131,456
Khi mới ra đời, hệ hô hấp của trẻ rất nhạy cảm và yếu ớt. Do đó, triệu chứng trẻ sơ sinh bị khò khè thường xuyên xuất hiện, khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Cách xử trí và chữa cho trẻ như thế nào, hãy cùng Fysoline tìm hiểu kỹ hơn ngay dưới đây nhé.
XEM THÊM: Cảnh báo hậu quả khi trẻ bị ngạt mũi lâu ngày, cần chữa trị ngay!
Trẻ sơ sinh khò khè là hiện tượng hay gặp ở trẻ sơ sinh, còn tùy thuộc các biểu hiện đi cùng thì mới kết luận được trẻ sơ sinh khò khè có sao không? Chi tiết từng trường hợp đọc ngay bài viết dưới đây.
1. Trẻ sơ sinh bị khò khè là hiện tượng gì?
Trẻ sơ sinh bị khò khè là tình trạng khi trẻ sơ sinh thở tạo ra một âm thanh như tiếng huýt sáo cao do luồng không khí thổi qua các đường thở bị hẹp và chèn ép sẽ trở nên hỗn loạn, gây ra những rung động lên thành của đường thở. Chính rung động này tạo ra tiếng thở khò khè ở trẻ sơ sinh
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh thở khò khè
Thông thường, tiếng khò khè sẽ phát ra khi trẻ thở ra. Nhưng ở trường hợp đường thở bị co hẹp quá nhiều, tiếng khò khè có thể phát ra ngay cả khi hít vào. Âm thanh này khó nghe thấy bằng tai bình thường, Vì vậy, để nhận biết trẻ sơ sinh có bị khò khè hay không, cha mẹ có thể áp sát tai của mình vào gần miệng trẻ, mẹ có thể nghe thấy tiếng gần như tiếng ngáy, hoặc tiếng gió rít. Khi nặng hơn sẽ thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức
Ngoài ra, mẹ có thể nhận biết trẻ sơ sinh bị khò khè trong lúc ngủ thông qua một só dấu hiệu sau:
- Trẻ thở không đều, thở dốc
- Trẻ thở rít, khàn tiếng
Trong nhiều trường hợp khó có thể nghe được trẻ sơ sinh bị khò khè bằng tai thông thường. Lúc này, bác sĩ có thể sử dụng ống nghe để phát hiện triệu chứng này ở trẻ.
3. Phân biệt tiếng khò khè với nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
Đa số cha mẹ không phân biệt được tiếng bé thở khò khè với khụt khịt hoặc nghẹt mũi. Bởi trên thực tế chúng có biểu hiện gần như rất giống nhau khiến mẹ khó phân biệt được. Cha mẹ nên phân biệt rõ tiếng thở khò khè của bé với nghẹt mũi để có cách xử lý kịp thời.
Nghẹt mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh bởi trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mùi, trong khi kích thước lỗ mũi ở trẻ sơ sinh còn nhỏ dẫn đến dễ bị tắc khi bị cảm ho làm xuất hiện tiếng khụt khịt, nghẹt mũi ở trẻ.
Để nhận biết mẹ có thể nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý nhỏ mũi làm thông thoáng mũi, sau đó chờ khoảng vài phút nghe lại, nếu bé thở êm hơn trước thì bé chỉ bị nghẹt mũi. Còn tiếng thở khò khè sẽ không thuyên giảm. Lúc này mẹ sẽ tiếp tục quan sát và theo dõi các biểu hiện của con để có cách xử lý tiếp theo.
4. Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị khò khè
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị khò khè. 4 nguyên nhân chính điển hình cần kể tới
- Trẻ sơ sinh thở khò khè do bé chỉ thở bằng mũi mà chưa biết cách thở bằng miệng. Lúc này mẹ chỉ cần tăng tiết dịch như sổ mũi sẽ làm trẻ bị nghẹt mũi và thở khò khè
- Do hen suyễn: Hen suyễn dẫn đến sự nhạy cảm của niêm mạc đường hô hấp với các yếu tố kích thích từ môi trường, gây viêm, kích ứng niêm mạc khiến trẻ sơ sinh bị khò khè, khó thở, tức ngực
- Do dị ứng: Khi gặp phải tác nhân dị ứng trong không khí, cơ thể sẽ có phản ứng dữ dội, làm co đường thở. Đường dẫn khí bị nhỏ lại, khiến không khí đi qua khó khăn, tạo ra tiếng khò khè, tiếng rít.
