822,822
Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh và hanh khô là thời điểm trẻ hay gặp phải những cơn sổ mũi, nghẹt mũi. Trẻ sổ mũi, nghẹt mũi lâu ngày sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu nguyên nhân và 5 cách phòng ngừa sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả cho trẻ qua bài viết sau.
1. Nguyên nhân trẻ sổ mũi, nghẹt mũi
Trước hết, bố mẹ nên xác định rõ nguyên nhân gây ra sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ để có các biện pháp chăm sóc tốt hơn. Sau đây là các nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sổ mũi, nghẹt mũi:
– Thời tiết lạnh, hanh khô cùng ô nhiễm không khí khiến niêm mạc mũi trẻ khô hơn, ít dịch tiết hơn nên nhạy cảm hơn.
– Sức đề kháng của trẻ chưa vững vàng nên dễ mắc bệnh viêm mũi, cảm lạnh, cảm cúm gây sổ mũi, nghẹt mũi
– Lạm dụng thuốc xịt thông mũi (chứa chất gây co mạch như xylometazoline,…) gây phản tác dụng, khiến tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi thêm nghiêm trọng.
– Viêm amidan hoặc viêm VA.
– Dị ứng với các tác nhân như khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật…
– Dị vật đường thở (đồ chơi nhỏ, các loạt hạt, cúc áo,…)
– Nguyên nhân khác: lệch vách ngăn bẩm sinh, polyp mũi…
2. 5 việc cần làm để phòng ngừa trẻ sổ mũi, nghẹt mũi
Phòng bệnh hơn trị bệnh. Vì vậy, cha mẹ lưu ý 5 việc cần làm sau đây để đề phòng trẻ sổ mũi, nghẹt mũi:
Chơi, ngủ trong phòng thoáng, tránh gió lùa
Môi trường sống của trẻ cần thông thoáng, sạch sẽ, có cửa kín tránh gió lùa. Môi trường ẩm thấp, ô nhiễm khiến trẻ dễ bị sổ mũi, nghẹt mũi do dị ứng hoặc do mắc viêm mũi, cảm cúm, ,…
Đảm bảo chế độ ăn dinh dưỡng, khoa học
Chế độ ăn tác động trực tiếp tới sức đề kháng của trẻ, từ đó đóng vai trò khá quan trọng trong phòng bệnh hô hấp nói chung và sổ mũi, nghẹt mũi nói riêng.
Với trẻ đang bú mẹ thì mẹ cần hấp thụ đủ dinh dưỡng cho bản thân. Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được bú sữa mẹ hoàn toàn nếu có thể.
Với trẻ đang ăn dặm thì nên ăn đủ cả 4 nhóm chất tinh bột, rau quả, thịt, dầu mỡ. Ưu tiên lựa chọn loại thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, có tác dụng phòng và trị bệnh.
>> Tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Giữ đủ ấm cho trẻ
Giữ đủ ấm tức là không để trẻ nóng quá và không để trẻ bị nhiễm lạnh. Nên kiểm tra và lau người vệ sinh cơ thể cho trẻ hàng ngày, nhất là sau khi trẻ chơi đùa. Việc làm này giúp đề phòng mồ hôi ngấm vào quần áo khiến trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm lạnh.
Nên tắm cho trẻ trong phòng ấm kín gió và tắm nhanh. Bên cạnh đó, khi cho trẻ ra ngoài, cha mẹ nên đeo khẩu trang, mặc quần áo ấm, hạn chế tới nơi đông người.
Tiêm phòng đầy đủ
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sổ mũi lai rai mùa khô hanh này chính là virus cảm cúm. Tiêm phòng cúm định kỳ hàng năm cho trẻ là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay.
4 lí do trẻ cần được tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm:
– Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh cúm (nhất là lứa tuổi từ 6 tháng – 5 tuổi). Biến chứng bệnh cúm ở trẻ em thường nguy hiểm hơn so với người lớn.
– Có nhiều chủng virus cúm, các chủng cúm biến đổi qua từng năm nên kháng thể được tạo ra từ vắc xin thường chỉ có tác dụng trong một năm, không có tác dụng với chủng năm sau.
– Các kháng thể do vắc xin cúm tạo ra suy yếu dần theo thời gian.
– Thành phần của vắc xin cúm cập nhật, thay đổi theo năm để phù hợp với các chủng cúm đang lưu hành.
Cha mẹ cũng nên tránh không để con mình tiếp xúc với những người bệnh cúm.
>> Xem thêm những lưu ý khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Vệ sinh mũi và massage
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý và massage lòng bàn chân là việc làm đơn giản, dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả cao giúp phòng ngừa trẻ sổ mũi, nghẹt mũi.
Vệ sinh bằng nước muối sinh lý 2-3 lần mỗi ngày giúp cấp ẩm cho niêm mạc mũi đồng thời loại bỏ bụi bẩn, chất nhầy và các tác nhân truyền nhiễm.
>> Hướng dẫn vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng nước muối sinh lý
Massage lòng bàn chân bằng tinh dầu tràm giúp làm nóng gan bàn chân để giữ ấm cơ thể.
3 tiêu chí lựa chọn nước muối sinh lý phù hợp cho trẻ sơ sinh
- Không chứa chất bảo quản để không gây xót hay kích ứng niêm mạc mũi mỏng manh của trẻ.
- Ống đơn liều 5ml dùng trong 24h đảm bảo vô trùng.
- Tùy mục đích sử dụng mà lựa chọn loại nước muối sinh lý phù hợp:
– Dùng hàng ngày để phòng bệnh: nên chọn loại nước muối sinh lý đơn liều NaCl 0,9% tinh khiết.
– Dùng khi sổ mũi, nghẹt mũi: nên chọn loại nước muối sinh lý bổ sung thành phần kháng khuẩn, không chất gây co mạch, không kháng sinh để cải thiện tình trạng an toàn và hiệu quả.
Đảm bảo 3 tiêu chí trên, bộ đôi Fysoline tới từ hãng dược phẩm Gifrer hơn 100 năm uy tín tại Pháp chính là lựa chọn hàng đầu của các mẹ bỉm thông thái:
– Nước muối sinh lý Fysoline: vệ sinh mắt, mũi, miệng, rốn hàng ngày.
– Nước muối sinh lý kháng khuẩn Fysoline: bổ sung chiết xuất từ cỏ xạ hương, ion đồng và glycerol giúp hỗ trợ điều trị sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả, đồng thời duy trì được độ ẩm cần thiết cho niêm mạc, hạn chế khô rát mũi do xuất tiết hay nghẹt mũi nhiều.
* Tìm hiểu thêm về các tips chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại: https://www.facebook.com/fysoline
* Hotline tư vấn: 1900 6424 (miễn phí tư vấn).
Trả lời