Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh CHA MẸ cần “DẮT TÚI”

Fysoline
24/07/2020
18/10/2021

 9,866 

 9,867 

Với cơ thể non nớt nhạy cảm, trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi rất dễ bị nghẹt mũi. Do đó, cha mẹ nên biết cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh để có thể giúp trẻ vượt qua những năm tháng đầu đời dễ dàng hơn. Hãy cùng Fysoline khám phá 9 cách hiệu quả nhất ngay dưới đây.

Cảnh báo hậu quả khi trẻ bị ngạt mũi lâu ngày, cần chữa trị ngay!

1. Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Để trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh trong những trường hợp nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây.

1.1. Vệ sinh mũi sạch sẽ

Bụi bẩn từ môi trường khi hít vào sẽ được hệ thống lông mũi và dịch mũi tự nhiên trong hốc mũi giữ lại, tạo thành gỉ mũi, tập kết ở ngay cửa mũi. Nếu như cha mẹ không vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày, những mảng gỉ mũi này sẽ đầy dần lên, gây cản trở hô hấp ở trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh, vốn có đường thở nhỏ.

Với cấu tạo mũi nhỏ, hẹp và chưa hoàn thiện của trẻ sơ sinh, để vệ sinh mũi, cha mẹ nên dùng tăm bông nhỏ, tẩm ướt nước muối sinh lý để làm mềm, nhẹ nhàng lấy gỉ mũi ra ngoài, làm thông thoáng khoang mũi cho trẻ.

Các bước vệ sinh mũi cho trẻ:

  • Bước 1: Chuẩn bị nước muối sinh lý, khăn sạch, gạc, tăm bông
  • Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý vào đầu tăm bông sạch
  • Bước 3: Đưa đầu tăm bông vào một bên mũi trẻ, nhẹ nhàng lựa đưa gỉ mũi, dịch nhầy ra ngoài
  • Bước 4: Dùng tăm bông sạch khác và thực hiện tương tự bên mũi còn lại
  • Bước 5: Cuối cùng, dùng khăn sạch lau ngoài mũi trẻ

Lưu ý: Với niêm mạc mũi trẻ sơ sinh còn non, yếu dễ kích ứng, cha mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý dạng đơn liều, đảm bảo độ vô khuẩn, an toàn và không có chất bảo quản để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ.

Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tốt nhất là nên vệ sinh mũi cho trẻ 1-2 lần/ngày hoặc bất cứ khi nào trẻ có nhiều gỉ mũi

1.2. Chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Với trẻ sơ sinh, việc sử dụng nước muối sinh lý dạng đơn liều, đảm bảo độ vô khuẩn để nhỏ mũi, vệ sinh mũi là một phương pháp đơn giản nhưng đem lại hiệu quả rất cao trong quá trình phòng và điều trị các bệnh lý về hô hấp.

Tùy từng tình trạng mà bố mẹ có thể lựa chọn cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý chuyên dụng khác nhau.

  • Trường hợp trẻ nghẹt mũi sinh lý:
    • Dịch tiết trong quá trình sinh nở còn sót lại có thể gây nên hiện tượng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, tình trạng này ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và có thể xử lý dứt điểm bằng nước muối sinh lý vô khuẩn.
    • Cha mẹ có thể sử dụng Fysoline Hồng, nhỏ mũi để làm loãng làm loãng và dễ dàng loại bỏ dịch tiết, giúp mũi trẻ thông thoáng hơn.
  • Trường hợp nghẹt mũi bệnh lý:
    • Khi gặp phải một số tác nhân gây bệnh nào đó, trẻ có thể bị viêm mũi, nghẹt mũi kèm theo ho, chảy nước mũi… Khi này, cha mẹ không chỉ cần loại bỏ chất dịch nhầy ở mũi cho trẻ, mà cần có loại bỏ tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa bệnh chuyển nặng.
    • Lúc này, nước muối sinh lý kháng viêm Fysoline Vàng với thành phần từ thiên nhiên (chiết xuất lá Thymol, Đồng) và glycerol, không chứa kháng sinh sẽ giúp mẹ làm giảm và hỗ trợ điều trị hiệu quả các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở con.

Lưu ý: Khi điều trị viêm đường hô hấp trên bằng nước muối sinh lý Fysoline Vàng, chỉ nên dùng từ 5-7 ngày trong một đợt điều trị.

Cha mẹ cần lưu ý áp dụng đúng cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị khăn sạch, nước muối sinh lý Fysoline Hồng hoặc Vàng.
  • Bước 2: Đặt trẻ nằm ngửa, một tay giữ đầu nghiêng trẻ nghiêng sang một bên
  • Bước 3: Mở nắp ống nước muối bằng cách xoay nhẹ đầu ống, đưa gần cửa một bên mũi
  • Bước 4: Bóp nhẹ nhàng 2-3 giọt vào một bên mũi
  • Bước 5: Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại
  • Bước 6: Chờ 3-5 giây, sau đó dùng khăn sạch lau nước thừa chảy ra cửa mũi trẻ.
    Thực hiện thêm một vài lần mỗi bên mũi nếu dịch mũi đặc và nhiều.

