[Chuyên gia giải đáp] Có nên rửa mũi cho bé không? 

Fysoline
03/06/2021
05/06/2021

 5,471 

 5,472 

Có nên rửa mũi cho bé là câu hỏi khiến rất nhiều bố mẹ băn khoăn. Theo các chuyên gia y tế, việc rửa mũi cho bé là việc nên làm để hệ hô hấp bé khỏe mạnh. Để hiểu rõ hơn, mẹ hãy cùng Fysoline tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Xem thêm: Kinh nghiệm “xương máu” khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ

Có nên rửa mũi cho bé không
Rửa mũi cho bé là việc nên làm nhưng không phải lúc nào mẹ cũng nên rửa mũi cho bé

1. Có nên rửa mũi cho bé không?

Rửa mũi cho bé là việc mà các bố mẹ vẫn thường làm để giúp mũi con sạch bụi bẩn, sạch khuẩn và thông thoáng hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc rửa mũi cũng có lợi cho bé. Mẹ nên căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem có nên rửa mũi cho con hay không.

Mẹ CÓ NÊN rửa mũi cho bé trong các trường hợp sau:

  • Vệ sinh mũi: Mũi của bé là nơi thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ngoài. Vì vậy việc vệ sinh mũi cho bé sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi sinh vật và dịch nhầy trong mũi. Từ đó, bé sẽ có đường thở thông thoáng, sạch sẽ, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới. Tuy nhiên tần suất rửa mũi ở trường hợp này là không thường xuyên, chỉ  2-3 lần/tuần.
  • Khi bé bị sụt sịt, nghẹt mũi, viêm mũi: Khi rửa mũi, dịch nhầy, dịch tiết ở mũi sẽ bị làm loãng và rửa trôi nhanh chóng, giúp mũi thông thoáng, bé hít thở dễ dàng hơn. Đồng thời, các vi khuẩn, nấm, bụi bẩn… sẽ cùng dịch rửa mũi trôi ra ngoài, góp phần ngăn ngừa và hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên, cảm cúm, cảm lạnh.
Mẹ nên rửa mũi khi thấy bé sụt sịt, nghẹt mũi
Mẹ nên rửa mũi khi thấy bé sụt sịt, nghẹt mũi, viêm mũi

Tuy nhiên, mẹ không nên rửa mũi khi mũi của bé hoàn toàn bình thường, khô thoáng và sạch sẽ.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Bình thường trẻ mũi khô sạch sẽ, không làm sao mà rửa mũi, vô hình chung bố mẹ đã làm mất hết lớp bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Chỉ những trường hợp viêm nhiễm: nghẹt mũi, chảy mũi tiết nhiều dịch nhầy, lúc đó bắt buộc rửa mũi hoặc khi bé có gỉ mũi khô, ngoáy mũi nhiều do ngứa, để tránh trẻ bóc khô gây rát mũi, cha mẹ nên vệ sinh giúp trẻ. Ngoài ra, trẻ đi xa, đi qua vùng bụi bẩn nhiều cũng nên rửa mũi cho bé.”

Trong mũi, hốc mũi của bé được bọc bởi một lớp màng nhầy tự nhiên. Lớp màng này có vai trò bảo vệ, có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí hít vào, đồng thời giữ lại bụi bẩn và vi sinh vật từ môi trường ngoài. Việc rửa mũi thường xuyên khi mũi bé hoàn toàn bình thường có thể khiến lớp màng bảo vệ này mất đi, bé sẽ dễ bị khô mũi, viêm mũi, viêm họng, thậm chí là viêm phế quản, viêm phổi.

Chính vì vậy, mẹ chỉ nên rửa mũi cho bé khi bé có những dấu hiệu nghẹt mũi, viêm mũi, đi đường bụi bẩn… và không nên lạm dụng việc rửa mũi khi mũi bé hoàn toàn bình thường.

