Nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Fysoline
12/08/2020
27/09/2021

 22,683 

 22,684 

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh giúp loại bỏ dịch tiết, bụi bẩn tích tụ ở mũi mà thông thường mũi chưa tự đẩy ra được. Từ đó giúp thông thoáng đường thở, trẻ trở nên dễ chịu hơn. Tuy nhiên, liệu cha mẹ đã biết nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần để tối ưu được hiệu quả. Cùng Fysoline tìm hiểu kỹ hơn cha mẹ nhé!

Xem thêm: Kinh nghiệm “xương máu” khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ

1. Khi nào có thể rửa mũi cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh có niêm mạc mũi rất nhạy cảm, hoạt động rửa mũi ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc non yếu của trẻ. Chính vì vậy, bạn chỉ nên áp dụng rửa mũi cho trẻ trong một số trường hợp cụ thể dưới đây:

  • Trẻ có dịch mũi đặc quánh, không thể tự chảy ra
  • Trẻ mắc các bệnh viêm mũi, nghẹt mũi, khó thở do mũi dịch nhầy tích tụ ở khoang mũi.
  • Trẻ bị các bệnh lý viêm nhiễm mạn tính như: viêm xoang, viêm mũi dị ứng gây chảy nước mũi nhiều, liên tục.
  • Trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, chất ô nhiễm, khói thuốc..
Khi nào nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm rất dễ gây đến các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên.

2. Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày?

Mũi hay bất kỳ bộ phận nào của cơ thể chúng ta cũng đều có những cơ chế tự bảo vệ nhất định. Chính vì vậy, mũi luôn có cơ chế tự làm sạch, giúp tạo chất nhầy, kết dính bụi, tác nhân gây bệnh thành gỉ mũi và sẽ tự đẩy ra ngoài nhờ hoạt động của hệ thống lông mũi, cùng các phản xạ tự nhiên như hắt hơi..

Nếu như mẹ rửa mũi hàng ngày cho trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh sẽ vô tình làm mất đi chất nhầy tự nhiên của khoang mũi. Chất nhầy này giúp tạo độ ẩm, kết dính bụi bẩn, ngăn tác nhân gây dị ứng tránh viêm xâm nhập vào bên trong khoang mũi. Không còn chất nhầy tự nhiên này mũi cũng dễ bị khô, dễ nhiễm vi khuẩn, virus.

Rửa mũi hàng ngày cũng làm tổn thương niêm mạc mũi do nước muối được xối vào khoang mũi liên tục, thường xuyên, gây rát mũi, kích ứng niêm mạc gây chảy nước mũi từ đó gây viêm nhiễm đường hô hấp trên ở trẻ.

Tuy nhiên, với những trẻ sơ sinh sinh bằng đường mổ, trong quá trình sinh nở sẽ còn ít dịch còn đọng lại trên đường thở gây biểu hiện thở có tiếng khụt khịt, hay như kiểu có gì bít tắc ở đường mũi.

Đây là một trường hợp nghẹt mũi sinh lý, nếu không được điều trị gì trẻ cũng có thể tự hết trong một vài tháng đầu, hoặc mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ và sẽ thuyên giảm những triệu chứng này trong tháng đầu tiên.

Chính vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng là chỉ nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh trong vòng một vài tháng đầu tiên nếu có biểu hiện nghẹt mũi sinh lý, chỉ rửa khi đi từ ngoài môi trường đầy bụi bẩn và ô nhiễm hoặc trẻ có các biểu hiện bít tắc, gây nghẹt ở mũi do đờm, viêm nhiễm đường hô hấp trên.

Vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách
Vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách sẽ đem lại nhiều hiệu quả

3. Nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ, rửa mũi cho trẻ sơ sinh giúp loại bỏ được mầm bệnh, dịch nhầy giúp khoang mũi thông thoáng, dễ chịu từ đó cũng ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp.

Tuy nhiên, rửa mũi liên tục không những không đem lại hiệu quả mà còn gây đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tùy vào tình trạng, biểu hiện ở trẻ mà cha mẹ nên rửa mũi với tần suất khác nhau

  • Trường hợp trẻ bị viêm mũi, họng, viêm đường hô hấp thì nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Mũi đặc, quánh nhiều dịch nhầy tích tụ trong khoang mũi, mẹ nên rửa 2-4 lần/ngày để làm loãng dịch tiết, đẩy ra ngoài.