1.3. Dùng máy hút mũi

Trẻ sơ sinh chưa thể tự xì mũi. Do đó, cha mẹ nên dùng máy hoặc dụng cụ hút mũi, để hỗ trợ làm sạch mũi cho trẻ dễ dàng và triệt để hơn.

Các bước hút mũi cho trẻ:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ hút mũi, khăn sạch, Fysoline Hồng
  • Bước 2: Đặt trẻ nằm ngửa, tay giữ đầu trẻ nghiêng sang một bên
  • Bước 3: Nhỏ 3-5 giọt nước muối sinh lý vào một bên lỗ mũi. Đặt đầu vòi hút mũi vào bên mũi dưới của trẻ và hút để lấy dịch và nước muối ra.
  • Bước 4: Thực hiện một vài lần nếu dịch mũi đặc, nhiều
  • Bước 5: Đổi bên mũi kia và thực hiện tương tự các bước trên khi thấy nước hút ra trắng, loãng đảm bảo hết dịch nhầy ở mũi.
  • Bước 6: Dùng bông khô, sạch lau nước muối còn sót lại ở mũi trẻ và vệ sinh dụng cụ rửa mũi trước khi cất đi.
Vệ sinh mũi bằng dụng cụ hoặc máy hút mũi
Vệ sinh mũi bằng dụng cụ hoặc máy hút mũi cho trẻ sẽ giúp quá trình vệ sinh mũi dễ dàng hơn

1.4. Mẹo trị nghẹt mũi bằng tinh dầu

Một số tinh dầu có tính kháng khuẩn giúp thông mũi, giảm mệt mỏi cho người bệnh. Một trong các loại tinh dầu được sử dụng nhiều nhất là: Tinh dầu bạc hà, tinh dầu hành tây…

  • Dầu bạc hà:

Chất Menthol có trong tinh dầu bạc hà có tác dụng làm giãn nở các mạch máu trong khoang mũi, không khí đi vào trong dễ hơn, bé dễ thở hơn.
Cha mẹ chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào máy khuếch tán tinh dầu, giúp tinh dầu lan ra khắp phòng giúp làm sạch không khí. Hương thơm dịu nhẹ, man mát của bạc hà sẽ giúp bé ngon giấc hơn, dễ chịu hơn.

  • Tinh dầu hành tây:

Với các chất kháng viêm có sẵn trong hành tây, tinh dầu hành tây giảm tình trạng nghẹt mũi, loại bỏ các chất nhầy trong mũi trẻ
Mẹ cần cắt 1 củ hành tây, sau đó giã nát để tạo ra nhiều tinh dầu. Cho hành tây đó và 1 cái cốc, đậy lên bằng 1 cái khăn vải sau đó đưa ra mũi trẻ để trẻ ngửi đến khi dễ thở, hết nghẹt mũi.

Lưu ý:

  • Mùi hành tây rất khó chịu nên không để trẻ ngửi quá lâu, nếu để dây lên mắt trẻ sẽ bị cay mắt.
  • Cần đảm bảo trẻ không bị dị ứng với tinh dầu
  • Cần chọn tinh dầu phù hợp cho bé, không tự tiện bôi tinh dầu thô lên da bé.
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu hành tây
Tinh dầu có thể giúp trẻ thoát khỏi tình trạng nghẹt mũi nhanh chóng

1.5. Cho trẻ tắm nước ấm

Nước ấm là cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh giúp làm sạch cơ thể, thông thoáng lỗ chân lông, lưu thông khí huyết, giúp làm giảm tình trạng tiết dịch và phù nề trong mũi. Hơi nước bốc lên khi tắm cũng giúp làm ấm mũi, loãng dịch nhầy, giúp dịch nhầy dễ thoát ra ngoài, đường thở thông thoáng và trẻ dễ thở hơn.

[Chia sẻ] Kinh nghiệm vệ sinh cho trẻ sơ sinh đúng cách

1.6. Massage trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Massage có tác dụng tăng cường lưu thông máu, làm thông thoáng đường thở, giúp giảm ứ đọng dịch tiết hô hấp, cải thiện tình trạng khó thở, nghẹt mũi.

Cha mẹ có thể tham khảo cách massage trị nghẹt mũi cho trẻ như sau:

  • Bước 1: Xoa đều tay cho tay ấm lên bằng một ít tinh dầu
  • Bước 2: Tiến hành xoa bóp vùng ngực cho trẻ
  • Bước 3: Massage huyệt Nghinh hương ở 2 bên cánh mũi.
  • Bước 4: Dùng 2 đầu ngón tay vuốt dọc 2 bên sống mũi kéo xuống cánh mũi

Lưu ý: Nên sử dụng 2 ngón tay út khi massage trị nghẹt mũi và thao tác nhẹ nhàng tránh gây tổn thương, gây xước da trẻ.

Massage trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Massage mũi và ngực có thể làm giảm nghẹt mũi

1.7. Nâng cao đầu trẻ khi ngủ

Cha mẹ nên cho trẻ nằm đầu cao hơn một chút để đường thở của trẻ thẳng, giúp trẻ dễ thở hơn, cải thiện được tình trạng khó thở.

