7 cách vệ sinh mũi cho bé an toàn, hiệu quả

Fysoline
05/06/2021
18/10/2021

 531,063 

 531,064 

Vệ sinh mũi cho bé là biện pháp bảo vệ, phòng tránh và hỗ trợ điều trị các vấn đề trên đường hô hấp cho trẻ nhỏ. Các cách vệ sinh mũi khác nhau sẽ phù hợp với từng trường hợp và có những lưu ý khác nhau. Vậy, hãy cùng Fysoline tìm hiểu 7 cách vệ sinh mũi an toàn và hiệu quả cho bé qua bài viết sau đây:

1. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ là các làm đơn giản, phổ biến và được nhiều mẹ tin dùng. Nước muối sinh lý chứa 0,9 % natri clorid, có tác dụng làm sạch và hỗ trợ loại bỏ các chất nhầy và tác nhân truyền nhiễm, bụi bẩn ứ đọng trong niêm mạc mũi của trẻ.

Trường hợp áp dụng:

Với khả năng làm sạch và diệt khuẩn, nước muối sinh lý nên được các mẹ sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Mũi trẻ bị khô: Các mẹ nên lưu ý vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ khi mũi trẻ bị khô. Mũi trẻ bị khô thường do nằm điều hòa hay do không khí, thời tiết hanh khô, thiếu ẩm. Khi khô mũi, mũi trẻ không thể sản xuất lượng dịch tự nhiên bảo vệ niêm mạc mũi. Vi khuẩn và khói bụi dễ xâm nhập vào mũi trẻ, làm tăng nguy cơ trẻ bị viêm mũi, viêm đường hô hấp.
  • Trẻ có vấn đề đường hô hấp: Khi trẻ đang bị viêm đường hô hấp, sổ mũi, ngạt mũi, nước muối sinh lý với 0,9% natri clorid, có khả năng sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn, virus là nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, nước muối sinh lý còn loại bỏ dịch nhầy đặc trong mũi, làm thông thoáng đường hô hấp, giúp bé dễ thở hơn.

Lưu ý: Trường hợp mũi trẻ bị khô do điều hòa hay không khí hanh khô thì chỉ nhỏ mũi 1 vài lần, đồng thời phải tăng độ ẩm cho không khí bằng cách đơn giản là để khăn hoặc chậu nước trong phòng. Nhỏ mũi cho trẻ ở trường hợp này chỉ là phương pháp hỗ trợ thôi.

 Hướng dẫn cách thực hiện:

Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ đòi hỏi các mẹ phải nhẹ nhàng, cẩn thận, không nóng vội để tránh nước rửa mũi tràn vào trong. Chi tiết các bước rửa mũi được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết: khăn (gạc), nước muối sinh lý, tăm bông. Các dụng cụ sử dụng nên đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không sử dụng lại tăm bông hay khăn gạc chưa làm sạch cho những lần vệ sinh mũi sau của trẻ.

nước muỗi sinh lý fysoline

Bước 2: Đặt bé nằm nghiêng trên giường. Các mẹ nên lưu ý lót khăn hay gối dưới đầu trẻ.

Bước 3: Một tay giữ nhẹ đầu bé, tay còn lại đặt ống nước muối vào trong mũi bé, bóp nhẹ vài giọt vào mỗi cánh mũi. Không dùng mạnh tay với trẻ khiến trẻ giãy dụa, làm dịch rửa trôi ngược vào trong.

Bước 4: Dùng tay bóp nhẹ 5-6 lần ở 2 cánh mũi bé giúp đẩy nước muối sinh lý và dịch nhầy ra dễ dàng hơn, đồng thời, dùng khăn hoặc tăm bông lau sạch phần dịch rửa chảy ra ngoài.

Bước 5: Đỡ bé ngồi dậy và lấy khăn thấm hết những lượng dịch còn sót lại.

Để hình dung rõ hơn về cách vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, các mẹ có thể tham khảo video sau:

Một số lưu ý:

Để phát huy tác dụng làm sạch và sát khuẩn mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, các mẹ nên ghi nhớ một số những lưu ý sau:

  • Rửa tay sạch, tránh bụi bẩn, vi khuẩn từ tay mẹ lây nhiễm sang con.
  • Sử dụng nước muối sinh lý đạt nồng độ chuẩn, nước muối quá loãng sẽ không phát huy được tác dụng sát khuẩn, nước muối nồng độ cao dễ gây kích ứng niêm mạc còn non nớt của trẻ.
  • Trẻ sơ sinh nên sử dụng nước muối sinh lý dạng đơn liều và không có chất bảo quản để đảm bảo an toàn tối đa.
  • Các mẹ nên để con nằm nghiêng đối với trẻ dưới 1 tuổi, để dịch rửa chảy ra ngoài dễ dàng hơn. Với các bé lớn hơn 1 tuổi đã có thể ngồi vững, các mẹ có thể cho bé ngồi để vệ sinh cho con, hạn chế nước rửa mũi chảy ngược vào trong.
  • Các trường hợp bé có gỉ mũi, các mẹ có thể dùng tăm bông để kích thích bé hắt hơi, đẩy gỉ mũi ra ngoài.

