4,130
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối như thế nào cho đúng? Là băn khoăn của khá nhiều bậc phụ huynh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cha mẹ chi tiết từng bước rửa mũi cho bé để đem lại hiệu quả và an toàn khi sử dụng.
Có nên rửa mũi cho bé? 5 thông tin quan trọng cha mẹ cần chú ý!
1. Nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng loại nước muối nào?
Hiện nay có các mẹ đang sử dụng 2 dạng nước muối dưới đây:
1.1. Nước muối tự pha
Nước muối tự pha do áp dụng tỉ lệ tương đối của muối trắng hạt to và nước ấm để hòa tan chúng tạo nồng độ xấp xỉ 0.9% gần như nước muối sinh lý.
Tuy nhiên, việc làm này không được khuyến khích bởi các chuyên gia y tế bởi lẽ nó sẽ xảy ra nhiều hệ lụy như:
- Không đảm bảo đúng nồng độ 0.9% ( đây là nộng độ phù hợp với sinh lý của cơ thể) nên không an toàn để rửa mũi cho trẻ. Nồng độ có thể cao quá hoặc thấp quá tùy vào kỹ thuật pha của người thực hiện mà có thể gây ra hiện tượng ưu trương/ nhược trương của tế bào. Cho nên, ở nồng độ đó nước muối tự pha không hoàn toàn phù hợp với sinh lý cơ thể mà đặc biệt là các yếu tố thể dịch.
- Ngoài ra, việc sử dụng nước muối tự pha không thể đảm bảo vô trùng tuyệt đối, có thể nhiễm vi sinh vật từ dụng cụ, nguyên liệu, tay người pha chế…mà vô tình đã làm cho sản phẩm không còn “sạch” với mũi của trẻ.
- Giai đoạn cuối của sản phẩm nước muối tự pha không qua bước lọc loại khuẩn qua màng lọc 0.2 micromet nên không loại được vi khuẩn.
Làm thế nào để rửa mũi cho trẻ sơ sinh ĐÚNG CÁCH?
1.2. Nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý được bào chế bằng phương pháp hòa tan đơn giản gồm 2 thành phần: nước cất, muối NaCl, ngoài ra có một số tá dược có thể có như ( tùy vào mỗi nhà sản xuất): Acid boric, Natri borat, Methylparaben, Propylparaben… (tuy nhiên các tá dược này có thể gây xót hay kích ứng niêm mạc mũi trẻ)
Các nguyên liệu đầu vào đảm bảo sạch, không tạp chất, vi khuẩn… được kiểm nghiệm rồi mới đưa vào sản xuất.
Quy trình sản xuất được cân đo, đong đếm đúng tỷ lệ để tạo nên dung dịch NaCl 0.9% là dung dịch đẳng trương có nồng độ tương đương các dịch cơ thể (máu, nước mắt, dịch thể khác…) với áp suất thẩm thấu và độ hạ băng điểm phù hợp không gây kích ứng da, niêm mạc của trẻ.
Thành phẩm tạo thành được kiểm tra, kiểm soát rồi mới đưa vào lưu hành trên thị trường.
Nước muối sinh lý cần đạt các tiêu chuẩn cần có (Sterile A, CE), đây là tiêu chuẩn nhằm đảm bảo cho nó thực sự an toàn cho trẻ sơ sinh.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm nước muối sinh lý, nhưng đáng nói Fysoline Hồng là ống nước muối sinh lý được nhập khẩu chính hãng từ Pháp, đạt các tiêu chuẩn:
- Nồng độ NaCl 0.9% đã được kiểm tra chất lượng thành phẩm để lưu hành.
- 100% nước muối tinh khiết, không chất bảo quản, an toàn dịu nhẹ với niêm mạc mũi của trẻ.
- Dung dịch được đựng trong ống đảm bảo vô trùng, đơn liều dùng 1 lần không gây nhiễm chéo.
- Thiết kế phù hợp, đầu ống bo tròn, trơn nhẵn thích hợp với cấu trúc của khoang mũi, không gây tổn thương bất kỳ thành phần nào của mũi.