2. Các lỗi mẹ thường gặp khi rửa mũi cho bé

Rửa mũi cho con tưởng như một việc làm đơn giản, nhưng có không ít các mẹ vẫn mắc lỗi khi rửa mũi cho bé. Các lỗi thường gặp của mẹ khi rửa mũi cho bé có thể kể đến như:

Xem thêm: 7 sai lầm khi rửa mũi cho trẻ 99,9% PHỤ HUYNH thường mắc phải

2.1. Sai lầm khi lựa chọn dụng cụ

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, mẹ không nên sử dụng xi lanh để rửa mũi cho bé, đặc biệt là với bé dưới 1 tuổi.

Bởi vì niêm mạc mũi bé chưa hoàn thiện, vẫn còn mỏng và non nớt. Trong khi đó, đầu xi lanh nhỏ, khá sắc, không sạch khuẩn. Nếu mẹ không cẩn thận có thể khiến đầu xi lanh va chạm làm xầy xước, phù nề niêm mạc mũi khiến bé dễ bị viêm mũi nặng hơn.

Ngoài ra, việc rửa mũi cho bé bằng xi lanh còn mang lại một số nguy cơ khác như:

  • Nguy cơ viêm tai giữa: Khi rửa mũi bằng xi lanh, nếu mẹ không cẩn thận làm lượng dịch bơm vào quá nhiều chưa kịp chảy ra ngoài theo mũi còn lại, chúng sẽ tràn vào vòi nhĩ, và ứ đọng ở hòm nhĩ, gây viêm tai giữa.
  • Tổn thương niêm mạc mũi do áp lực lớn: Nếu mẹ không kiểm soát tốt, xi lanh có thể tạo ra áp lực bơm lớn, gây tổn thương, thậm chí phù nề niêm mạc mũi của bé.
Không nên rửa mũi bằng xilanh
Rửa mũi bằng xi lanh có thể gây viêm tai giữa, tổn thương niêm mạc mũi bé

Để hạn chế tối đa các nguy cơ trên, Fysoline mách mẹ một số cách rửa mũi thay thế cho xi lanh đơn giản và hiệu quả:

  • Sử dụng ống đơn liều nước muối sinh lý: Mẹ chỉ cần đặt bé nằm nghiêng và giữ đầu bé cố định, rồi nhỏ 3 – 5 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi bé. Cách này khá đơn giản khi thực hiện và an toàn cho bé.
  • Sử dụng phương pháp xông hơi để rửa mũi cho trẻ: Khi bé sổ mũi, mũi tiết nhiều dịch nhầy, mẹ có thể dùng máy xông hơi hoặc mở sẵn vòi nước nóng để tạo hơi ẩm trong nhà tắm rồi bế bé vào khoảng 3 – 5 phút.
  • Sử dụng máy phun sương hoặc kê đầu cao để rửa mũi cho trẻ: Mẹ chỉ cần kê đầu bé lên cao, và bật máy phun sương để vệ sinh mũi cho bé. Cách này phát huy ưu thế khi bé có dấu hiệu khó thở.
Dùng máy xông hơi rửa mũi cho bé
Thay vì dùng xi lanh, mẹ nên dùng ống đơn liều, xông hơi hoặc máy phun sương rửa mũi cho bé

2.2. Tự ý pha chế nước rửa mũi

Nhiều bố mẹ tự ý pha chế nước muối sinh lý ở nhà, ngâm tỏi vào nước muối sinh lý để rửa mũi cho con.

Nếu mẹ cũng nằm trong số đó thì hãy dừng việc đó lại, vì việc tự ý pha chế nước muối rửa mũi cho bé có thể gặp phải một số trường hợp sau đây:

  • Chất lượng nước muối sinh lý tự pha không đảm bảo: Khi tự pha chế ở nhà với các dụng cụ thô sơ, nước muối có thể quá đặc, nguyên liệu pha chế không đảm bảo tinh khiết, môi trường pha chế chưa hợp vệ sinh… Khi đó, các dung dịch tự pha chế có thể vừa không hiệu quả, vừa gây kích ứng, viêm nhiễm mũi cho bé.
  • Tổn thương niêm mạc mũi do tỏi: Tỏi là loại có đặc tính rất cay nóng, dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể khiến niêm mạc mũi bị bỏng rát, phù nề và kích ứng nghiêm trọng.
Không nên tự pha nước muối sinh lý tại nhà để rửa mũi
Bố mẹ không nên tự ý pha nước muối sinh lý tại nhà để rửa mũi cho bé

