20,892
Rửa mũi cho trẻ sơ sinh là một việc không khó nhưng với những người lần đầu làm mẹ thì thường có nhiều băn khoăn, thắc mắc trong quá trình làm sạch mũi cho trẻ. Biết được điều đó, Fysoline đã khảo sát và tổng hợp giải đáp cho 6 thắc mắc phổ biến nhất của mẹ bỉm. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây!
1. Rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh có gặp nguy hiểm trong quá trình rửa mũi hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách bố mẹ rửa mũi cho trẻ. Nếu cha mẹ thực hiện đúng cách sẽ giúp trẻ rửa sạch các bụi bẩn, vi khuẩn hay dịch nhầy có trong mũi một cách an toàn và hiệu quả với sức khỏe. Nhờ đó, trẻ sẽ nhanh chóng thuyên giảm các vấn đề trên đường hô hấp hơn.
Tuy nhiên, nếu cha mẹ rửa mũi sai cách sẽ rất nguy hiểm với trẻ sơ sinh do trẻ còn rất non nớt, chưa biết xì mũi hay khạc đờm, đồng thời lớp niêm mạc mũi cũng rất mỏng manh. Vậy nên trẻ có thể bị sặc, khó thở, xước niêm mạc mũi hay thậm chí là viêm lan sang tai giữa.
Tại Bắc Giang có trẻ phải cấp cứu do dịch rửa mũi họng chảy qua thanh quản vào khí quản gây co thắt thanh, khí quản, khiến trẻ bị khó thở cấp tính và thiếu oxy trầm trọng do mẹ dùng xi lanh bơm nước muối rửa mũi cho trẻ.
Còn có trường hợp bé phải cấp cứu vì mẹ dùng sai nước rửa mũi dẫn đến bé bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi Naphazolin (thuốc nhỏ mũi cấm dùng cho trẻ dưới 06 tuổi). Vậy nên các mẹ phải cẩn thận khi chọn nước rửa mũi cho bé sơ sinh. Đặc biệt lưu ý trẻ sơ sinh phải dùng nước muối sinh lý đạt chuẩn thiết bị y tế hạng A.
2. Khi nào nên rửa mũi cho bé sơ sinh?
Tuy việc rửa mũi đem lại nhiều lợi ích nhưng việc rửa mũi quá thường xuyên và không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến trẻ. Vậy nên, mẹ chú ý chỉ nên rửa mũi trẻ sơ sinh trong các trường hợp sau:
- Trẻ mới chào đời: Khi trẻ mới chào đời thì còn rất nhiều chất dịch từ người mẹ bám vào hốc mũi, mắt bé nên thời điểm đầu mẹ cần vệ sinh thường xuyên cho bé, đảm bảo sạch sẽ.
- Bé sơ sinh sổ mũi, nghẹt mũi, ngạt mũi: Do cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang,…
- Trẻ sơ sinh bị dị ứng: Mũi trẻ phải tiếp xúc nhiều với khói bụi, khói thuốc,..
Việc rửa mũi trong các trường hợp này sẽ giúp mũi trẻ được vệ sinh sạch sẽ hơn, khô thoáng hơn và nhanh chóng cải thiện các vấn đề trên hệ hô hấp mà trẻ đang gặp phải.
3. Nên rửa mũi trẻ sơ sinh bằng dung dịch nào?
Ở trẻ sơ sinh, mũi trẻ còn ngắn, hẹp, lớp niêm mạc mũi rất mỏng và nhạy cảm, cũng dễ bị viêm nhiễm. Theo các chuyên gia khuyến cáo, mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý phù hợp để vệ sinh mũi trẻ sơ sinh, vì thành phần của nó chỉ bao gồm nước và muối NaCl được sản xuất trên tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất nên rất dịu nhẹ, an toàn và phù hợp để vệ sinh cho mũi trẻ.