  • Trường hợp trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm thì nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Rửa mũi cho trẻ ngay khi đi từ ngoài về hay nhỏ mũi khoảng 2 lần/tuần để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Vì mũi trẻ không bị bệnh nên chỉ nên nhỏ tối đa 2 lần/tuần, hạn chế lạm dụng việc nhỏ mũi, rửa mũi cho trẻ tránh tổn thương, kích ứng niêm mạc mũi trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh.

  • Trường hợp trẻ bị viêm mũi mạn tính: Viêm xoang, viêm mũi dị ứng.. thì nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Rửa mũi hàng ngày giúp loại bỏ, rửa trôi các dịch nhầy, bụi bẩn, làm sạch khoang mũi. Việc rửa mũi trong trường hợp này đem lại hiệu quả rất cao, giúp tống các dịch nhầy ra ngoài mũi, giúp trẻ dễ thở hơn. Ngày rửa từ 3-4 lần sẽ giúp cải thiện tình trạng khó chịu của viêm mũi dị ứng, viêm xoang đem đến hiệu quả một cách rõ rệt.

Nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý cho trẻ giúp rửa trôi dịch nhầy, bụi bẩn, làm sạch khoang mũi cho trẻ

4. Hướng dẫn rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách

Rửa mũi đem đến hiệu quả cao cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh chưa tự mình đẩy chất nhầy ra khỏi mũi. Tuy nhiên, bên cạnh tần suất rửa phù hợp, thì việc lựa chọn đúng loại nước muối sinh lý, đúng thao tác rửa và vào thời điểm thích hợp chính là kim chỉ nam giúp cải thiện các triệu chứng, bệnh lý ở viêm đường hô hấp của trẻ.

Dòng nước muối sinh lý được nhiều mẹ tin dùng và ưa chuộng nhất hiện nay chính là Fysoline Hồng.

Nước muối sinh lý này có nguồn gốc nhập khẩu từ thương hiệu Gifrer tại Pháp – thương hiệu nổi tiếng, có kinh nghiệm hàng trăm năm trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cao cấp dành cho mẹ và bé. Cùng với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, hệ thống kiểm soát vô trùng khắt khe nên rất an toàn cho trẻ, kể cả trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm.

4 bước giúp nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh dễ dàng nhất

Nước muối sinh lý Fysoline Hồng
Nước muối sinh lý Fysoline Hồng dành cho trẻ sơ sinh

Dụng cụ dùng rửa mũi cho trẻ sơ sinh nên lựa chọn các dụng cụ chuyên dụng, thích hợp cho niêm mạc non yếu của trẻ để tránh gây xước, kích ứng trẻ. Niêm mạc trẻ có thể dễ tổn thương gấp nhiều lần người lớn nên cần chọn các loại khăn lau mềm, dụng cụ rửa mũi cần có đầu nhỏ, mềm. Ống Fysoline Hồng được thiết kế đầu bo tròn, nhỏ thích hợp cho lỗ mũi của trẻ.

Với trường hợp trẻ sơ sinh có nhiều dịch mũi đặc quánh, mẹ có thể rửa mũi cho trẻ bằng dụng cụ rửa mũi nhưng cần hết sức nhẹ nhàng và cẩn thận.

Các bước thực hiện:

Chuẩn bị dụng cụ rửa mũi đầy đủ và tiến hành: Gồm nước muối sinh lý Fysoline Hồng, khăn sạch..

  • Bước 1: Mẹ đặt trẻ nằm xuống giường, kê khăn mỏng dưới đầu và cổ trẻ tránh gây ướt và gây tổn thương khi trẻ cọ sát với giường trong quá trình rửa
  • Bước 2: Xoáy đầu ống để mở nắp ống nước muối sinh lý Fysoline Hồng
  • Bước 3: Một tay đưa ống nước muối sát một bên mũi trẻ, một tay giữ nghiêng đầu trẻ sang một bên
  • Bước 4: Bóp nhẹ ống nước muối để nhỏ số giọt theo chỉ định ban đầu vào một bên mũi trẻ
  • Bước 5: Dùng khăn mềm thấm khô dịch thừa chảy ra
  • Bước 6: Thực hiện thao tác tương tự với bên mũi còn lại
  • Bước 7: Bế trẻ ngồi dạy và dùng khăn khô thấm sạch dịch thừa còn sót lại ở cửa mũi trẻ.
  • Bước 8: Dỗ trẻ và vệ sinh, bảo quản dụng cụ cho lần rửa sau