Có thể bạn quan tâm: Top 3 cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh HIỆU QUẢ

2. Hút mũi cho trẻ bằng ống bơm hút mũi

Ống bơm hút mũi là dụng cụ được sử dụng để hỗ trợ các mẹ loại bỏ dịch nhầy trong mũi trẻ. Dụng cụ bao gồm một đầu hút nhỏ, vừa vặn với mũi của trẻ và một thân bóp cao su, tạo lực hút dịch nhầy ra ngoài.

Trường hợp áp dụng:

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng ống bơm hút mũi được sử dụng trong trường hợp dịch nhầy trong mũi trẻ quá nhiều và không thể lấy ra bằng khăn thông thường. Ống bơm lúc này sẽ hỗ trợ hút dịch nhầy trong mũi trẻ ra ngoài dễ dàng hơn.

Cách thực hiện:

Sử dụng ống bơm để vệ sinh mũi cho trẻ đòi hỏi các mẹ phải khéo léo và cẩn thận. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ gồm có: ống bóp cao su, khăn và nước muối sinh lý. Lưu ý vệ sinh sạch sẽ và để dụng cụ khô ráo tự nhiên trước khi sử dụng.

ống hút mũi cao su

Bước 2: Đặt bé ở tư thế phù hợp, dễ dàng cho việc vệ sinh mũi của trẻ.

  • Với bé dưới 1 tuổi: Đặt bé nằm nghiêng, có lót khăn ở đầu và dưới cổ để tránh dịch mũi rửa mũi chảy ngược vào trong.
  • Với bé trên 1 tuổi: Để bé ngồi, đầu hơi cúi về phía trước, lót khăn dưới cổ cho bé. Các mẹ nên có 1 người nữa cùng hỗ trợ để giữ bé ngồi yên.

Bước 3: Nhỏ nước muối sinh lý cho bé để làm sạch mũi và làm mềm chất bẩn, nhỏ từng giọt nhẹ nhàng, bóp nhẹ cánh mũi bé khoảng 5 giây.

Bước 4: Bóp không khí ra khỏi ống bơm và giữ, đặt ống bơm vào lỗ mũi bé, không để quá sâu, thả tay để ống bơm hút chất nhầy ra

hút mũi cho bé.

Bước 5: Kéo ông bơm ra, lấy khăn lau cho bé, vệ sinh sạch ống bơm và lặp lại với bên mũi kia.

Lưu ý:

Ống bơm hút là dụng cụ tiện lợi để vệ sinh mũi cho bé. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Dụng cụ  đảm bảo sạch sẽ.  Vệ sinh ống bơm hút ngay sau mỗi lần sử dụng.
  • Lựa chọn nước muối sinh lý an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với trẻ nhỏ.
  • Không đưa ống bơm quá sâu, làm trẻ sợ, thậm chí còn gây tổn thương niêm mạc trẻ nhỏ.

3. Hút mũi cho trẻ bằng dụng cụ chữ U

Dụng cụ hút mũi chữ U là dụng cụ chuyên biệt, sử dụng để loại bỏ dịch nhầy trong mũi cho trẻ nhỏ. Dụng cụ này được thiết kế có 2 ống dẫn tiện lợi: một ống dẫn dịch từ mũi bé ra ngoài, một ống dẫn hơi hút của mẹ. Thiết kế này tạo điều kiện thuận lợi để các mẹ quan sát và kiểm soát lực hút khi loại bỏ dịch mũi cho trẻ.

dụng cụ hút mũi hình chữ u

Trường hợp áp dụng:

Với thiết kế tiện lợi, dụng cụ chữ U là dụng cụ hút dịch nhầy chuyên dụng, được sử dụng trong các trường hợp:

  • Mũi bé nhiều dịch nhầy và gỉ mũi làm trẻ khó thở.
  • Sử dụng thay thế ống bơm khi ống bơm không thể lấy được gỉ mũi ra ngoài.

