Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Top 8 việc cần làm ngay 

Fysoline
07/06/2021
29/10/2021

 603,837 

 603,838 

Các triệu chứng sổ mũi khiến cho trẻ sơ sinh rất khó chịu, khiến các mẹ cũng mệt mỏi không kém. Thấu hiểu được điều đó, Fysoline sẽ giúp mẹ tổng hợp lại những việc cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi ở bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm: [Trẻ sơ sinh bị sổ mũi] 7 nguyên nhân & cách điều trị mau khỏi

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Trẻ sơ sinh sổ mũi khó chịu quấy khóc, các mẹ cần phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi?

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi thường ở 2 thể chủ yếu nhẹ và nặng, tùy tình trạng mà mẹ đưa ra các hướng xử trí khác nhau.

  • Trẻ bị sổ mũi thể nặng: Nước mũi vàng, xanh đục, đặc, trẻ ho khan, sốt cao trên 39 độ. Mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để chữa trị kịp thời, tránh để lại biến chứng nguy hiểm.
  • Trường hợp trẻ bị sổ mũi ở thể nhẹ: Dấu hiệu nước mũi trong, vàng nhạt, dịch loãng, đôi khi sốt nhẹ dưới 38,5 độ, mẹ có thể bình tĩnh, quan sát kỹ trẻ và có thể áp dụng theo 8 tip dưới đây.

1. Làm sạch đường mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, dịch nhầy tăng tiết sẽ làm bít tắc đường thở, cản trở quá trình hô hấp của trẻ. Vì vậy, việc đầu tiên mẹ cần làm ngay đó là hỗ trợ con loại bỏ dịch nhầy, làm thông thoáng đường thở đồng thời có giải pháp điều trị từ nguyên nhân cho bé sớm khỏi bệnh.

1.1. Nên dùng kết hợp 2 loại nước muối sinh lý để rửa cho bé sổ mũi

Lúc này, mẹ hãy sử dụng nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy, từ đó mẹ sẽ dễ dàng hút dịch mũi ra ngoài, giúp trẻ thoải mái hơn.

Ngoài làm sạch thì việc điều trị cũng quan trọng không kém. Dịch tiết tăng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Chính vì vậy trong tình huống này, sử dụng nước muối sinh lý thường kết hợp nước muối sinh lý kháng viêm để nhỏ mũi, rửa mũi cho trẻ là một việc hết sức cần thiết. Kết hợp sử dụng nước muối sinh lý thường và nước muối sinh lý kháng viêm đem đến hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị sổ mũi, các bệnh về hô hấp cho trẻ nhỏ.

  • Nước muối sinh lý thường: Giúp rửa trôi dịch, bụi bẩn và ổ vi khuẩn trong hốc mũi. Nhưng đây chỉ mới dừng lại ở xử lý bị động, vệ sinh hốc mũi.
  • Nước muối sinh lý kháng viêm: Sẽ diệt ổ vi khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn ở mũi, hạn chế vi khuẩn xuống họng, phổi gây viêm nhiễm nặng. Sử dụng thêm nước muối sinh lý kháng viêm là giúp con chủ động làm giảm sự gia tăng của mầm bệnh, tránh rơi vào vòng tròn bệnh lý giữa viêm phổi, viêm tai và dịch mũi họng.
Nhỏ mũi kháng viêm Fysoline Vàng
Nhỏ mũi kháng viêm Fysoline Vàng

Hơn nữa, thông thường các bệnh hô hấp ở trẻ do virus gây nên. Virus ngoài môi trường xâm nhập vào mũi, kích thích cơ thể tăng dịch tiết từ đó gây nên các ổ dịch nhầy ở mũi. Kiên trì xử trí, loại bỏ các dịch mũi, cùng với hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, virus trong hốc mũi thì chỉ khoảng 5-7 ngày hết vòng đời của virus, trẻ sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc kháng sinh can thiệp.

Khi sử dụng mẹ nên chú ý, sử dụng nước muối sinh lý trước sau đó nhỏ nước muối sinh lý kháng viêm sau.

