521,543
Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp làm sạch khoang mũi, loại bỏ được các yếu tố gây bệnh viêm mũi họng và phòng tránh các bệnh thường gặp về đường hô hấp cho bé. Vậy cách thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả? Mẹ hãy cùng theo dõi hướng dẫn từ chuyên gia nhé!
Xem thêm: 3 lý do nên rửa mũi cho bé & an toàn- đúng cách – hiệu quả
1. Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách là như thế nào?
Mũi của trẻ nhỏ tương đối ngắn, hẹp và nhỏ nên sự hô hấp bằng mũi còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, niêm mạc mũi của trẻ cũng rất mỏng và nhạy cảm, dễ bị viêm nhiễm. Vì vậy mà không phải dung dịch rửa mũi nào cũng phù hợp với bé.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh. Bởi nước muối sinh lý chỉ bao gồm 2 thành phần là nước tinh khiết (H20) và muối NaCl nên rất dịu nhẹ, phù hợp và an toàn khi sử dụng.
Hiện tại trên thị trường có 3 loại nước muối sinh lý, mỗi loại phù hợp với từng trường hợp khác nhau. Vì vậy, mẹ cần phân biệt để chọn được loại nước muối sinh lý phù hợp để rửa mũi cho bé.
Loại | Hình ảnh | Đặc điểm |
Chai dung dịch tiêm truyền | Thường được đóng vào túi, bịch. Sử dụng kèm theo bộ dây nối để truyền theo đường tĩnh mạch. | |
Lọ nước muối sinh lý nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai | Thường được đóng thành từng tép nhỏ hoặc từng lọ nhỏ 5ml, 10ml dễ dàng dùng từng giọt để nhỏ mắt, mũi, tai. | |
Nước muối sinh lý dùng rửa vết thương, súc miệng | Thường đóng vào chai lớn, có nắp vặn để dễ dàng lấy một số lượng lớn dùng cho việc rửa, súc miệng hơn. |
Trong ba loại trên, loại nước muối sinh lý nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai là phù hợp nhất để sử dụng vệ sinh mũi cho trẻ mẹ nhé!
Lưu ý: Mẹ nên chọn loại đầu bo tròn và ống đơn liều để tránh làm niêm mạc mũi nhạy cảm của trẻ bị tổn thương. Với mỗi ống nhỏ, mẹ không cần lo lực tay quá mạnh làm trẻ sặc, ngoài ra còn có thể dễ dàng vệ sinh mũi cho trẻ hơn.
1.1. Hướng dẫn vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách bằng tép nước muối sinh lý
Đối với trường hợp trẻ bị dịch nhầy ít hoặc vệ sinh đơn giản thì các mẹ có thể thực hiện như sau:
- Bước 1: Vệ sinh tay trước khi rửa mũi cho bé
- Bước 2: Cho bé ngay ngắn trên giường
- Bước 3: Nhỏ trực tiếp nước muối sinh lý vào mũi trẻ (Nhỏ 2 – 3 giọt mỗi bên). Lau khô những giọt nước muối rơi ra ngoài
- Bước 4: Dùng tăm bông nhỏ 1 – 2 giọt nước muối nhẹ nhàng moi phần gỉ mũi, dịch còn sót lại ở trong mũi cho bé.
- Bước 5: Thực hiện tương tự với mũi còn lại cho bé
Lưu ý: Nên sử dụng loại tăm bông vô khuẩn, loại dành cho trẻ sơ sinh
Xem thêm: Kinh nghiệm dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ sơ sinh
1.2. Hướng dẫn rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách bằng bóng hút mũi
Phương pháp được các mẹ sử dụng nhiều nhất khi các bé có nhiều dịch nhầy, gây nghẹt mũi, khó chịu cho bé. Chất nhầy cần được lấy ra bằng dụng cụ chuyên dụng là bóng hút mũi, quá trình thực hiện như sau:
- Bước 1: Vệ sinh tay và dụng cụ sạch sẽ trước khi vệ sinh mũi cho bé
- Bước 2: Cho bé nằm ngửa ngay ngắn trên giường, giữ hai tay bé để bé không quậy lúc vệ sinh mũi
- Bước 3: Mẹ nhỏ 3 – 4 giọt nước muối một bên mũi và giữ nguyên bé trong khoảng 1 phút.
- Bước 4: Bóp bóng hút rồi đưa vào mũi bé, khi bịt kín mũi bé thì thả nhẹ ngón tay để hút hết chất nhầy trong mũi
- Bước 5: Bóp bỏ chất nhầy ra khăn giấy và lau sạch xung quanh mũi bé
- Bước 6: Vệ sinh tay và bóng hút mũi sạch sẽ
Lưu ý nhỏ dành cho mẹ:
- Mọi khâu trước và sau khi rửa mũi cho trẻ phải luôn được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là dụng cụ dùng và tay chân.