Cách thực hiện:

Dụng cụ chữ U, khi sử dụng, đòi hỏi các mẹ phải phối hợp động tác và lực hút ăn ý. Các bước vệ sinh mũi cho trẻ bằng dụng cụ chữ U như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: Các dụng cụ cần đảm bảo sạch sẽ trước khi sử dụng:

  • Dụng cụ chữ U đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Khăn sạch để lau bẩn và dịch mũi cho bé.

Bước 2: Lót khăn dưới cổ cho bé để tránh làm bẩn áo bé. Các mẹ nên giữ bé nhẹ nhàng, hạn chế bé giãy dụa. Giữ trẻ ở tư thế thẳng, nâng cao đầu để dịch dễ hút ra ngoài dễ dàng hơn.

Lưu ý:

  • Với bé dưới 1 tuổi thì các mẹ cần bế hơi nghiêng tay, hoặc đặt bé nằm trên gối hay khăn kê đầu.
  • Với bé trên 1 tuổi thì giữ bé ngồi thẳng, đầu hơi cúi ngả về phía trước.

Bước 3: Cho đầu vòi lớn vào mũi bé, vòi của dụng cụ được nối với một ống hình trụ dài, dẫn vào phần chứa chất nhầy đi ra từ mũi trẻ

cách vệ sinh mũi cho bé bằng ống hút chữ u

Bước 4: Đặt đầu ống còn lại vào miệng của mình và hút để tạo lực kéo chất nhầy trong mũi bé ra ngoài

Bước 5: Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại. Sau khi hút xong thì dùng khăn sạch lau viền ngoài mũi bé, vệ sinh dụng cụ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn và bảo quản dụng cụ nơi khô ráo.

Lưu ý:

Nhiều mẹ chưa quen sử dụng với dụng cụ chữ U có thể gặp phải một số sai lầm nhỏ ảnh hưởng đến niêm mạc mũi bé. Để hạn chế tình trạng này, các mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Đảm bảo dụng cụ sạch sẽ: Dụng cụ hút mũi cho trẻ cần được mẹ làm sạch cẩn thận trước khi sử dụng, tránh để bụi bẩn, vi khuẩn tiếp xúc với da và niêm mạc nhạy cảm của bé
  • Thao tác nhẹ nhàng: Các mẹ không nên hút quá mạnh hay đặt vòi hút quá sâu vào mũi bé, tránh niêm mạc mũi bé bị tổn thương.

4. Hút đờm bằng máy hút

Máy hút dịch đờm cho trẻ là biện pháp vệ sinh mũi nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả. Phương pháp này đòi hỏi yêu cầu thao tác cẩn thận, chính xác, do vậy, thường chỉ được áp dụng bởi những nhân viên y tế, ít khi sử dụng tại nhà.

Trường hợp áp dụng:

Máy hút dịch là thiết bị hút dịch mũi chuyên dụng, được các nhân viên y tế sử dụng máy hút dịch cho trẻ trong các trường hợp như:

  • Các biện pháp vệ sinh mũi thủ công bằng ống bơm hay dụng cụ chữ U không đạt hiệu quả.
  • Hơi thở của trẻ có âm thanh khác thường.
  • Trẻ nghẹt mũi nặng, cần thông mũi, lấy oxy để thở.
  • Trẻ thở bằng miệng,  không thể vừa thở vừa ăn cùng một lúc.

Các thực hiện:

Các nhân viên y tế trước khi sử dụng máy hút dịch đờm cho bé, cần nắm vững các thao tác thực hiện để tránh làm tổn thương đến niêm mạc trẻ nhỏ như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dung dịch nước rửa (nước thường hoặc nước muối sinh lý); sau đó, hút dịch rửa vào trong ống của máy hút .

máy hút đờm cho trẻ

Bước 2: Từ từ luồn ống này vào một bên mũi bé cho đến khi ống chạm vào phần sau của cổ họng

thực hiện hút đờm cho trẻ

Bước 3: Bật công tắc để nước trong ống chảy ra làm loãng đờm dãi, sau đó hút đờm dãi này vào ống.

Bước 4: Kết thúc hút đờm. Tắt công tắc và từ từ rút ống ra ngoài, lấy khăn lâu nhẹ vùng xung quanh mũi của trẻ và vệ sinh thiết bị sạch sẽ.

Lưu ý:

Sử dụng máy hút dịch đòi hỏi người dùng phải nắm vững các thao tác thực hiện và lưu ý những điều sau đây:

  • Không đưa ống hút dịch quá sâu, làm bé sợ, khó chịu, thậm chí tổn thương mũi của trẻ.
  • Nếu bé có biểu hiện thở khó khăn, các bố mẹ không thể vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, ống bơm, dụng cụ chữ U thì nên đến gặp bác sĩ để được vệ sinh mũi bằng máy hút dịch đờm cho trẻ.