- Do bệnh trào ngược thực quản: Trào ngược thực quản là tình trạng dịch dạ dày không nằm yên trong dạ dày, mà bị trào ngược lên thực quản. Khi này, dịch dạ dày có thể tiếp xúc với vùng hầu họng, thậm chí là tràn một ít sang khí quản. Do bị axit ăn mòn và kích thích, đường hô hấp tại các vị trí này sẽ bị sưng viêm, làm thu hẹp đường dẫn khí. Đây chính là nguyên nhân gây tắc nghẽn khiến trẻ thở khó khăn tạo ra tiếng khò khè.
- Do nhiễm trùng đường hô hấp: Nhiễm trùng đường hô hấp khiến đường thở bị thu hẹp do sưng viêm, phù nề. Các dịch tiết sinh ra cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tắc nghẽn, khiến âm thanh khò khè xuất hiện. Nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh cũng gây ra tiếng khò khè ở trẻ nhưng ít, thường thì chỉ gây tiếng ồn khi thở. Các nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.. thì trẻ thường xuất hiện thở khò khè nặng kèm theo hiện tượng sốt, ho,
5. Hậu quả khi trẻ sơ sinh khò khè kéo dài
- Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, khi trẻ thở khò khè, mẹ cần đưa ngay đến gặp bác sĩ, vì ở tuổi này, tình trạng bé thở khò khè có thể diễn biến rất nhanh thành bệnh nguy hiểm.
- Với trẻ nhỏ, thở khò khè kéo dài 3-4 tuần đem đến rất nhiều hệ lụy:
- Trẻ quấy khóc nhiều ngày khiến cơ thể trẻ mỏi mệt, bố mẹ stress
- Trẻ kém ăn, sút cân, suy dinh dưỡng.
- Các cơ hô hấp như lồng ngực, phổi phải co bóp gắng sức để lấy đủ oxy nuôi cơ thể, có thể dẫn đến xẹp phổi, các bệnh lý nguy hiểm khác cho trẻ.
- Trẻ thiếu oxy nuôi cơ thể, nồng độ SPO2 luôn thấp gây da nhợt nhạt, lâu dần dễ đến đến thiếu máu.
Vậy, khi trẻ bị khò khè kéo dài, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm ra phương hướng điều trị sớm và hiệu quả nhất.
6. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị khò khè
Bên cạnh việc uống thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ cũng nên thực hiện một số biện pháp đơn giản tại nhà để làm giảm tình trạng ho, thở khò khè, có đờm, khó thở ở trẻ nhỏ như sau:
6.1. Vệ sinh mũi sạch sẽ, nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Nên sử dụng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% để vệ sinh sạch sẽ mũi họng, giúp loại bỏ dịch nhầy, tiêu diệt vi khuẩn, làm thông thoáng đường thở và ngăn ngừa vi khuẩn trú ngụ từ đó làm giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị khò khè
Lưu ý nên lựa chọn nước muối sinh lý đẳng trương, đơn liều, vô khuẩn và không có chứa chất bảo quản.
Hướng dẫn cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng các bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh mũi: khăn sạch, nước muối sinh lý. Lưu ý: nên chọn nước muối sinh lý đẳng trương, vô trùng và không có chất bảo quản.
- Bước 2: Đặt bé nằm ngửa, tay giữ đầu nghiêng sang một bên.
- Bước 3: Đặt đầu lọ nhỏ gần cửa mũi trẻ, bóp nhẹ ống nước muối 2-3 giọt vào mỗi bên mũi.
- Bước 4: Lặp lại động tác trên với bên mũi kia.
- Bước 5: Bế bé ngồi dậy, dùng khăn sạch lau nước mũi chảy ra ngoài mũi trẻ. Với những trẻ lớn, mẹ cho trẻ ngồi dùng bình xịt, xịt nước muối sinh lý vệ sinh mũi, sau đó cho trẻ tự xì mũi và dùng khăn lau sạch.
Cha mẹ có thể tham khảo cách vệ sinh mũi theo video này.
6.2. Giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị khò khè bằng cách thay đổi tư thế ngủ của trẻ
Thay đổi tư thế ngủ có thể giúp trẻ thở dễ dàng hơn, giảm khò khè và giúp trẻ ngủ ngoan hơn.
Cha mẹ nên kê một chiếc gối mỏng ở dưới đầu của trẻ khi ngủ, giúp đường thở thẳng, trẻ dễ thở và giảm khò khè
6.3. Giữ ấm cho trẻ
Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị khò khè, Cha mẹ cần lưu ý giữ ấm cổ, ngực cũng như tai, mũi họng cho trẻ.
Nếu trẻ được nằm trong phòng điều hòa, cha mẹ nên đặt bình phun nước tạo độ ẩm cho không khí và không nên để trẻ nằm trực tiếp dưới luồng gió của điều hòa.
Nếu bật quạt máy, thì không nên để gió trực tiếp vào mặt trẻ.