2.3. Lạm dụng rửa mũi

Chuyên gia khuyến cáo mẹ chỉ nên rửa mũi cho trẻ khi thực sự cần thiết, là khi trẻ gặp các vấn đề như: Nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi, đi đường bụi bẩn…

Việc lạm dụng rửa mũi quá thường xuyên có thể làm lớp màng nhầy bảo vệ trên niêm mạc mũi bị mất đi. Lâu dần, mũi bé sẽ bị khô, bụi bẩn và các vi sinh vật dễ dàng đi sâu vào bên trong đường hô hấp, gây tổn thương niêm mạc, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản… mạn tính.

Chính vì vậy, tần suất rửa mũi sẽ phụ thuộc vào từng tình trạng và mức độ bệnh khác nhau của bé.

Cụ thể như sau:

  • Khi vệ sinh thông thường: Mẹ nên rửa mũi cho con 3 – 4 lần/ tuần.
  • Khi bé thường xuyên đi đường bụi bặm: Mẹ có thể rửa mũi cho con 1 lần/ ngày để loại bỏ bụi bẩn.
  • Khi bé bị sổ mũi, nghẹt mũi: Với trường hợp này, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên rửa mũi cho bé 2 – 3 lần/ ngày để giữ đường thở luôn sạch và thông thoáng.
Lạm dụng rửa mũi
Lạm dụng việc rửa mũi có thể phản lại tác dụng, gây tổn thương cho mũi bé

2.4. Không nắm được các bước rửa mũi đúng cách

Việc rửa mũi cần có sự hợp tác và phối hợp nhịp nhàng giữa mẹ và bé để thu được hiệu quả và an toàn cho bé.

Có nhiều mẹ chưa nắm được các bước rửa mũi đúng cách nên thường phạm phải một số lỗi như ép bé nằm để rửa mũi. Việc dùng sức để đè ép quá mức có thể khiến trẻ sinh tư thế phản kháng bằng cách kêu la, gào khóc, giãy giụa, khiến việc rửa mũi gặp khó khăn, thậm chí làm tổn thương bé.

Do đó, trước khi rửa mũi, mẹ nên tạo cho con tâm lý thoải mái, tìm cách động viên để con hợp tác thay vì ép buộc, để tránh con có ác cảm và ám ảnh về việc rửa mũi.

Khi rửa mũi, mẹ cần cố gắng giữ trẻ cố định ở tư thế đúng, giúp con điều chỉnh hơi thở nhịp nhàng, để tránh con bị sặc, đau và tránh dịch rửa chảy tràn xuống miệng hoặc tràn sang tai.

Vậy thì, trong những trường hợp có nên rửa mũi cho bé thì phải rửa mũi cho bé như thế nào mới đúng cách và hiệu quả?

Xem thêm: Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh: 9 sai lầm NGHIÊM TRỌNG

3. Hướng dẫn mẹ rửa mũi cho bé đúng cách

Dưới đây, Fysoline sẽ hướng dẫn mẹ cách rửa mũi cho bé đúng cách, đơn giản mà hiệu quả lại tốt nhất cho bé.

Chuẩn bị dụng cụ rửa mũi cho bé:

  • Nước muối sinh lý đẳng trương, đơn liều Fysoline Hồng
  • Gạc hoặc khăn sạch
  • Quả bóp
  • Tăm bông

Tiến hành rửa mũi cho bé:

Bước 1 – Dùng gạc/ khăn sạch thấm sạch bên ngoài mũi:

  • Mẹ nên thao tác nhẹ nhàng để bé không đau.
  • Sau khi lau xong một bên mũi, mẹ nên thay gạc/ khăn để thao tác tương tự với bên còn lại.
Dùng gạc thấm sạch bên ngoài mũi cho bé
Việc sử dụng khăn/ gạc riêng đối với từng bên mũi giúp tránh lây lan vi khuẩn

Bước 2 – Đặt bé nằm đúng tư thế: Để bé nằm ngửa, dùng một tay đỡ gáy và nâng đầu bé lên một chút sao cho đầu bé hơi ngửa.