5. Lau rửa mũi bằng khăn giấy

Lau rửa mũi bằng khăn giấy hay khăn xô là cách vệ sinh mũi cho bé rất dễ áp dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng khăn giấy, các mẹ nên chú ý thao tác nhẹ nhàng vì khăn có thể làm tổn thương, rát đỏ da bé khi chà sát với da nhạy cảm của trẻ.

Trường hợp áp dụng:

Sử dụng khăn giấy vệ sinh mũi cho trẻ khi bé không thể tự hỉ mũi, dịch nước mũi chảy ra ngoài, bé thở bằng miệng do dịch nhầy, gỉ mũi cản trở việc thở bình thường của trẻ.

Cách thực hiện:

Vệ sinh mũi bằng khăn giấy cho trẻ là các làm rất dễ thực hiện chỉ với khăn giấy mềm hoặc khăn xô, những dụng cụ luôn có ở mọi gia đình. Các thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: khăn giấy dai và mềm hoặc khăn xô. Dụng cụ sử dụng nên được mẹ đảm bảo sạch sẽ, chất liệu an toàn với trẻ.

Bước 2: Quần khăn giấy hoặc vải xô thành dạng sâu bấc kèn để dễ dàng đưa vào mũi vệ sinh cho bé.

vệ sinh mũi cho bé bằng khăn giấy

Bước 3: Dùng tay giữ nhẹ đầu bé. Nhẹ nhàng đưa khăn giấy đã quấn vào 1 bên mũi bé, giữ yên cho đến khi giấy thấm ướt. Thay khăn giấy và làm tương tự với bên mũi còn lại

dùng khăn giấy vệ sinh mũi bé

Lưu ý:

Sử dụng khăn giấy là cách vệ sinh mũi đơn giản nhất để vệ sinh mũi cho bé. Tuy nhiên, các mẹ vẫn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Khăn giấy sử dụng phải sạch, chất liệu an toàn với trẻ nhỏ
  • Đảm bảo tay sạch sẽ trước khi rửa mũi cho con.
  • Nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ trước khi vệ sinh mũi trong trường hợp mũi khô, chất bẩn rắn, cứng đầu.

6. Rửa mũi cho trẻ bằng ống bơm

Rửa mũi cho trẻ bằng ống bơm là biện pháp vệ sinh mũi cho bé hiệu quả, dụng cụ đơn giản, sẵn có, dễ tìm. Ống bơm hỗ trợ đưa dịch rửa vào mũi và rửa trôi các dịch nhầy, bụi bẩn ra ngoài.

Trường hợp áp dụng:

Ống bơm được thực hiện để vệ sinh mũi cho bé khi dịch mũi của trẻ nhiều, gây nghẹt mũi, sổ mũi; sử dụng khăn lau thông thường không đủ để loại bỏ hết dịch nhầy trong mũi trẻ.

Cách thực hiện:

Cách vệ sinh mũi cho bé bằng ống bơm rất đơn giản và dễ dàng mà bất cứ mẹ nào cũng có thể thực hiện được tại nhà. Cụ thể các bước để mẹ vệ sinh mũi cho trẻ với ống bơm là:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ rửa mũi cho bé gồm có: khăn, nước muối sinh lý, miếng lót hoặc khăn bông dày, 2 chiếc khăn sữa, 1 chiếc cốc và bơm tiêm tùy loại:

  • Bơm tiêm 3ml, 5ml cho trẻ dưới 3 tháng.
  • Bơm tiêm 10ml cho trẻ trên 3 tháng.

cách vệ sinh mũi cho bé bằng ống bơm

Bước 2: Đặt tấm lót hoặc khăn bông lên giường, đặt bé nằm nghiêng, đầu gối lên tấm lót

Bước 3: Đặt khăn sữa dưới cổ trẻ để giữ quần áo trẻ sạch sẽ

Bước 4: Cho nước muối sinh lý ra cốc và  dùng ống bơm hút khoảng 1 -2 ml nước muối sinh lý vào ống.

