnh
Khi bé bị cảm lạnh, bố mẹ nên xây dựng một chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, vệ sinh khoa học:
- Đảm bảo con được nghỉ ngơi nhiều: Khi bị cảm lạnh, cơ thể trẻ mệt mỏi, khó chịu hơn bình thường. Việc nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đúng giờ giúp cải thiện sức đề kháng, đẩy nhanh tốc độ hồi phục sức khỏe hơn.
- Khuyến khích cho trẻ hít thở nhiều hơn: Khi khoang mũi bị hạn chế lưu thông bởi dịch nhầy, nước mũi nhiều, mẹ hãy động viên, hướng dẫn bé thở nhanh nông. Mẹ có thể gợi ý bé thở thêm bằng miệng để có thể lấy được nhiều oxy nhất và sau đó, hỗ trợ con hút bớt dịch mũi, làm thông thoáng đường thở.
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý:
- Việc nhỏ/rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể làm loãng chất nhầy, giúp trẻ dễ tống xuất chúng ra ngoài hoặc giúp mẹ dễ dàng hút dịch, vệ sinh thông thoáng khoang mũi cho con.
- Sau khi vệ sinh mũi sạch bằng nước muối sinh lý, mẹ có thể nhỏ/xịt nước muối kháng viêm từ thảo dược, vừa an toàn vừa ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn hiệu quả. Nước muối sinh lý kháng viêm Fysoline sẽ là gợi ý hoàn hảo cho mẹ lựa chọn sử dụng khi gặp tình trạng này.
- Kê cao phần đầu của bé một chút khi ngủ: Việc làm này giúp hạn chế tình trạng dịch mũi chảy đầy vào các xoang mũi gây nghẹt mũi, từ đó giúp trẻ dễ thở, ngủ ngon giấc hơn.
- Thoa dầu gió lên cơ thể bé: Dầu gió có tính ấm nóng, tinh dầu trong dầu gió giúp mũi thông thoáng, trẻ dễ thở hơn. Mẹ có thể bôi dầu gió vào ngực, lưng, khu vực 2 bên của 2 lá phổi của trẻ để giúp làm ấm phổi, hỗ trợ hô hấp lưu thông.
- Cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung thức ăn dạng lỏng: Khi bị cảm lạnh, họng của trẻ có thể sẽ hơi đau rát, khó chịu. Những món ăn dạng soup, cháo sẽ giúp trẻ dễ nuốt hơn.
Đọc ngay: Bé bị cảm lạnh sổ mũi, phải làm gì?
1.3. Trường hợp nào thì cần đưa bé đến khám bác sĩ ngay?
Khi mẹ đã thực hiện một số biện pháp trên nhưng tình trạng cảm lạnh của trẻ vẫn không thuyên giảm sau 5 ngày, trẻ vẫn ho nhiều, sổ mũi, khó thở, sốt cao, bỏ ăn, quấy khóc.. thì mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Bệnh cảm cúm
2.1. Triệu chứng của bệnh cảm cúm
Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus cúm gây ra. Hai chủng virus gây bệnh chủ yếu hiện nay là virus cúm A và B.
Bệnh này thường xảy ra hàng năm vào mùa đông xuân. Trẻ em có sức đề kháng chưa hoàn thiện rất dễ bị cảm cúm.
Bệnh cảm cúm có một số triệu chứng gần giống với cảm lạnh thông thường như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi, suy nhược. Tương tự với cảm lạnh, virus cảm cúm tác động, kích thích lớp biểu mô ở hốc mũi, gây tăng tiết dịch nhầy từ mũi.
Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu nổi bật của bệnh cảm cúm có thể phân biệt với cảm lạnh như:
- Sốt cao, thường cảm thấy ớn lạnh kèm đổ mồ hôi: Trẻ bị cảm cúm thường sốt cao trên 38 độ, run rẩy từng cơn, đổ mồ hôi lạnh. Đây là phản ứng điển hình của cơ thể để chống lại virus xâm nhập.
- Đau đầu, đau cơ, đau nhức khắp mình mẩy: Những cơn đau khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn, ngủ không yên. Cảm giác đau đớn kéo dài dai dẳng cả ngày và thường ở mức độ nặng.
- Ho khan, viêm họng: Triệu chứng ho khan do cảm cúm thường kéo dài từ 1-3 tuần kèm cảm giác ngứa họng.