Đặt bé nằm đúng tư thế
Nâng đầu bé hơi cao, giữ đầu bé hơi ngửa ra sau giúp cho việc vệ sinh dễ dàng hơn

Bước 3 – Mát xa nhẹ nhàng sống mũi:

  • Dùng tay mát xa sống mũi nhẹ nhàng để làm tan dịch nhầy ở sâu bên trong mũi bé.
  • Dùng gạc/ khăn sạch thấm hết dịch nhầy chảy ra.
Mát xa mũi nhẹ nhàng cho bé
Mát xa mũi nhẹ nhàng giúp dịch nhầy trong mũi lỏng ra và chảy ra ngoài

Bước 4 – Dùng tăm bông vệ sinh bên trong mũi: Với những bé không tự hắt xì hơi ra được, dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý Fysoline Hồng.

  • Đưa tăm bông vào bên trong lỗ mũi, xoáy nhẹ để kéo dịch nhầy và gỉ mũi ra ngoài.
  • Làm tương tự với mũi còn lại với chiếc tăm bông khác.
Dùng tăm bông vệ sinh bên trong mũi cho bé
Sử dụng tăm bông thấm nước muối sinh lý Fysiline Hồng sẽ giúp dịch nhầy đặc dễ dàng lấy ra hơn
Khi dùng tăm bông bé phải thật nhẹ nhàng
Mẹ nên hết sức từ từ và nhẹ nhàng khi đưa tăm bông vào mũi bé

Bước 5 – Sử dụng quả bóp bóng hút dịch mũi:

  • Với những bé có dịch mũi đặc quánh, khó khăn khi dùng tăm bông, mẹ nên sử dụng quả bóp bóng chuyên dụng để hút mũi cho bé.
  • Ưu tiên chọn quả bóp có đầu cao su, mềm mại để hạn chế xây xước niêm mạc mũi.
Sử dụng quả bóng hút dịch mũi cho bé
Mẹ chỉ nên dùng quả bóp hút mũi khi dịch mũi đặc quánh, khó vệ sinh bằng tăm bông

Xem thêm: Hướng dẫn rửa mũi cho bé đúng cách theo chuẩn chuyên gia tại nhà

Tham khảo video hướng dẫn rửa mũi đúng cách cho bé:

Lưu ý: Khi thấy dịch mũi hút ra đặc quánh, có màu xanh và vàng, mẹ có thể tăng tần suất vệ sinh mũi lên 6 – 8 lần/ ngày hoặc làm theo chỉ định của bác sĩ nếu có.

Như vậy, với câu hỏi: Có nên rửa mũi cho bé không thì câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, mẹ cần nắm được khi nào nên rửa mũi cho bé, quy trình rửa mũi đúng cách để tránh tác dụng ngược. Nếu còn băn khoăn, mẹ có thể liên hệ với Fysoline qua web https://fysoline.vn/ hay theo số hotline 19006424 để được hỗ trợ tận tình nhất!

Vui lòng để lại đánh giá cho bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 3777
Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh? Mẹ đừng bỏ qua những điều này nhé!
 524,985  Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh không là băn khoăn của rất nhiều cha mẹ trẻ. Hãy cùng...
thumbnail post 3597
7 cách vệ sinh mũi cho bé an toàn, hiệu quả
 531,073  Vệ sinh mũi cho bé là biện pháp bảo vệ, phòng tránh và hỗ trợ điều trị các vấn...
thumbnail post 3757
7 sai lầm khi rửa mũi cho trẻ 99,9% PHỤ HUYNH thường hay mắc phải
 524,442  Không phải ba mẹ nào cũng biết cách rửa mũi cho trẻ chính xác để mang lại hiệu quả,...
thumbnail post 3682
Hướng dẫn rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách 
 521,531  Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp làm sạch khoang mũi, loại bỏ được các yếu...
hotline image