Trên thị trường hiện nay có 4 loại nước muối sinh lý
Loại | Hình ảnh | Đặc điểm |
Chai dung dịch tiêm truyền | Thường được đóng vào túi, bịch. Thường sử dụng kèm theo bộ dây nối để truyền theo đường tĩnh mạch | |
Lọ nước muối sinh lý nhỏ mắt, nhỏ mũi | Thường được đóng thành từng tép nhỏ hoặc từng lọ nhỏ 10ml dễ dàng dùng từng giọt để nhỏ mắt, mũi, tai. | |
Nước muối sinh lý dùng rửa vết thương, súc miệng | Thường được đóng thành từng chai lớn, có nắp vặn để dễ dàng lấy một số lượng lớn dùng cho việc rửa, súc miệng hơn. | |
Nước muối cho trẻ sơ sinh |
Đơn liều: 5ml nên chỉ dùng trong 24h, tránh nhiễm khuẩn chéo Đầu ống tròn nhẵn: An toàn cho bé sơ sinh, không gây xước niêm mạc mũi. Thành phần nước muối tinh khiết, không chứa chất bảo quản + tiêu chuẩn vô trùng cao. |
Trong bốn loại trên, loại nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh là phù hợp nhất để sử dụng vệ sinh mũi cho trẻ từ 0 ngày tuổi mẹ nhé!
Ngoài ra, mẹ nên chọn những loại nước muối sinh lý có đầu bo tròn để tránh làm niêm mạc mũi nhạy cảm của trẻ bị tổn thương. Với mỗi ống nhỏ, mẹ cũng không cần lo lực tay quá mạnh làm trẻ sặc, ngoài ra còn dễ dàng vệ sinh mũi cho trẻ hơn.
4. Rửa mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng?
Mẹ có thể tham khảo qua các bước theo video hướng dẫn dưới đây về cách rửa mũi cho bé sơ sinh đúng cách
Đầu tiên, các mẹ cần chuẩn bị:
- Nước muối sinh lý đơn liều
- Khăn (gạc)
- Tăm bông
- Đồ hút mũi bằng cao su
Các bước vệ sinh mũi cho trẻ như sau:
Bước 1: Dùng khăn gạc chấm sạch hai bên mũi cho trẻ, nên sử dụng khăn gạc riêng cho mỗi bên để tránh lây lan vi khuẩn.
Bước 2: Sau khi lau sạch sẽ chúng ta dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi cho trẻ. Khi thực hiện chúng ta nên ngửa đầu trẻ lên một chút.
Bước 3: Dùng tay di di xoa nhẹ mũi trẻ để làm tan hết cả dịch nhầy ở sâu bên trong
Bước 4: Các con không tự hắt xì ra được thì chúng ta nên dùng tăm bông nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh sạch bên trong mũi trẻ.
Hoặc mẹ cũng có thể sử dụng bóng hút mũi cao su có đầu mềm để hút dịch trong mũi trẻ ra, tránh gây tổn thương niêm mạc mũi trẻ
Chú ý: Khi thấy mũi trẻ xuất tiết dịch mũi vàng, xanh thì tăng tần suất rửa mũi lên 6 – 8 lần/ngày để đảm bảo mũi trẻ được làm sạch
Bước 5: Sau khi vệ sinh xong bằng nước muối sinh lý cần nhỏ thuốc điều trị nếu có chỉ định của bác sĩ.
5. Một số câu hỏi về rửa mũi cho bé sơ sinh
Bên cạnh việc vệ sinh đúng cách cho trẻ, mẹ thường sẽ có những thắc mắc trong quá trình vệ sinh cho trẻ như sau:
5.1. Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng xilanh không?
Phương pháp rửa mũi bằng xi lanh là một phương pháp sử dụng lực mạnh đẩy một dòng nước vào trong mũi để loại bỏ các chất nhầy, bụi bẩn, vi khuẩn có trong mũi trẻ ra ngoài.
Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, mẹ không nên tự ý sử dụng xilanh để rửa mũi cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lý do là mẹ thường khó kiểm soát được lực, dẫn đến xảy ra các trường hợp như sau:
- Trẻ bị sặc khi dùng xilanh rửa mũi cho trẻ: Khi mẹ bơm một lượng nước mạnh và nhanh vào mũi làm trẻ không kịp phản ứng, dẫn tới hiện tượng trẻ bị sặc. Điều này làm trẻ khó chịu và còn có thể gây tắc nghẽn hệ hô hấp của trẻ đó mẹ.
