19,126
Đối với các bậc phụ huynh có con nhỏ dưới 1 tuổi, chuyện trẻ bị ngạt mũi không phải là điều quá xa lạ. Mỗi lần như vậy, trẻ thường khó chịu, quấy khóc và gây khá nhiều phiền toái. Hãy cùng Fysoline tìm hiểu kỹ hơn để có những giải pháp can thiệp kịp thời và đúng đắn nhé!
1. Triệu chứng cho thấy trẻ bị ngạt mũi
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, khả năng biểu đạt ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn thiện. Do đó, khi có sự khác lạ, khó chịu trong cơ thể, trẻ thường thông báo bằng cách khóc hoặc quấy nhiều hơn bình thường.
Cha mẹ cần thật chú ý kỹ lưỡng để phân biệt được trẻ khóc do có nhu cầu cá nhân (đói, khát, đòi thay bỉm…) hay khóc do cơ thể có dấu hiệu khác lạ như bị ngạt mũi, bị đau…
Các triệu chứng điển hình khi trẻ bị ngạt mũi bao gồm:
- Trẻ hít thở khó khăn, phát ra tiếng khò khè, nhiều khi phải há miệng ra để thở. Khi trẻ được bế ngồi dậy, hay đứng lên, các dấu hiệu này thường thuyên giảm.
- Trẻ ngạt mũi kèm theo hắt hơi, chảy nước mũi…
- Có kèm dấu hiệu ho, nôn trớ do dịch mũi xuống họng, cổ, gây ứ đọng, cản trở và kích thích vùng họng.
- Với trẻ nhỏ còn bú mẹ, ngạt mũi khiến trẻ sử dụng cả miệng để thở dẫn đến bú ngắt quãng, không liền mạch. Vì khó chịu nên trẻ hay quấy khóc, gây sặc khi bú.
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi
- Do thời tiết đột ngột thay đổi: Thời tiết thay đổi, nhiệt độ tăng giảm đột ngột có thể khiến trẻ dễ bị cảm lạnh, sổ mũi, dẫn tới ngạt mũi. Tình trạng này có thể xảy ra khi giao mùa, hoặc khi trời trở lạnh về đêm, sáng sớm.
- Do không gian sống thay đổi: Tình trạng cảm lạnh, viêm phế quản, ho.. thường xuất hiện khi trẻ thay đổi môi trường môi trường sống, sinh hoạt, học tập. Đối với trẻ sơ sinh, do cơ thể quá nhạy cảm, chỉ một chuyến đi ngắn ra ngoài đường cũng có thể khiến trẻ bị ngạt mũi, sụt sịt.
- Do trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn: Các chủng virus cảm cúm, vi khuẩn gây viêm họng, viêm mũi… các tác nhân này đều có thể dẫn tới các dấu hiệu bệnh đường hô hấp.
- Do trẻ bị viêm mũi dị ứng: Thường xuất hiện khi trẻ gặp các tác nhân dị ứng ngoài môi trường như lông động vật, ẩm mốc, phấn hoa, khói bụi… Trẻ thường hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi cả hai bên mũi. Dấu hiệu xuất hiện đột ngột, và không theo chu kỳ, theo mùa.
- Do trẻ sinh theo đường sinh mổ: Trẻ được sinh thường sẽ chủ động đẩy các dịch mũi họng ra ngoài, để hít thở. Với trẻ ra đời do sinh mổ, do trẻ không phải chủ động “chui” ra ngoài, nên dịch ối, dịch tiết trong tử cung mẹ thường đọng lại ở trong đường thở của trẻ nhiều hơn. Chính vì vậy, trẻ được sinh mổ thường bị ngạt mũi nhiều trong những tháng đầu sau sinh.
3. Hậu quả khi trẻ bị ngạt mũi lâu ngày
Ngạt mũi thoạt đầu tuy không nghiêm trọng, nhưng diễn tiến lâu ngày có thể dẫn tới một số hậu quả.
- Trong trường hợp trẻ bị ngạt mũi do nhiễm khuẩn: Dịch viêm ở mũi có thể chảy xuống tai, gây ứ đọng dịch, làm ù tai, giảm thính lực, thậm chí là viêm tai giữa, hoặc chảy xuống họng, gây viêm họng, hay thậm chí lên mắt dẫn đến viêm túi lệ, viêm mí mắt…
- Trong trường hợp do virus: Virus có thể theo dịch tiết tới các tai, xoang, phế quản, phổi và gây bệnh.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe của cả trẻ và người chăm sóc: Trẻ bị ngạt mũi lâu ngày đồng nghĩa với việc trẻ phải chịu nhiều khó chịu dài ngày. Những khó chịu này có thể khiến trẻ giảm linh hoạt, kém tập trung, ăn không ngon, ngủ không yên, ảnh hưởng tới cả sức khỏe của trẻ và người chăm sóc.
- Dẫn tới các bệnh mạn tính: Nếu như trẻ ngạt mũi kéo dài mà không được chữa trị, nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như viêm họng mạn tính, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm phế quản… và gây các biến chứng đường thở sẽ rất cao. Do đó, nếu trẻ lâu ngày không khỏi hay xuất hiện khó thở nhiều, sốt cao, đau tai… cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.