[Chia sẻ] Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối HIỆU QUẢ

Cha mẹ có thể tham khảo hướng dẫn rửa mũi đúng cách theo chuyên gia ở video dưới đây:

Thời điểm thích hợp để rửa mũi:

Mẹ nên rửa mũi khi bụng trẻ còn đói (trước khi bú, trước khi ăn, sau khi thức dậy..) vì trong quá trình rửa mũi, trẻ sơ sinh chưa hiểu hết thông điệp mà bố mẹ truyền đạt nên việc quấy khóc thường xuyên xảy ra. Rửa mũi khi trẻ no, hay vừa bú xong dễ gây nôn trớ, dẫn đến sặc gây nguy hiểm cho trẻ.

4. Lời khuyên cho cha mẹ khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có cơ thể đang trong quá trình hoàn thiện nên mọi bộ phận của con rất nhạy cảm và dễ tổn thương. Chính vì vậy, việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh mẹ cần đặc biệt quan tâm đến các thao tác, vệ sinh cũng như dòng sản phẩm đảm bảo an toàn, vô khuẩn. Một số lưu ý cho mẹ khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh:

  • Cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn trước khi thực hiện rửa mũi cho trẻ để tránh gây nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang gây nên tình trạng trầm trọng hơn
  • Nên làm ấm ống nước muối sinh lý trước khi tiến hành rửa cho trẻ
  • Thao tác cần nhẹ nhàng, dứt khoát, không gây kéo dài thời gian rửa mũi khiến trẻ khóc và sợ hãi thời gian dài.
  • Nên sử dụng nước muối sinh lý Fysoline Hồng đơn liều dùng 1 lần, đảm bảo về độ vô trùng và an toàn cho trẻ sơ từ 0 ngày tuổi.
  • Không nên sử dụng dạng bình xịt phun sương đối với trẻ sơ sinh vì cơ chế phun sương khiến trẻ dễ bị giật mình sợ hãi, lực xịt gây kích ứng niêm mạc mũi trẻ khiến trẻ dễ bị giật mình sợ hãi, lực xịt gây kích ứng niêm mạc mũi trẻ.
Vệ sinh tay sách sẽ trước khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rửa mũi cho trẻ đề phòng lây nhiễm chéo, đưa vi khuẩn từ tay mẹ sang trẻ

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc của cha mẹ nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần cùng với các lưu ý và thông tin về rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách. Fysoline hy vọng bạn có thêm nhiều kiến thức để ứng dụng và chủ động xử lý và quyết định hợp lý trước các tình huống khi trẻ có vấn đề về đường hô hấp trên khi ở nhà. Chúc cha mẹ và bé luôn mạnh khỏe, an vui.

Cách lựa chọn và sử dụng nước muối nhỏ mắt HIỆU QUẢ

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về sản phẩm nước muối sinh lý Fysoline cũng như mong muốn được tư vấn cụ thể hơn, cha mẹ hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số 1900.6424 nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 3777
Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh? Mẹ đừng bỏ qua những điều này nhé!
 524,967  Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh không là băn khoăn của rất nhiều cha mẹ trẻ. Hãy cùng...
thumbnail post 3597
7 cách vệ sinh mũi cho bé an toàn, hiệu quả
 531,055  Vệ sinh mũi cho bé là biện pháp bảo vệ, phòng tránh và hỗ trợ điều trị các vấn...
thumbnail post 3757
7 sai lầm khi rửa mũi cho trẻ 99,9% PHỤ HUYNH thường hay mắc phải
 524,426  Không phải ba mẹ nào cũng biết cách rửa mũi cho trẻ chính xác để mang lại hiệu quả,...
thumbnail post 3682
Hướng dẫn rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách 
 521,513  Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp làm sạch khoang mũi, loại bỏ được các yếu...
hotline image