6.4. Cho bé uống nhiều nước giúp giảm tình trạng bé thở khò khè
Đối với bé đủ lớn và đã ăn dặm, ngoài sữa, cha mẹ nên uống thêm nước lọc hoặc nước hoa quả.
Cung cấp đủ nước như vậy sẽ giúp ngăn ngừa mất nước (do đường hô hấp tiết dịch), tăng hoạt động trao chất, làm dịu cổ họng, sạch họng, giúp loãng đờm từ đó giảm bớt tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè.
6.5. Cho bé bú sữa nhiều hơn
Với trẻ còn đang bú mẹ, mẹ nên cho bé bú tăng cường để làm loãng đờm, tăng dưỡng chất cũng như tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khỏi bệnh nhanh hơn.
6.6. Massage ngực và cổ cho bé trước khi đi ngủ
Trước khi đi ngủ, hoặc khi trẻ quá khó chịu vì thở khò khè, cha mẹ nên massage vùng ngực, cổ cho trẻ thật nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Hành động này sẽ giúp khí huyết lưu thông, làm ấm đường thở cho trẻ, cũng như giảm bớt khó thở, cải thiện tình trạng khò khè.
6.7. Một số mẹo dân gian
Ngoài các biện pháp trên, mẹ cũng có thể sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên có sẵn tại nhà để giảm bớt tình trạng ho khò khè cho trẻ:
- Gừng:
Gừng có tính ấm, tan đờm, nên thường được sử dụng trong điều trị viêm họng, viêm đường hô hấp.
Để giảm bớt tình trạng trẻ sơ sinh bị khò khè, chỉ cần rửa sạch, thái nhỏ và luộc tầm 5 phút, lọc lấy nước, đợi nguội rồi cho trẻ uống nước gừng đó. Ngày từ 2-3 lần. Có thể pha thêm đường phèn để dễ uống hơn.
- Dầu mù tạt:
Mù tạt có tác dụng làm thông đường thở nhanh chóng, giảm cảm giác khó chịu do khó thở, tắc nghẽn củ.
Cách dùng: Mẹ đun ấm dầu mù tạt cùng long nhãn, chà vào lưng, ngực để mát xa nhẹ nhàng cho trẻ.
- Quả sung:
Dinh dưỡng trong quả sung có tác dụng rất tốt trong điều trị khò khè tại nhà trong dân gian. Sắc nước quả sung uống có thể giảm bớt khó thở, tiêu đờm và cải thiện đường hô hấp.
XEM THÊM: Top 9 cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh CHA MẸ cần “DẮT TÚI”
7. Cách chăm sóc khi bé thở khò khè
Khi trẻ sơ sinh bị khò khè, mẹ lưu ý những vấn đề sau để chăm sóc bé được hiệu quả:
- Giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh, nhất là giữ ấm vùng cổ, ngực, tai
- Tạo thói quen đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để giữ ấm mũi, họng và hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập
- Vệ sinh răng miệng, họng mỗi ngày bằng súc miệng nước muối sinh lý, đánh răng sáng tối
- Không nên ngoáy mũi nhiều, hay dùng vật nhọn sắc cho vào mũi dễ gây tổn thương niêm mạc mũi, vi khuẩn xâm nhập dễ dàng
- Tuyệt đối không được tự ý dùng kháng sinh khi chăm sóc trẻ tại nhà, phải tuân theo chỉ định của bác sĩ nếu có dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh
- Có thể nhỏ mũi để vệ sinh hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Fysoline là dòng nước muối sinh lý an toàn, vô khuẩn có thương hiệu và uy tín nên được rất nhiều mẹ lựa chọn
8. Khi nào cần đưa trẻ bị khò khè tới bệnh viện?
Trong quá trình chăm sóc cho bé, nếu tình trạng trẻ sơ sinh bị khò khè không tiến triển hoặc nặng hơn thì mẹ nên cho bé đi bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt:
- Trẻ bị khó thở, thở khò khè, tím tái. Nhất là trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi, khi có dấu hiệu khò khè hay khó thở mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay
- Trẻ điều trị ho, khò khè tại nhà từ 3-4 tuần không đỡ, hay nặng hơn
- Trẻ có tiền sử bị hen suyễn hay một số bệnh lý liên quan đến hô hấp.
- Trẻ khó thở, ho có kèm theo sốt, nôn trớ.
- Tùy tình trạng nhẹ hay nặng, bác sĩ sẽ quyết định cho trẻ về nhà chữa trị hay ở lại viện để theo dõi và điều trị.
Trên đây là một số kinh nghiệm xử trí, chăm sóc trẻ sơ sinh bị khò khè, khó thở. Cha mẹ hay luôn ghi nhớ những kiến thức này để có thể chăm sóc con thật tốt, và phát hiện, điều trị các dấu hiệu bất thường sớm nhất có thể nhé.
Trả lời