Đầu tiên, mẹ nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch dịch nhầy mũi. Sau khi đã đẩy hết dịch mũi và nước muối sinh lý còn sót lại ở khoang mũi ra ngoài, mẹ tiến hành nhỏ nước muối sinh lý kháng viêm. Thường sau 1-2 phút là thời gian tối ưu trong sử dụng kết hợp 2 loại nước muối sinh lý. Bởi nó vừa đủ để mũi sạch, không ướt và vi khuẩn cũng chưa kịp phát triển, nhỏ nước mũi sinh lý kháng viêm sẽ hạn chế nhất có thể sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh.

Chính sự kết hợp hoàn hảo công dụng làm sạch và kháng viêm của hai loại nước muối sinh lý này giúp quá trình điều trị thuận lợi, trẻ nhanh khỏi hơn.

1.2. Các bước rửa/nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Trong trường hợp trẻ sổ mũi, nhỏ mũi để lấy chất nhầy khỏi khoang mũi sẽ quyết định hiệu quả của việc rửa mũi, nhỏ mũi, Vậy, khi đã biết cần phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, các mẹ cần biết thêm các bước nhỏ mũi đúng là gì, cùng tham khảo tip dưới đây mẹ nhé.

Mẹ thực hiện nhỏ mũi theo 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Vệ sinh làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý

Các bước nhỏ mũi (áp dụng cho cả nước muối sinh lý thường và nước muối sinh lý kháng viêm):

  • Bước 1: Chuẩn bị nước muối sinh lý, khăn mềm
  • Bước 2: Sau khi làm ấm ống nước muối (ngâm trong nước nóng), mở nắp hoặc xoáy đầu nắp ống/lọ
  • Bước 3: Bế trẻ nằm ngang đùi mẹ hoặc đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi thấp. Nhỏ nước muối sinh lý vào một bên mũi với số giọt theo chỉ định ban đầu. Để 10 giây cho nước muối thẩm thấu và làm loãng dịch nhầy.
  • Bước 4: Lấy chất nhầy, dịch mũi trong hốc mũi ra ngoài.
    • Sử dụng dụng cụ hút hình chữ U: Dụng cụ này sẽ có 2 đầu, một đầu đặt mũi trẻ, một đầu mẹ dùng miệng hút dịch ra. Khi nghiêng đầu trẻ, nhỏ nước muối sinh lý vào bên mũi phía trên đồng thời đặt đầu ống hút, hút dịch chảy ra ở bên mũi phía dưới.
    • Sử dụng máy hút: Sử dụng tương tự dụng cụ hút bằng miệng nhưng tốc độ, lực hút ổn định hơn, hạn chế vi khuẩn xâm nhập trong quá trình hút hơn.
  • Bước 5: Làm tương tự với bên mũi còn lại.
  • Bước 6: Bế trẻ ngồi dậy, lau dịch chảy ra (nếu có) bằng khăn mềm, sạch. Vệ sinh và cất dụng cụ để chuẩn bị cho lần rửa/nhỏ sau.

Ngoài loại bỏ bằng cách hút dịch, mẹ có thể làm bông sâu kèn để lấy dịch nhầy. Cách này thì nhẹ nhàng hơn, trẻ ít quấy khóc hơn. Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Dùng bông để làm bông sâu kèn
  • Bước 2: Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào bông sâu kèn vừa làm
  • Bước 3: Đưa đầu bông sâu kèn vào mũi trẻ, xoay tròn, vừa xoay vừa kéo ra phía ngoài để dịch nhầy theo kén đi ra.
  • Bước 4: Thực hiện với bên mũi còn lại

Có thể dùng nhiều bông sâu kèn hơn cho mỗi bên mũi nếu dịch mũi nhiều.

Làm bông sâu kèn lấy dịch nhầy ở mũi trẻ sơ sinh
Làm bông sâu kèn lấy dịch nhầy ở mũi trẻ sơ sinh

Lưu ý:

  • Để đầu trẻ hơi thấp hơn thân khi nhỏ
  • Dùng loại nước muối sinh lý dành riêng cho trẻ sơ sinh để nhỏ.

Giai đoạn 2: Nhỏ nước muối sinh lý kháng viêm hỗ trợ điều trị sổ mũi, nghẹt mũi. 