4. 7 cách khắc phục khi trẻ bị ngạt mũi
Ngoài việc điều trị bằng thuốc trong những trường hợp được bác sĩ tư vấn, cha mẹ có thể áp dụng một số cách khắc phục đơn giản, để làm dịu dấu hiệu ngạt mũi gây khó chịu cho trẻ.
4.1. Vệ sinh mũi sạch sẽ
Bụi bẩn từ môi trường, khói bụi cùng dịch mũi sẽ tạo nên gỉ mũi, gây cản trở đường thở. Cha mẹ nên dùng tăm bông loại dành cho trẻ nhỏ hoặc bông sâu kèn, tẩm ướt bằng nước muối sinh lý (nên dùng Fysoline – nước muối sinh lý đẳng trương, không chất bảo quản) để lau gỉ mũi, vệ sinh mũi sạch sẽ hàng ngày cho trẻ.
4.2. Massage trị ngạt mũi cho trẻ
Khi trẻ ngạt mũi hoặc có dịch mũi nhiều, cha mẹ có thể dùng 2 đầu ngón tay cái và trỏ, vuốt dọc sống mũi trẻ thật nhẹ nhàng. Massage như vậy khoảng 5-10 lần, mỗi ngày vài lần sẽ giúp khí huyết tại mũi lưu thông tốt hơn, hỗ trợ kích thích nhanh hồi phục các ổ viêm ở mũi, cũng như giảm tiết dịch, từ đó trẻ dễ thở hơn.
4.3. Cho trẻ tắm nước ấm
Tắm nước ấm giúp tác động đến toàn bộ khí huyết tại cơ thể, giúp máu lưu thông tốt hơn. Hơi nước ấm cũng làm mũi trẻ thấy dễ chịu hơn, mạch máu tại mũi cũng giãn nở, bớt phù nề, thông thoáng hơn và giảm ngạt mũi.
4.4. Xông hơi
Tương tự như tắm nước ấm, xông hơi làm giãn nở các lỗ chân lông, các mao mạch, làm thông thoáng đường thở, loãng dịch nhầy trong mũi, đem hơi ấm và ẩm cung cấp cho mũi của trẻ. Xông hơi cũng giúp giảm ho, rất hiệu quả trong trường hợp trẻ ngạt mũi do cảm lạnh.
Mẹ có thể dùng máy xông hơi dành riêng cho trẻ. Trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho bé ngồi trước một chậu nước ấm để ngửi hơi nước bốc lên. Cần đặc biệt lưu ý tránh gây bỏng cho trẻ.
4.5. Sử dụng tinh dầu
Một số loại tinh dầu có tác dụng kích thích thông mũi hoặc tạo cảm giác thư giãn khá tốt, có thể làm dịu đi sự khó chịu vì ngạt mũi.
Cha mẹ có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu, hoặc thêm tinh dầu vào nước tắm để làm quá trình thông thoáng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến loại tinh dầu, phải lựa chọn loại an toàn, chuyên dụng ít gây kích ứng tới trẻ.
4.6. Để trẻ nằm gối cao đầu
Tư thế nằm đầu hơi cao giúp đường thở thẳng, quá trình hô hấp dễ dàng hơn, từ đó giảm ngạt mũi, giảm bớt khó chịu ở trẻ.
4.7. Nhỏ/xịt mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý đẳng trương giúp hòa tan dịch mũi, giúp cha mẹ dễ dàng làm sạch mũi cho trẻ và giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cha mẹ nên chọn loại nước muối phù hợp, đặc biệt là khi dùng cho trẻ sơ sinh.
Nước muối sinh lý Fysoline là dòng sản phẩm nước muối sinh lý đẳng trương số 1 tại Pháp, thành phần tinh khiết không có chất bảo quản an toàn cho bé sơ sinh và trẻ nhỏ ở mọi độ tuổi.
Với trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi tới 3 tháng tuổi:
- Nếu trẻ bị ngạt mũi sinh lý:
Đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ sau sinh và không nghiêm trọng. Mẹ nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi hàng ngày cho trẻ để hỗ trợ vệ sinh.
Do mũi của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện, mẹ cần chọn loại nước muối sinh lý vô khuẩn, không chứa chất bảo quản như nước muối sinh lý đẳng trương Fysoline (Fysoline Hồng).
Thiết kế ống đơn liều đảm bảo nước muối luôn vô trùng khi sử dụng, cùng với đầu ống bo tròn và nhẵn, không gây xước mũi trẻ sẽ giúp mẹ dễ dàng thao tác và đảm bảo vệ sinh mũi trẻ an toàn.
- Nếu trẻ bị ngạt mũi bệnh lý:
Sử dụng thuốc kháng sinh ở giai đoạn này cần đặc biệt cẩn thận. Do đó, cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý kháng viêm, để nhỏ mũi cho bé, thay vì tự ý sử dụng các loại thuốc phức tạp.