Hoặc cha mẹ cũng có thể nâng nhẹ phần đầu của nệm, giường, cũi lên một chút, không nên nâng quá cao hay đặt gối dưới đầu bé vì tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

Với trẻ sơ sinh, không nên để trẻ gối đầu quá cao. Do đó, cách hay nhất mẹ có thể làm là đặt một cái khăn bên dưới đầu trẻ, hoặc dùng gối chuyên dụng cho trẻ sơ sinh. Vừa giúp trẻ dễ thở và yên giấc, vừa giữ cho cột sống của trẻ được thẳng.

1.8. Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí

Không khí khô, lạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến khô mũi họng và viêm, nghẹt mũi. Các bé nằm phòng điều hòa thường xuyên mà gian phòng không được cung cấp độ ẩm, thì niêm mạc mũi càng dễ bị khô, dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập.

Việc sử dụng máy làm ẩm không khí, có thể thêm một vài giọt tinh dầu để giúp không khí trong phòng sạch hơn và luôn duy trì độ ẩm thích hợp hỗ trợ tốt trong phòng và điều trị nghẹt mũi ở trẻ.

Sử dụng máy tạo độ ẩm khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Sử dụng máy tạo độ ẩm còn giúp không khí trong phòng sạch hơn

1.9. Xông hơi

Xông hơi giúp hơi nước khuếch tán, đi tới được vào từng ngóc ngách của khoang mũi và đường thở. Nhờ đó, có thể làm dịch nhầy loãng ra và dễ dàng chảy ra ngoài, giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh.

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng xông hơi là cha mẹ có thể đưa trẻ vào trong nhà tắm, đóng cửa và xả nước nóng ra để bé hít hơi ấm của nước trong vài phút…

Hay mẹ cũng có thể thêm vài giọt tinh dầu vào chậu nước nóng, bế bé ngồi gần vào và cho bé xông hơi tầm 10-15 phút cũng giúp giảm nghẹt mũi, hỗ trợ diệt vi khuẩn và làm sạch, làm ẩm, làm ấm đường thở của trẻ.

2. Chú ý

Nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, bố mẹ tuyệt đối nên tránh những điều sau:

  • Không dùng miệng để hút mũi cho trẻ, vì như vậy sẽ tăng nguy cơ truyền vi khuẩn, virus vào cho trẻ, dễ xuất hiện nhiều bệnh lý khác.
  • Vì trẻ sơ sinh cơ thể còn non yếu, các loại thuốc tây, kháng sinh rất dễ gây kích ứng tới trẻ nên tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc co mạch, kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ
  • Một số mẹo dân gian chưa được khoa học kiểm chứng không nên dùng để đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Không quấn nhiều tã, quần áo vì dễ khiến trẻ bị nóng quá, khó thở
  • Không nên kiêng tắm vì sẽ dễ giữ ổ vi khuẩn trong người, khiến bệnh càng trầm trọng. Có thể tắm nước ấm, tắm nhanh và trong phòng kín.

3. Khi nào bạn cần đưa trẻ sơ sinh đi khám?

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và khi mắc bệnh có thể diễn biến rất nhanh, vì thế cha mẹ rất cần quan sát trẻ để kịp thời xử trí. Nếu đã dùng các biện pháp trên, mà tình trạng trẻ không thuyên giảm, nghẹt mũi kéo dài 4-5 ngày, hoặc trẻ có gặp thêm một số triệu chứng sau, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay:

  • Trẻ sốt cao. Đây là dấu hiệu nguy hiểm, cần cho con đi khám sớm nhất có thể.
  • Chất nhầy trong mũi có màu xanh hoặc vàng
  • Trẻ khó thở nhiều hơn, thở nhanh hơn hay co kéo cơ hô hấp sâu hơn
  • Trẻ bỏ bú, lười ăn
  • Trẻ khó chịu quấy khóc
Đưa trẻ đi khám nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài
Bạn nên đưa trẻ đi khám nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài 4 -5 ngày

Với những cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh trên đây, hy vọng rằng cha mẹ có thể giúp con bảo vệ sức khỏe và khắc phục những sự khó chịu nhanh chóng và kịp thời hơn. Chúc cả gia đình và các bé yêu luôn khỏe mạnh, tươi vui nhé.

Vui lòng để lại đánh giá cho bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 4438
TRẺ SỔ MŨI, NGHẸT MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ 5 CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
 814,257  Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh và hanh khô là thời điểm trẻ hay gặp phải những cơn...
thumbnail post 3772
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Top 8 việc cần làm ngay 
 603,827  Các triệu chứng sổ mũi khiến cho trẻ sơ sinh rất khó chịu, khiến các mẹ cũng mệt...
thumbnail post 3841
7 Nguyên nhân sổ mũi ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả
 464,884  Nghẹt mũi hay sổ mũi ở trẻ em là trường hợp khá phổ biến. Tuy nhiên, biết được...
thumbnail post 3824
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho: Nguyên nhân và cách xử lý
 580,550  Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho là vấn đề khiến không ít bố mẹ lo lắng, “đứng ngồi...
hotline image