7,100
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ là việc mà nhiều bố mẹ vẫn làm thường xuyên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rửa mũi cho con đúng cách và hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Fysoline tìm hiểu cách rửa mũi, những kinh nghiệm và lưu ý khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn rửa mũi cho bé đúng cách theo chuẩn chuyên gia tại nhà
1. Cách rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Rửa mũi cho trẻ là một việc tưởng chừng như đơn giản, nhưng không phải mẹ nào cũng rửa mũi cho con đúng cách.
Xem thêm: Có nên rửa mũi cho bé? 5 thông tin quan trọng cha mẹ cần biết
Dưới đây là cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ đơn giản, an toàn và hiệu quả mẹ có thể tham khảo:
Chuẩn bị dụng cụ:
- 1 dụng cụ rửa mũi chuyên dụng
- 1 miếng lót caryl (có thể sử dụng miếng lót bất kỳ hoặc khăn bông dày)
- 2 chiếc khăn sữa
- 1 lọ dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%
Tiến hành rửa mũi cho trẻ:
- Bước 1 – Trải khăn và đặt trẻ nằm lên giường: Trải tấm lót lên giường và đặt trẻ nằm nghiêng, đầu trẻ gối lên tấm lót.
- Bước 2 – Giữ trẻ nằm cố định: Đặt một tay lên đầu trẻ và giữ nhẹ để tránh gây tổn thương cho trẻ trong quá trình rửa mũi.
- Bước 3 – Đặt khăn sữa trên ngực trẻ: Để thấm dịch rửa mũi chảy ra.
- Bước 4 – Rửa một bên mũi phía trên: Nhẹ nhàng bơm nước muối sinh lý vào lỗ mũi phía trên của trẻ để dung dịch chảy từ từ qua lỗ mũi còn lại hoặc qua miệng trẻ. Lặp lại bước này đến khi thấy dịch chảy ra trong và sạch.
- Bước 5 – Nhẹ nhàng lau sạch mũi và miệng trẻ bằng khăn sữa.
- Bước 6 – Rửa bên mũi còn lại: Lặp lại thao tác tương tự với lỗ mũi bên còn lại.
Lưu ý: Với trẻ dưới 1 tuổi, nên đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên; Với trẻ trên một tuổi, có thể để trẻ ngồi cúi đầu.
2. Kinh nghiệm rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Ngoài việc rửa mũi đúng theo quy trình đã hướng dẫn ở trên, có một số kinh nghiệm có thể giúp việc rửa mũi cho con được hiệu quả và an toàn hơn.
2.1. Cẩn trọng khi dùng xi lanh rửa mũi
Đối với trẻ nhỏ, các mẹ nên thật cẩn trọng khi dùng xi lanh để rửa mũi cho trẻ. Bởi nếu dùng xi lanh sai cách hoặc không cẩn thận, có thể dẫn tới một số tình trạng như:
- Trẻ bị sặc: Trong lúc rửa mũi nếu mẹ không kiểm soát được tốc độ bơm dung dịch, dung dịch tràn vào đường thở sẽ khiến trẻ bị sặc.
- Niêm mạc mũi bị tổn thương: Nếu lúc rửa mũi trẻ ngọ nguậy, mẹ giữ không chắc, đầu xi lanh dễ bị chọc vào và làm trầy xước niêm mạc mũi non nớt của trẻ. Đồng thời, việc bơm rửa với tốc độ nhanh, mạnh cũng dễ khiến niêm mạc mũi tổn thương.
- Viêm tai giữa: Bơm xi lanh áp lực lớn và mạnh, dịch rửa mũi nhiều tràn qua tai, ứ đọng lại gây viêm tai giữa.
Xem thêm: Xịt rửa mũi bằng xi lanh – Nguy hiểm khôn lường cho trẻ
Chính vì vậy, mẹ chỉ nên dùng xi lanh khi thật sự thuần thục các thao tác hoặc khi không còn dụng cụ nào khác thay thế.
2.2. Nên rửa mũi khi trẻ còn thức
Mẹ chỉ nên rửa mũi khi trẻ còn thức, không quấy khóc. Bởi vì khi con ngủ mà mẹ rửa mũi, các vi khuẩn, nấm sẽ dễ cùng với dịch rửa mũi chảy ngược vào cổ họng con. Điều này không những khiến trẻ dễ sặc mà còn tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản…
2.3. Xử lý nhanh các trường hợp xảy ra khi rửa mũi cho trẻ
Khi rửa mũi cho trẻ, sẽ có nhiều sự cố xảy ra mà mẹ cần lượng trước và biết cách xử lý nó:
- Trường hợp dịch rửa mũi chảy vào tai: Khi dịch rửa mũi chảy vào tai con, mẹ hãy đặt trẻ nằm nghiêng để dịch trong tai chảy hết ra. Trong trường hợp cần, mẹ có thể rửa lại tai con bằng cách nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai rồi lại đặt con nằm nghiêng cho dịch chảy ra hết, lấy bông ngoáy tai lau khô.