Fysoline Vàng với thành phần nước muối đẳng trương, vô trùng, không chất bảo quản và có thêm các chất kháng viêm, kháng khuẩn từ thảo dược tự nhiên (chiết xuất Thyme từ cỏ xạ hương) và ion đồng, có thể giúp trẻ vượt qua tình trạng ngạt mũi, sổ mũi an toàn.
Khi trẻ ở độ tuổi này, cha mẹ cần đặc biệt cẩn thận trong quá trình rửa mũi cho trẻ, các bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ nhỏ mũi như: nước muối sinh lý hồng hoặc vàng, khăn sạch
- Bước 2: Đặt trẻ nằm ngửa, một tay giữ đầu trẻ nghiêng sang một bên
- Bước 3: Đưa đầu ống nước muối sinh lý đã mở nắp gần cửa mũi bé
- Bước 4: Bóp nhẹ ống nước muối, nhỏ 2-3 giọt vào một bên mũi trẻ
- Bước 5: Thực hiện tương tự bên mũi còn lại
- Bước 6: Đợi một vài giây và bế trẻ ngồi dậy, dùng khăn sạch lau nước muối thừa chảy ra ngoài
Cha mẹ có thể tham khảo kỹ hơn tại video sau:
Với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên:
Khi đã qua giai đoạn 3 tháng đầu đời nhạy cảm, cha mẹ có thể sử dụng xịt nước muối để rửa và vệ sinh mũi cho trẻ. Xịt mũi giúp thao tác vệ sinh mũi nhanh và hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian cho cả mẹ và bé.
- Trường hợp ngạt mũi thông thường:
Ở trường hợp này, mẹ chỉ cần dùng xịt nước muối đẳng trương, loại không có chất bảo quản để xịt mũi cho bé. Nước muối biển sâu Fysoline dạng xịt là một lựa chọn lý tưởng cho mẹ khi này.
Nồng độ nước muối đẳng trương giúp hòa tan dịch mũi dễ dàng. Tia xịt tạo thành hạt sương mịn, áp lực xịt đều, vừa phải, đảm bảo an toàn cho trẻ từ 3 tháng tuổi. Khấc chặn an toàn cũng giữ cho vòi xịt luôn luôn ở ngoài mũi, không xâm nhập quá sâu. Hệ thống van 1 chiều giữ, ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn ngược vào trong chai sau mỗi lần sử dụng, giữ cho nước muối luôn luôn vô trùng.
Nhờ những điều này, mẹ có thể vệ sinh mũi an toàn cho bé một cách nhanh chóng.
- Trường hợp ngạt mũi bệnh lý:
Nếu trẻ bị ngạt mũi kèm thêm các triệu chứng bệnh lý nhẹ khác như hắt hơi, ho, dịch mũi vàng, xanh… tức là đã có viêm nhiễm. Cha mẹ cần rửa mũi kèm sử dụng sản phẩm hỗ trợ loại bỏ tác nhân gây ngạt mũi.
Xịt Kháng Viêm Fysoline là một dòng sản phẩm cha mẹ có thể tham khảo khi này. Thành phần chứa các chất kháng viêm tự nhiên, an toàn cho trẻ, không chứa chất bảo quản sẽ giúp loại bỏ các tác nhân và rửa trôi dịch tiết.
Để thao tác xịt rửa mũi được chính xác nhất, cha mẹ có thể tham khảo video dưới đây:
Lưu ý: Chỉ sử dụng dòng nước muối sinh lý kháng viêm Fysoline (Fysoline Vàng ống) và xịt kháng viêm Fysoline trong vòng 5-7 ngày. Nếu tình trạng ngạt mũi không thuyên giảm hay nặng lên, cần đưa ngay trẻ đến gặp bác sĩ để có các biện pháp điều trị kịp thời.
Top 9 cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh CHA MẸ cần “DẮT TÚI”
5. Chính xác thì thời điểm nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Nếu cha mẹ sử dụng các loại nước muối sinh lý Fysoline, các phương pháp dân gian mà không có tác dụng cải thiện tình trạng ngạt mũi cho trẻ. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám.
Ngoài ra, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu sau, cha mẹ cũng nên cho trẻ đi kiểm tra sớm nhất có thể:
- Nhịp thở nhanh trên 60 lần một phút
- Thở nhanh kèm khó thở
- Trẻ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú cân nặng giảm sút
- Co kéo các bộ phận hô hấp nhiều như: Cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực khi thở
- Trẻ gắng sức khi thở, sau mỗi nhịp thở kèm theo những tiếng rên rỉ do mệt đuối sức
- Màu sắc da không hồng hào mà trở nên nhợt nhạt, thậm chí tím tái ở quanh môi hay lỗ mũi.
Những thông tin trên đây hy vọng sẽ giúp bố mẹ nắm rõ hơn về tình trạng, thời điểm cần thiết và phù hợp để đưa ra các cách xử trí hợp lý khi trẻ bị ngạt mũi. Nếu có gì chưa nắm rõ, mẹ có thể liên hệ Fysoline hotline: 1900 6424 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn nhé!
Trả lời