  • Bước 1: Nhỏ nước muối sinh lý kháng viêm Fysoline Vàng. Nghiêng ống nước muối vào cạnh mũi và bóp nhẹ để vài giọt chảy vào một bên mũi. Lặp lại với bên còn lại.
  • Bước 2: Dùng ngón tay xoa nhẹ mũi để làm tan hết dịch nhầy ở sâu bên trong mũi
  • Bước 3: Đợi khoảng một vài phút dịch thừa chảy ra, dùng khăn khô thấm sạch cho trẻ.

Hiện nay, Fysoline là thương hiệu nước muối sinh lý Pháp có bộ đôi đơn liều đáp ứng nhu cầu vệ sinh và hỗ trợ điều trị khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi:

  • Fysoline Hồng: Nước muối sinh lý 100% tinh khiết, 0% chất bảo quản
  • Fysoline Vàng: Nước muối sinh lý kháng viêm từ cỏ xạ hương, không kháng sinh, không chất gây co mạch, không corticoid.

Vì vậy, nên dùng kết hợp bộ đôi Fysoline đơn liều theo 2 giai đoạn như trên để chăm sóc trẻ sơ sinh bị sổ mũi.

Nước muối sinh lý kháng viêm Fysoline Vàng
Nước muối sinh lý kháng viêm Fysoline Vàng

2. Sử dụng giấy mềm lau mũi cho trẻ sơ sinh

Việc lau dịch mũi chảy ra vừa giúp giảm khó chịu cho bé cũng làm giảm tình trạng xâm nhập của vi khuẩn, virus từ môi trường. Tuy nhiên, da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm, dễ tổn thương, dễ kích ứng.

Vì vậy khi mẹ chọn khăn, giấy lau mũi cho trẻ cần phải mềm mịn trên bề mặt, với độ dày vừa đủ. Giấy lau nên chọn loại có an toàn, không thô ráp tránh gây đau, gây đỏ rát da vùng mũi trẻ.

Ngoài việc nhỏ, rửa hay lau vệ sinh mũi cho trẻ, mẹ có thể sử dụng một số cách massage, ấn huyệt cho trẻ cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ.

3. Thoa dầu và massage lòng bàn chân

Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc Gia Hoa kỳ thì việc massage sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn, đồng thời kích thích các cơ quan hô hấp, phổi hoạt động tích cực, thúc đẩy quá trình hồi phục, giảm nghẹt mũi, sổ mũi.

Dầu massage (thường chọn dầu tràm cho trẻ nhỏ) có tính ấm, nóng, khi thoa dầu vào giúp làm ấm cơ thể bé. Thoa dầu ở phần ngực, dầu thẩm thấu giúp làm ấm phổi, giảm những khó chịu khi trẻ có những triệu chứng về bệnh hô hấp.

Dựa trên nguyên lý kết nối giữa các bộ phận trên cơ thể và các dây thần ở lòng bàn chân, bàn tay, phương pháp massage giúp tác động lên các bộ phận, giúp xoa dịu bé khi bé bị các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau bung…

Trên bản đồ dây thần kinh của cơ thể, một số vị trí như: Phần đệm lòng bàn chân, trung tâm các đầu ngón chân gắn liền với các dây thần kinh ở phổi, xoang cạnh mũi của cơ thể. Tùy vào tình trạng của bé, mẹ lựa chọn massage các bộ phận liên quan.

Cách massage:

Bước 1: Rửa sạch tay, tháo các dụng cụ sắc nhọn (nhẫn, vòng) để tránh tổn thương trẻ. Xác định đúng vị trí định massage.

Bước 2: Tiến hành massage

  • Với phần ngực: Đặt 2 lòng bàn tay lên ngực trẻ, di chuyển masage tay từ dưới lên, từ trong ra ngoài  theo chiều kim đồng hồ tạo vòng tròn xoắn ốc
  • Với phần đệm bàn chân: Dùng bụng ngón tay cái massage tiến lên và xoáy tròn cũng theo chiều kim đồng hồ hoặc di chuyển ngón tay từ dưới lên phía các ngón chân
  • Với các huyệt ở đầu ngón chân, dùng tay trỏ và tay cái cầm từng ngón chân, bấm nhẹ nhàng vào vị trí trung tâm ngón theo chuyển động tròn.