- Trường hợp dịch rửa mũi trôi xuống họng, miệng: Khi dịch rửa mũi trôi xuống miệng, họng, mẹ nên cho con súc miệng bằng nước muối sinh lý. Sau đó, để con uống một ngụm nước lọc để phần dịch còn ở họng trôi hết xuống dạ dày, hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn từ dịch mũi gây viêm họng.
Do đó, khi rửa mũi ở lượt đầu tiên, mẹ chỉ nên nhỏ/ xịt một ít trước để trẻ làm quen và thích nghi.
Xem thêm: 7 sai lầm khi rửa mũi cho trẻ 99,9% PHỤ HUYNH thường mắc phải
3. Lưu ý khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Cùng với những hướng dẫn và kinh nghiệm rửa mũi ở trên, mẹ cũng cần lưu ý một số điểm nhỏ sau đây khi rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý.
3.1. Không tự pha nước muối sinh lý tại nhà cho trẻ
Thành phần chuẩn của nước muối sinh lý bao gồm: 0,9 gam muối Natri clorua hòa tan trong 100 ml nước tinh khiết.
Việc pha nước muối sinh lý tại nhà cho trẻ có thể gặp phải một số trường hợp sau:
- Lượng muối không đủ: Khi tự pha nước muối ở nhà, việc đong muối bằng cách ước chừng hoặc không có cân kỹ thuật chuyên dụng sẽ dễ khiến lượng muối thừa hoặc thiếu so với quy định. Nếu lượng muối không đủ, dung dịch pha xong sẽ không đảm bảo được độ đẳng trương, không phát huy được tác dụng.
- Lượng muối vượt quá mức cho phép: Khi nồng độ muối trong dung dịch vượt quá mức 0,9%, vừa không có tác dụng, vừa gây kích ứng, rát niêm mạc mũi, đặc biệt là với niêm mạc nhạy cảm của trẻ nhỏ.
- Nguyên liệu và môi trường không đảm bảo vô khuẩn: Vi sinh vật không thể nhìn thấy bằng mắt thường có trong muối, nước và môi trường xung quanh (tay, dụng cụ…) có thể theo nước muối xâm nhập vào cơ thể, gây nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ.
3.2. Nước muối sinh lý chỉ thực sự phát huy khi trẻ có vấn đề về hô hấp
Nước muối sinh lý có thể làm sạch mũi trẻ bằng cách rửa trôi bụi bẩn, các vi khuẩn, vi nấm gây bệnh, đồng thời rửa trôi chất nhầy để thuốc thấm vào niêm mạc mũi tốt hơn.
Tuy nhiên, mẹ chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi khi trẻ có dấu hiệu khô mũi, nghẹt mũi, viêm mũi, viêm đường hô hấp trên…
Khi mũi trẻ bình thường, mẹ không nên rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý quá thường xuyên. Việc rửa bằng nước muối sinh lý thường xuyên như vậy có thể làm mất đi lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc mũi, mất đi chức năng làm ấm và ẩm không khí của mũi trẻ.
3.3. Tránh nhầm lẫn cồn với nước muối sinh lý
Chai nước muối sinh lý và chai cồn 500 ml có hình dạng gần giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn nếu mẹ không để ý cẩn thận.
Nếu lấy nhầm cồn để rửa mũi cho trẻ sẽ gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng: kích ứng niêm mạc, bỏng niêm mạc, nếu hít vào có thể gây viêm phổi, ngộ độc, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Chính vì vậy, mẹ nên để chai nước muối sinh lý và chai cồn ở hai nơi khác nhau và đọc kỹ nhãn dán trên chai trước khi sử dụng.
3.4. Chọn chai nước muối có đầu vo tròn, ống đơn liều
Nước muối sinh lý được đóng gói với nhiều hình dạng khác nhau: Chai nhỏ có đầu nhỏ giọt, chai có miệng lớn, ống có đầu vo tròn…
Riêng với trẻ nhỏ, mẹ nên ưu tiên sử dụng nước muối sinh lý được đóng trong ống có đầu vo tròn. Bởi việc sử dụng các đầu ống như của xi lanh hay đầu nhỏ giọt thông thường rất dễ va chạm và làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
Nước muối sinh lý được sản xuất với nhiều dung tích khác nhau: 5ml, 10ml, 100ml, 500ml… để phục vụ các mục đích khác nhau.
Khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ nhỏ, mẹ nên lựa chọn loại có dung tích nhỏ, đặc biệt là những loại ống đơn liều được chia liều sẵn. Bởi vì dung chai dung tích lớn, mẹ sẽ khó kiểm soát lượng dung dịch cần rửa cho trẻ, dễ gây tổn thương niêm mạc mũi của con khi dùng quá nhiều.