- Niêm mạc mũi bị tổn thương: Niêm mạc mũi trẻ rất mỏng manh, nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương bởi dòng nước từ xilanh. Bên cạnh đó, đầu xilanh vừa sắc lại vừa nhọn, lại không hoàn toàn vô khuẩn nên nếu không cẩn thận sẽ rất dễ làm mũi trẻ bị trầy xước, chảy máu và dễ bị viêm nhiễm hơn.
- Nguy cơ gây viêm họng và tai giữa: Chắc mẹ đã biết tai mũi họng là các bộ phận trong cơ thể thông với nhau. Do đó, khi mẹ rửa mũi cho trẻ bằng xilanh, dòng nước đưa vào mũi sẽ kéo theo chất bẩn, dịch nhầy tràn xuống họng hoặc vào tai gây viêm nhiễm. Từ đó, các triệu chứng và vấn đề mà trẻ gặp phải sẽ bị tiến triển nặng hơn.
5.2. Rửa mũi cho trẻ sơ sinh nhiều có tốt không?
Các chuyên gia Nhi khoa khuyên mẹ chỉ nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh 1 đến 3 lần mỗi ngày vào các thời điểm sáng, chiều, tối để giúp bé loại bỏ hết bụi bẩn và giúp thông thoáng hệ hô hấp hơn.
Trong các trường hợp trẻ sơ sinh mắc các vấn đề hô hấp như cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang thì mẹ nên tăng tần suất lên 2 – 6 lần mỗi ngày tùy theo tình trạng của bé.
Với trẻ sơ sinh mắc phải tai mũi họng mãn tính như viêm xoang, viêm xoang mũi mãn tính hoặc viêm mũi dị ứng thì mẹ nhớ vệ sinh liên tục cho bé trong 3 tháng với tần suất 1 – 3 lần mỗi ngày mẹ nhé!
Nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?
Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên rửa mũi cho trẻ quá thường xuyên bằng nước muối sinh lý vì: Mũi trẻ có cơ chế tự điều hòa các hoạt động và tự vệ sinh. Nếu mẹ vệ sinh mũi quá thường xuyên sẽ làm chất nhầy tự nhiên có trong mũi bị mất đi, làm mất độ ẩm và không ngăn được bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào trẻ gây bệnh. Do đó, mũi sẽ dễ viêm nhiễm hơn.
Không chỉ vậy, dùng nước muối quá thường xuyên sẽ làm khô, kích ứng niêm mạc mũi, làm mũi dễ chảy dịch và viêm nhiễm hơn.
5.3. Cách vệ sinh mũi cho bé sơ sinh bị ngạt mũi như thế nào là đúng?
Trong trường hợp trẻ bị ngạt mũi, thông thường trẻ vẫn sẽ tự khỏi (ngạt mũi sinh lý) kể cả nếu không được điều trị gì. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch cho mũi trẻ hơn và hỗ trợ làm giảm tình trạng ngạt mũi của trẻ hơn. Mẹ có thể tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị khò khè
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo clip BSCKII Đặng Thị Kim Huyên (Trưởng khoa khám bệnh – BV Nhi đồng 2) hướng dẫn cách vệ sinh trị ngạt mũi cho bé:
5.4. Rửa mũi trẻ sơ sinh bị sặc thì phải làm sao?
Trong trường hợp đang rửa mũi cho trẻ thì sặc, mẹ nên dừng ngay thao tác và nâng đầu trẻ cao hơn. Đồng thời, cũng từ đó mẹ nên điều chỉnh lại lực tay mình để lần sau không làm trẻ bị sặc nữa.
Như vậy, Fysoline đã giải đáp hết thắc mắc cho mẹ về những vấn đề xảy ra trong việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh rồi. Nếu mẹ còn băn khoăn hay cần tư vấn thêm về bất cứ điều gì liên quan đến rửa mũi cho trẻ, vui lòng liên hệ trực tiếp với qua hotline 1900 6424 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
TOP 5 sai lầm khó tránh khỏi khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Trả lời