Để làm tăng hiệu quả của việc bấm huyệt, mẹ có thể sử dụng thêm dầu tràm, dầu quế xoa vào lòng bàn tay mẹ và tiến hành massage.

Lưu ý:

  • Chỉ massage cho bé một cách nhẹ nhàng, lực vừa phải
  • Mỗi khu vực chỉ nên massage từ 1-2 phút, tránh quá lâu khiến bé đau, khó chịu
  • Nếu mỗi lần massage bé khóc, không thoải mái và có phản kháng lại, mẹ nên dừng lại và chuyển vị trí khác.
  • Nên lựa chọn thời điểm em bé ngủ đủ, bú đủ, tinh thần thoải mái để thực hiện massage.
Massage lòng bàn chân giảm sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ
Massage lòng bàn chân giảm sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ

4. Day ấn huyệt trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Một phương pháp vật lý trị liệu nữa cũng được các mẹ truyền tai nhau áp dụng cho trẻ sơ sinh khi gặp tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi đó là thực hiện bấm các huyệt hỗ trợ thông mũi, sổ mũi.

Có 1 vị trí huyệt đạo liên quan mật thiết đến hô hấp của trẻ đó là huyệt nghinh hương. Đây là phương pháp khá an toàn, có thể tác động vào các mạch máu, cơ quan, dây thần kinh để lưu thông khí huyết từ đó thúc đẩy quá trình khỏi bệnh nhanh chóng hơn. Các  bước thực hiện:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt cần thực hiện. Huyệt Nghinh Hương: Nằm ở 2 bên cánh mũi, cách khoảng 0,8 – 1cm. Vị trí chính xác là giao điểm của chân mũi, rãnh mũi và miệng.
  • Bước 2: Dùng bụng ngón trỏ thực hiện day ấn liên tục vị trí huyệt khoảng 3-4 phút, ngày 4-5 lần.

Lưu ý:

  • Nếu bị nghẹt mũi bên nào thì day ấn huyệt bên mũi đó.
  • Nên day ấn nhẹ nhàng nhưng liên tục để đem đến hiệu quả và tránh làm đau trẻ.
Day ấn huyệt Nghinh hương
Day ấn huyệt Nghinh hương giảm nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ

5. Tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước gừng ấm

Gừng là một loại thảo dược thiên nhiên có tính ấm, nóng rất an toàn nên rất hay được các mẹ sử dụng cho các bé, đặc biệt là các bé sơ sinh để tắm, xông trị cảm, rôm sảy.

Nước gừng tắm cho bé giúp làm ấm cơ thể. Trong quá trình tắm, tinh dầu và hơi nước gừng xông lên mũi trẻ giúp trẻ thông mũi, giảm nghẹt mũi, sổ mũi. Nước gừng cũng giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết, tuần hoàn máu. Tắm nước gừng giúp lỗ chân lông giãn nở, kích thích toát mồ hôi, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài, giúp trẻ khoan khoái, dễ chịu hơn.

Xem thêm: Tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh trị ho, sổ mũi, cảm cúm

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ gọt vỏ củ gừng và giã nát sau đó cho vào một cái cốc có chứa ít nước sôi, để tầm 10-15 phút. Khi tinh dầu gừng thòa tan, mẹ đổ cốc nước gừng giã vào chậu nước tắm của bé.
  • Bước 2: Ngâm mình bé trong chậu nước gừng ấm khoảng 10 phút, vừa ngâm vừa tắm kết hợp massage ngực, bàn chân cho bé (lưu ý nước ngâm ngang ngực trẻ)
  • Bước 3: Sau khi tắm xong, nhanh chóng dùng khăn ấm quấn, lau khô và mặc quần áo tránh bị nhiễm lạnh.