- Sản phẩm chất lượng cao, đạt đầy đủ các tiêu chuẩn CE, Sterile A của châu âu.
Do vậy sản phẩm Fysoline Hồng có thể sử dụng an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.
4 lưu ý để sử dụng nước muối nhỏ mũi HIỆU QUẢ
2. Nên dùng dụng cụ rửa mũi nào cho trẻ sơ sinh?
Hiện nay, trên thị trường có một số dụng cụ có thể rửa mũi cho trẻ như:
- Ống hút cao su hình chữ U: đây là dụng cụ hút mũi thủ công sử dụng lực hút từ miệng của mẹ để đẩy dịch nhầy ra khỏi hốc mũi. Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi trước khi hút mũi để làm loãng dịch nhầy để hút ra dễ dàng hơn.
- Máy hút mũi: sử dụng năng lượng từ điện để tạo một lực hút mạnh, êm, đều để làm sạch mũi.
Không nên sử dụng bơm tiêm xi lanh vì đầu nó rất sắc nhọn và lực tạo ra mạnh có thể gây tổn thương mũi của trẻ.
3. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối
Cha mẹ tiến hành rửa mũi cho bé như sau:
- Bước 1: Đặt trẻ nằm đúng hướng: Có thể nằm nghiêng đầu đối diện hoặc áp lưng vào ngực mẹ, cho trẻ nằm một cách thoải mái để tránh tâm lý sợ hãi của trẻ sẽ gây khó khăn cho việc rửa mũi.
- Bước 2: Lót khăn ở cổ trẻ: lót một chiếc khăn mềm và sạch bên dưới cổ để thấm dịch rửa mũi.
- Bước 3: Tiến hành nhỏ mũi: cố định đầu trẻ nghiêng sang một bên rồi nhỏ vào bên kia từ 2-3 giọt mỗi lần, có thể sử dụng ống hút cao su hoặc máy hút để hút dịch chảy ra từ mũi. Làm tương tự với bên mũi còn lại.
- Bước 4: Lặp lại khi cần thiết: nếu cha mẹ cảm thấy mũi trẻ vẫn còn nhiều dịch nhầy hãy lặp lại các bước 1–>3 để giúp mũi trẻ thông thoáng trở lại.
- Bước 5: Lau sạch mũi với khăn mềm và sạch. Vệ sinh dụng cụ rửa mũi và bảo quản khô cho lần sử dụng sau.
4 bước giúp nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh dễ dàng nhất
4. Lời khuyên cho cha mẹ
Một số lời khuyên chúng tôi muốn gửi đến cha mẹ như:
- Không nên lạm dụng rửa mũi cho trẻ quá nhiều lần vì như vậy sẽ vô tình làm mất đi lớp chất nhầy tự nhiên của mũi- đây là lớp bảo vệ cho mũi khỏi sự tấn công của bụi bẩn, vi khuẩn, khói bụi đồng thời làm ấm cho đường thở mỗi khi gặp thời tiết lạnh.
- Khi rửa mũi cho trẻ cần tiến hành theo các bước đầy đủ đã nêu trên và làm nhẹ nhàng tránh gây tổn thương cấu trúc mũi của con.
- Lựa chọn dung dịch rửa mũi phù hợp cho trẻ, ưu tiên những sản phẩm không chứa hóa chất bảo quản an toàn cho sức khỏe của trẻ.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng của con nếu gặp những trường hợp viêm mũi nặng nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ, không nên tự điều trị có thể làm nặng thêm tình trạng của bệnh.
- Giữ ấm cho cơ thể mỗi khi giao mùa và giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh nơi bé sinh sống để bảo vệ cơ thể khỏi những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách lựa chọn và sử dụng nước muối nhỏ mắt HIỆU QUẢ
Bài viết đã cung cấp những kiến thức căn bản nhất về nước muối rửa mũi cũng như cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối, hãy là người tiêu dùng thông thái để có thể lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho bé và gia đình.
Trả lời