Để có thể phân biệt ngắn gọn triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm, bố mẹ có thể căn cứ vào:
- Biểu hiện của bệnh cảm lạnh thường chỉ kéo dài một vài ngày, dễ thấy là chảy nước mũi kèm sốt nhẹ.
- Triệu chứng cảm cúm thường kéo dài nhiều ngày, có thể lên tới 3 tuần và nổi bật là sốt, run rẩy, đau cơ.
2.2. Cách xử lý khi bé bị cảm cúm
Sốt khi bị cảm cúm thường sốt cao hoặc rất cao. Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể bị co giật, ảnh hưởng thần kinh, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi. Ngoài ra, việc dịch nhầy ở mũi tiết ra nhiều cũng khiến bé thêm khó chịu, mệt mỏi. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể áp dụng một số cách xử lý sau:
- Lau mát bằng nước ấm: Nếu nhiệt độ dưới 38,5 độ, mẹ duy trì chườm ấm cho con để hạ sốt, không lạm dụng thuốc hạ sốt vì dễ ảnh hưởng đến chức năng gan của con.
- Cặp nhiệt độ thường xuyên cho con: Sốt do virus là sốt cao và liên tục nên cần sát sao theo dõi nhiệt độ của trẻ để kịp thời hạ sốt, tránh co giật, để lại hậu quả nặng nề.
- Bổ sung vitamin C: Tăng cường vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể của bé, giúp nhanh chóng khỏi bệnh. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C mẹ có thể cân nhắc sử dụng cho con là cam, bưởi… Có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nước ép để bé dễ uống.
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý:
- Khi bé nghẹt mũi, tiết dịch mũi nhiều, nhỏ mũi là phương pháp vệ sinh hiệu quả giúp làm loãng dịch nhầy, thông thoáng đường thở. Việc này cũng khiến chất nhầy dễ bị tống xuất ra ngoài kèm theo vi khuẩn, virus, hạn chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh.
- Sau khi vệ sinh mũi sạch bằng nước muối sinh lý, mẹ hãy nhỏ/xịt nước muối kháng viêm từ thảo dược. Mẹ nên lựa chọn dòng nước muối sinh lý kháng viêm với thành phần từ thiên nhiên, kháng viêm an toàn không chứa kháng sinh như Fysoline. Tuy nhiên, mẹ chú ý chọn đúng sản phẩm cho độ tuổi của con:
- Trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi: Dùng Fysoline vàng ống
- Trẻ từ 3 tháng tuổi: Dùng Fysoline vàng xịt
- Uống nhiều nước: Tích cực bổ sung nước, nước điện giải để tránh tình trạng cơ thể bé thiếu/mất nước trầm trọng do sốt. Hơn nữa, tăng cường uống nước cũng giúp làm loãng dịch nhầy, đẩy dịch mũi ra khỏi khoang mũi, cho đường thở thông thoáng hơn.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt: Khi sốt từ 38,5 độ trở lên, mẹ có thể cân nhắc dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Cách 4-6 tiếng dùng lại một lần nếu bé lại sốt cao trên 38,5 độ.
Tìm hiểu thêm: Top 13 việc cần làm ngay khi trẻ bị cảm cúm sổ mũi
Nếu sau một loạt phương pháp xử lý trên, mẹ vẫn không thấy tình trạng bé bị cảm sổ mũi được cải thiện thì gặp bác sĩ để tư vấn là phương án cuối cùng mẹ nên chọn. Phụ huynh cần đưa con đi khám khi có dấu hiệu như:
- Trẻ vẫn sốt cao kéo dài (trên 38 độ và trên 3 ngày)
- Trẻ ngạt mũi mãi không tiến triển (trên 14 ngày) thở tím tái
- Trẻ bỏ ăn, bỏ bú nhiều ngày, nôn nhiều
- Tai đau, chảy dịch vàng
- Mắt đỏ, có ghèn vàng
- Trẻ li bì, bị co giật, bị kích thích.
Với bài viết trên đây, hy vọng Fysoline đã phần nào giúp mẹ hiểu rõ về bệnh cảm lạnh và cảm cúm để có hướng xử lý đúng đắn nếu bé bị cảm sổ mũi do 2 bệnh lý trên. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này, mẹ hãy liên hệ Fysoline qua web Fysoline.vn hoặc hotline để được tư vấn cụ thể.
Trả lời