Lưu ý:

  • Khi ngâm nên chọn phòng kín gió, nên bật thêm đèn sưởi khi ngâm, khi tắm để giữ nhiệt độ môi trường luôn ấm.
  • Sử dụng lượng gừng vừa đủ: Vì da trẻ rất mỏng, nhạy cảm. Nếu mẹ sử dụng quá nhiều gừng dễ gây nóng, rát kích ứng lên da.
  • Thời gian tắm, ngâm chỉ nên khoảng dưới 10 phút: Thời gian ngâm mình khoảng 5-10 là lý tưởng đủ để lỗ chân lông giãn nở. Bố mẹ không nên tắm hay ngâm mình trẻ trong nước lâu, nước dễ ngấm ngược vào trong cơ thể gây cảm lạnh, làm bệnh trở nên nặng hơn.
Cho trẻ tắm nước gừng
Tắm nước gừng giúp làm ấm cơ thể, lưu thông khí huyết

6. Cho trẻ sơ sinh nằm cao đầu khi ngủ

Khi trẻ bị sổ mũi, dịch mũi chứa đầy khoang mũi làm cản trở hô hấp ở trẻ. Khi trẻ nằm, các dịch đờm chảy vào các xoang mũi, bít tắc khiến việc hô hấp càng khó khăn hơn. Vậy các mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi?

Trong trường hợp này, mẹ nên kê cao đầu cho bé khi ngủ. Việc này giúp làm thẳng đường thở, các dịch không chảy vào các xoang ở mũi, không khí sẽ vào ra dễ dàng hơn, trẻ dễ thở hơn.

Tuy nhiên, mẹ cần kê đầu và hẳn một phần vai của con lên trên gối để giúp bé dễ chịu hơn và tránh gây ảnh hưởng đến cơ cổ, gây mỏi cổ và sự phát triển cơ xương cổ gáy về sau của bé.

Cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ
Cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ

7. Dùng máy tạo độ ẩm làm tăng độ ẩm trong phòng bé

Mẹ có biết, độ ẩm trong không khí thấp khiến khoang mũi cùng trở nên khô, gây cho trẻ cảm giác khó chịu, đau mũi, ngứa mũi, thậm chí xuất tiết đột ngột. Ngay cả việc thường xuyên sử dụng điều hòa trong phòng bé, độ ẩm thấp, không khí khô cũng khiến bé bị khô mũi, nhạy cảm hơn và dễ bị nghẹt mũi.

Theo các chuyên gia đầu ngành Nhi khoa, sử dụng máy tạo ẩm không khí trong phòng bé giúp bé dễ chịu, thoải mái hơn từ đó giảm tình trạng viêm mũi, viêm họng.

Máy bốc hơi nước làm không khí dịu mát, tạo độ ẩm phù hợp để cơ thể duy trì được sức đề kháng, nhất là với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Khi trẻ bị sổ mũi, dùng máy tạo ẩm giúp làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi, trẻ dễ thở hơn. Ngoài ra, với chức năng khuếch tán hơi nước trong không khí, mẹ chỉ cần nhỏ thêm một vài giọt tinh dầu gừng, tinh dầu bạc hà..sẽ giúp không khí trong phòng thơm mát hơn, sảng khoái hơn.

Mẹ nên lưu ý vệ sinh, làm sạch và thay nước trong máy hàng ngày để phòng tránh nấm mốc, vi khuẩn và đem lại hiệu quả sử dụng tối ưu.

Ngoài ra, mẹ cũng nên dùng nước muối sinh lý Fysoline để vệ sinh mắt, mũi hàng ngày cho trẻ, giúp mắt, mũi trẻ luôn khỏe mạnh mẹ nhé!

Như vậy là, với 8 tips xử trí Fysoline nêu trên đây, hy vọng mẹ đã có thể nắm rõ và tự tin biết mình phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi. Nếu mẹ còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng mình qua web Fysoline.vn hoặc số hotline 1900 6424 để được tư vấn kịp thời và chính xác.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 4438
TRẺ SỔ MŨI, NGHẸT MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ 5 CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
 814,279  Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh và hanh khô là thời điểm trẻ hay gặp phải những cơn...
thumbnail post 3841
7 Nguyên nhân sổ mũi ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả
 464,893  Nghẹt mũi hay sổ mũi ở trẻ em là trường hợp khá phổ biến. Tuy nhiên, biết được...
thumbnail post 3824
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho: Nguyên nhân và cách xử lý
 580,556  Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho là vấn đề khiến không ít bố mẹ lo lắng, “đứng ngồi...
thumbnail post 3821
Bé bị cảm sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì?
 371,054  Bé bị cảm sổ mũi là vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khi thời...
hotline image