- Mẹ không nên dùng miệng để hút mũi cho trẻ vì có thể làm bé bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
- Đặc biệt, các mẹ không nên dùng phương pháp rửa mũi bằng các dụng cụ rửa mũi cho bé lớn tuổi để áp dụng cho bé sơ sinh vì bé sơ sinh có niêm mạc mỏng, khoang mũi chưa phát triển. Nếu thực hiện sai cách dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Giải đáp các thắc mắc khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Bên cạnh việc rửa mũi cho trẻ đúng cách, mẹ thường có một số thắc mắc cần được giải đáp như sau:
2.1. Rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Trẻ có gặp nguy hiểm trong quá trình rửa mũi hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách bố mẹ rửa mũi. Nếu mẹ thực hiện đúng cách theo hướng dẫn sẽ đem lại an toàn và hiệu quả cho trẻ.
Tuy nhiên, nếu mẹ rửa mũi sai cách sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, trẻ có thể bị sặc, xước niêm mạc mũi, viêm tai giữa, khó thở,….
Dưới đây là một số cách rửa mũi sai mà mẹ nên tránh:
- Sử dụng xilanh rửa mũi. Xilanh có đầu nhọn, sắc làm xước niêm mạc, chảy máu mũi trẻ
- Rửa mũi khi trẻ đang kêu la, gào khóc làm trẻ bị ác cảm, sợ rửa mũi hoặc sặc nước muối vào phổi
- Rửa mũi mà không hút mũi, chỉ lấy giấy lau bên ngoài sẽ làm dịch nhầy bên trong bị ứ đọng, gây tình trạng sổ mũi của trẻ nặng hơn.
Theo bác sĩ khoa nhi tại Bắc Giang, đã có trường hợp bé phải cấp cứu do mẹ dùng xilanh bơm nước muối sinh lý và mũi gây sặc nước, tắc ống thở. Vậy nên, nếu các bà mẹ muốn rửa nước muối sinh lý cho bé sơ sinh thì Fysoline khuyên các mẹ nên nhờ người có chuyên môn, dụng cụ hỗ trợ là tốt nhất. Các mẹ không nên tự mình lần đầu rửa mũi cho trẻ sơ sinh. Đặc biệt là không nên dùng xilanh.
2.2. Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bao nhiêu lần?
Không phải trở sơ sinh nào cũng có tần suất rửa mũi giống nhau. Tùy vào từng trường hợp mà mỗi bé sẽ có tần suất rửa mũi phù hợp:
- Với trẻ mới sinh: Trải qua quá trình đi qua tử cung của người mẹ có thể dính một số dịch trong mũi. Do đó, thời điểm này các mẹ nên rửa mũi hàng ngày từ 1 – 3 lần cho trẻ bằng nước muối sinh lý cho đến khi hết dịch trong mũi. Mẹ có thể biết trẻ đã hết dịch hay chưa bằng cách nghe xem trẻ còn có tiếng khò khè khi thở không hay mũi có khô ráo không mẹ nhé!
- Với trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Mẹ nên rửa mũi cho trẻ từ 2 – 6 lần/ngày bằng nước muối sinh lý để giúp bé nhanh chóng cải thiện tình trạng hơn. Điều này giúp các bé nhanh loại được các chất nhầy và vi khuẩn trong mũi, giúp các bé nhanh khỏe hơn nhiều. Sau khi trẻ đỡ nghẹt mũi thì các mẹ dần giảm số lượng lần rửa mũi xuống ở mức phù hợp.
Xem thêm: Cha mẹ đã biết: Nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?
Tuy nhiên, mẹ không nên rửa mũi cho trẻ quá 6 lần/ ngày do sẽ vô tình làm mất đi lớp chất nhầy tự nhiên ở niêm mạc mũi, từ đó tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển và làm nặng hơn vấn đề của trẻ
2.3. Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng?
Cho dù bất kỳ trẻ nhỏ hay lớn tuổi các mẹ không nên làm vậy. Mẹ có thể sẽ làm vi khuẩn có hại gây bệnh cho trẻ nếu dùng miệng hút mũi. Từ đó xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây bệnh. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch chưa phát triển thì càng nên hạn chế cách này. Thay vào đó, cách tốt nhất là dùng cây tăm bông quấn sẵn hoặc bông sâu kèn và giấy mềm sạch là an toàn nhất để vệ sinh giúp trẻ.
Những vấn đề có thể xảy ra nếu mẹ dùng miệng hút mũi cho trẻ như:
- Gây nhiễm trùng mũi cho trẻ: Vi khuẩn xâm nhập làm bệnh đường hô hấp trở nặng: nước mũi chảy nhiều, chuyển sang màu, có thể ho, sốt cao,..
- Gây tổn thương niêm mạc mũi: do không kiểm soát được lực hút của miệng, làm mũi trẻ đau rát, khó chịu.
- Khả năng lây các bệnh truyền nhiễm cao: Hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, do đó dễ lây bệnh từ mẹ như cảm lạnh, cảm cúm, bệnh truyền nhiễm,….
- Gây các bệnh mãn tính về đường hô hấp: Bệnh hô hấp của trẻ sẽ nặng hơn, tiến triển thành mãn tính và cũng sẽ bị thường xuyên bị tái bệnh. Từ đó gây ảnh hưởng khôn lường đến sự phát triển của trẻ.
Bài viết trên đã giúp mẹ phần nào hiểu hơn về việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách. Nếu mẹ còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm bất cứ điều gì, vui lòng liên hệ trực tiếp với Fysoline để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Trả lời