Bước 5: Đặt bé nằm nghiêng, nhẹ nhàng bơm nước muối sinh lý vào lỗ mũi phía trên của bé để dung dịch chảy từ từ qua lỗ mũi bên kia hoặc qua miệng trẻ; lặp lại kỹ thuật đến khi thấy dịch chảy ra trong và sạch

cách vệ sinh mũi cho bé bằng ống bơm

Bước 7: Dùng khăn sữa nhẹ nhàng lau sạch mũi và miệng trẻ

Bước 8: Lặp lại thao tác tương tự với lỗ mũi bên còn lại

Lưu ý:

Sử dụng ống bơm sai cách có thể đẩy dịch rửa và chất nhầy vào trong, làm bé nuốt phải, do đó các mẹ khi sử dụng ống bơm rửa mũi cho con cần:

  • Thao tác nhẹ nhàng, chú ý đến phản ứng của bé: Sử dụng ống bơm mạnh tay, bơm nước muối vào mũi trẻ quá nhanh, đột ngột có thể khiến trẻ bị sặc, sợ vệ sinh mũi.
  • Chỉ sử dụng ống bơm khi trẻ bị tắc mũi nhiều gây cản trở bé thở với các biểu hiện: bé đang bú phải dừng lại để thở hoặc bé khó ngủ do việc thở bằng mũi khó khăn.
  • Thường đặt bé nằm nghiêng để vệ sinh mũi cho trẻ: Tuy nhiên với bé trên 1 tuổi có thể để bé ngồi, cúi mặt về trước để vệ sinh mũi dễ dàng hơn.

Xem thêm: 7 sai lầm khi rửa mũi cho trẻ 99,9% PHỤ HUYNH thường hay mắc phải

7. Rửa mũi cho trẻ bằng phương pháp xông hơi

Xông hơi là phương pháp rửa mũi cho trẻ nhờ hơi nước nóng. Hơi nước nóng dễ dàng len lỏi vào trong mũi của trẻ, làm mềm và làm loãng dịch nhầy, gỉ mũi, từ đó, đẩy dịch nhầy ra ngoài một cách tự nhiên, không gây khó chịu cho trẻ nhỏ.

Trường hợp áp dụng:

Xông hơi để vệ sinh mũi cho trẻ được thực hiện khi trẻ bị nghẹt, mũi trẻ khô, trẻ khó thở do dịch nhầy và gỉ mũi, bụi bẩn ứ đọng trong mũi của trẻ, việc vệ sinh mũi cho trẻ bằng các công cụ thông thường gặp nhiều khó khăn do trẻ quấy khóc, hoặc các mẹ khó thao tác.

Cách thực hiện:

Việc xông hơi vệ sinh mũi cho trẻ nên được thực hiện trong nhà tắm hoặc sau khi tắm cho trẻ. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

  • Bước 1: Mở vòi nóng trong phòng tắm 5 phút cho đến khi phòng có nhiều hơi nước.
  • Bước 2: Ngồi cùng bé trong phòng khoảng 10 phút để dịch nhầy trong mũi nhanh loãng và dễ dàng đẩy ra ngoài hơn.
  • Bước 3: Sau khi xông hơi, mẹ nhẹ nhàng dùng khăn sạch lau sạch dịch nước mũi hoặc để trẻ tự hỉ mũi đẩy dịch mũi ra ngoài.

Lưu ý:

Xông hơi là cách vệ sinh mũi dễ dàng cho mẹ, an toàn cho bé. Tuy nhiên, các mẹ vẫn cần ghi nhớ những lưu ý sau đây:

  • Đảm bảo không khí trong phòng đủ lưu thông để bé hít thở.
  • Đảm bảo bé không bị sốc nhiệt sau khi ra khỏi phòng xông hơi do nhiệt độ phòng xông hơi khác biệt với nhiệt độ bên ngoài.
  • Không xông hơi cho trẻ dưới 8 tuổi do cơ thể trẻ nhạy cảm, chưa thích ứng được với nhiệt độ trong phòng xông hơi.

Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin cho các mẹ về những cách vệ sinh mũi cho bé. Việc vệ sinh mũi cho trẻ nên được thực hiện hàng ngày khi trẻ bị nghẹt mũi, khó thở. Nếu tình trạng nghẹt mũi của bé không được cải thiện, các mẹ nên đưa trẻ tới thăm khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6424 để được tư vấn kịp thời và chính xác.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 3777
Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh? Mẹ đừng bỏ qua những điều này nhé!
 524,976  Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh không là băn khoăn của rất nhiều cha mẹ trẻ. Hãy cùng...
thumbnail post 3757
7 sai lầm khi rửa mũi cho trẻ 99,9% PHỤ HUYNH thường hay mắc phải
 524,433  Không phải ba mẹ nào cũng biết cách rửa mũi cho trẻ chính xác để mang lại hiệu quả,...
thumbnail post 3682
Hướng dẫn rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách 
 521,522  Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp làm sạch khoang mũi, loại bỏ được các yếu...
thumbnail post 3686
Giải đáp 6 thắc mắc khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh
 20,425  Rửa mũi cho trẻ sơ sinh là một việc không khó nhưng với những người lần đầu làm...
hotline image