Việc sử dụng loại ống vo tròn, đơn liều sẽ có giá thành cao hơn các loại nước muối sinh lý đóng trong chai lớn. Khi đặt lợi ích của trẻ nhỏ lên hàng đầu, chúng ta sẽ thấy việc sử dụng loại ống vo tròn là vô cùng hợp lý.
3.5. Không sử dụng bình xịt rửa mũi cho trẻ dưới 1 tuổi
Bình xịt rửa mũi là sản phẩm thường được nhiều bố mẹ lựa chọn để rửa mũi cho trẻ. Dạng bình xịt này hoạt động dựa trên nguyên tắc: Bình xịt có dạng bình úp ngược tạo dòng chảy ổn định, dung dịch bên trong bình sẽ được đẩy ra thành dòng qua vòi móc ngược.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng, không nên sử dụng bình xịt cho trẻ dưới 1 tuổi, vì một số nguyên nhân sau đây:
- Niêm mạc mũi trẻ dễ bị tổn thương: Bình xịt có vòi dài, dễ đưa vào sâu bên trong. Đồng thời, niêm mạc mũi trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, nên khi va chạm vòi xịt sẽ dễ làm xây xát và tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
- Lực đẩy mạnh, khó kiểm soát: Lực của dòng dung dịch chảy qua vòi khó kiểm soát có thể làm dịch nhầy trào ngược lên trên, sang hai bên tai, gây viêm giữa và ù tai. Đồng thời, lựa đẩy quá mạnh có thể khiến dịch rửa mũi chảy qua thanh quản xuống khí quản, gây kích thích, co thắt thanh khí phế quản, khiến trẻ khó thở, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Chính vì vậy, với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, mẹ chỉ nên sử dụng bình xịt khi trẻ bị nghẹt mũi nặng, khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ, điều dưỡng. Khi đó, nên nên ưu tiên chọn loại bình xịt có đầu làm bằng silicon mềm để hạn chế tối đa tác động lên niêm mạc mũi.
3.6. Nước muối sinh lý loại nào tốt?
Nước muối sinh lý là một loại dung dịch được điều chế từ muối NaCl và nước theo tỷ lệ 0,9%, nghĩa là: 9g muối Natri clorua (NaCl) tinh khiết hoàn tan hoàn toàn trong 1 lít nước tinh khiết.
Có nhiều loại nước muối sinh lý khác nhau như:
- Dung dịch nước muối sinh lý tiêm truyền: Dạng này được bào chế vô khuẩn, dùng để tiêm truyền trực tiếp, thường đóng trong túi/ chai dung tích 100ml, 500ml.
- Nước muối sinh lý nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai: Dạng này thường được đóng trong ống 5ml, chai 10ml. Riêng nước muối sinh lý nhỏ mắt được bào chế vô khuẩn. Do đó, có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt để nhỏ tai, nhỏ mũi, nhưng không được dùng các loại nước muối sinh lý khác để nhỏ mắt.
- Nước muối sinh lý dùng rửa vết thương, súc miệng: Dạng này thường được đóng trong chai 500ml, tuy không yêu cầu vô khuẩn, nhưng vẫn phải đạt một giới hạn nhiễm khuẩn nhất định.
Vậy nên, các bạn có thể sử dụng dung dịch nước muối tiêm truyền, nhỏ mắt để rửa mũi nhưng lưu ý là không được làm ngược lại. Nước muối súc miệng, rửa vết thương không được dùng để rửa mũi.
Fysoline Hồng – Vệ sinh mắt mũi hàng ngày
Để rửa mũi cho trẻ, mẹ cần lựa chọn loại nước muối sinh lý đạt đầy đủ các tiêu chí sau:
- Nước muối sinh lý chuyên dùng để nhỏ mũi
- Ưu tiên dùng nước muối sinh lý đơn liều hoặc chai xịt có van 1 chiều – chống nhiễm khuẩn ngược vào trong chai/lọ đựng
- Đầu ống bo tròn để tránh xây xước niêm mạc mũi của trẻ
- Không chứa chất bảo quản. Chất bảo quản (tiêu biểu là benzalkonium clorid,…) có trong nước muối sẽ tiêu diệt tế bào bạch cầu niêm mạc mũi, làm giảm khả năng đề kháng khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.
Trên đây là hướng dẫn cách rửa mũi và những kinh nghiệm khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp mẹ an tâm hơn khi rửa mũi và lựa chọn nước muối sinh lý khi rửa mũi cho con. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, mẹ vui lòng liên hệ ngay với Fysoline để được giải đáp và tư vấn kịp thời.
Trả lời