9 sai lầm NGHIÊM TRỌNG trong cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Fysoline
03/06/2021
08/10/2021

 7,863 

 7,864 

Không phải ai lần đầu làm mẹ cũng biết cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách đạt hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo an toàn cho bé mới chào đời. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến 9 sai lầm nghiêm trọng trong cách vệ sinh mũi cho trẻ, giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc trẻ tốt hơn!

Xem thêm: [Chuyên gia giải đáp] Có nên rửa mũi cho bé không? 

1. Hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng

Hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng là một phương pháp được các bà mẹ thường xuyên thực hiện bởi sự tiện lợi, đơn giản cùng với đó là không gây đau cho trẻ. Phương pháp này được thực hiện bởi sự ảnh hưởng theo cách nuôi của ông bà ngày xưa khi các công cụ hiệu đại, hỗ trợ chưa có.

Tuy nhiên, hút mũi cho trẻ bằng miệng được khẳng định là một sai lầm nghiêm trọng nhất trong các biện pháp để vệ sinh mũi đối với trẻ, bởi tính phản khoa học và cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hại đối với trẻ.

Một trong những nguy hại của phương pháp hút mũi bằng miệng đối với trẻ có thể kể đến như:

  • Gây nhiễm trùng mũi với trẻ, tăng nguy cơ lây nhiễm chéo: Khi bạn hút mũi bằng miệng cho trẻ vô tình cũng đưa vi khuẩn, virus, nấm,… vào đường hô hấp của trẻ. Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, kém hơn so với trẻ nhỏ rất nhiều, biện pháp này có thể dẫn đến hệ quả là tình trạng bệnh sẽ nặng hơn với các triệu chứng như: nước mũi nhiều hơn, với màu từ trong suốt, loãng thành màu vàng đục có thể kèm theo triệu chứng như sốt, tiêu chảy, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường hô hấp,.. rất nguy hiểm tới con.
  • Tổn thương niêm mạc mũi của bé: Với trẻ sơ sinh, niêm mạc mũi rất yếu, mỏng manh do vậy khi bạn không kiểm soát được lực hút sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi, gây đau rát,…Bên cạnh đó, khi niêm mạc bị tổn thương thì càng tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh cho trẻ. Khi bạn thường xuyên thực hiện biện pháp này thì hậu quả nghiêm trọng nhất là niêm mạc mũi bị teo lại, cũng như ảnh hưởng tới khả năng thở, khứu giác của trẻ.
  • Để lại tâm lý sợ hãi cho trẻ: Ngoài khả năng gây tổn thương, gia tăng nhiễm trùng thì việc hút mũi cho trẻ bằng miệng cũng gây tâm lý sợ hãi đối với trẻ, thường có biểu hiện sợ hãi, khóc, chống lại bố mẹ. Với hành động kháng cự lại bố mẹ, trẻ quấy khóc có thể làm việc hút mũi không hiệu quả, an toàn, gây tổn thương đối với niêm mạc mũi con, ngoài ra còn có thể khiến trẻ bị sặc.

Hiện nay đã có rất nhiều biện pháp, công cụ giúp hút mũi cho trẻ mà hiệu quả, an toàn rất cao. Ba mẹ có thể sử dụng những biện pháp như sử dụng công cụ hút mũi, có thể kể đến như: Ống hút mũi, ống chữ U, ống bơm. Với trẻ sơ sinh bị viêm mũi quá 5 ngày thì Fysoline khuyên các mẹ nên đưa con đến các phòng khám hoặc cơ sở y tế gần nhất để vệ sinh mũi cho con.

Không hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng
Hút mũi bằng miệng cho trẻ sơ sinh – Lợi ít hại nhiều

2. Lạm dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh hằng ngày

Một số ba mẹ có thói quen lạm dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ hằng ngày. Nước muối sinh lý có thể giúp dịch nhầy mũi loãng để dễ hút hơn, để mũi trẻ thông thoáng. Tuy nhiên nếu như không sử dụng đúng cách có thể để lại một số hệ quả thường gặp khi ba mẹ lạm dụng nước muối sinh lý cho trẻ như:

  • Trẻ sơ sinh hay trẻ em đều có lớp dịch tự nhiên của mũi có tác dụng làm ấm, ẩm luồng không khí, ngoài ra còn có tác dụng miễn dịch, tiêu diệt vi khuẩn. Sau 1 thời gian lạm dụng nước muối sinh lý, khi bạn ngừng sử dụng cho bé có thể khiến cho niêm mạc mũi giảm độ ẩm, gây khô rát, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công bé.
  • Bên cạnh đó, việc rửa mũi nhiều thì tỷ lệ sai tư thế, sai cách cũng dễ xảy ra. Việc này sẽ khiến trẻ đau, chảy máu, và có khả năng gây viêm tai giữa do vi khuẩn đi sâu vào trong.

Do vậy, bạn chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh trong một số trường hợp cần thiết là trẻ có vấn đề về đường hô hấp như cảm cúm, tăng tiết dịch nhầy, viêm nhiễm,… dịch nhầy đặc quánh, có khả năng làm hạn chế, bít tắc đường thở của bé gây nên tình trạng sốt, khó thở, ho đờm,.. Khi gặp tình trạng này bạn nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh khoảng 3 – 4 lần/ ngày để giúp trẻ dễ thở hơn, đường thở thông thoáng.

Lạm dụng vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý
Lạm dụng vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

3. Không vệ sinh tay trước khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Việc không vệ sinh tay sẽ mang lại những hậu quả ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sơ sinh. Tay là bộ phận tiếp xúc với rất nhiều đồ dùng, vật dụng cũng như có khả năng chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, bụi bẩn mà mắt thường không nhìn thấy được.

Khi không rửa tay mà tiếp xúc với miệng trẻ có thể dễ truyền các vi khuẩn gây bệnh đối với bé. Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh khi hệ miễn dịch còn yếu thì ba mẹ nên thường xuyên rửa tay trước khi tiếp xúc với trẻ.

rửa tay trước khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Rửa sạch tay sẽ trước khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

4. Các dụng cụ vệ sinh mũi không được sạch sẽ

Không chỉ với trẻ sơ sinh mà bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng cần được vệ sinh dụng cụ trước khi rửa mũi. Việc không vệ sinh lại các công cụ này có khả năng gây ra các tác hại cho trẻ, một trong số đó là nguy cơ tăng viêm nhiễm trên đường hô hấp.

Trong các dụng cụ có chứa vi khuẩn, chất nhầy bẩn khi sử dụng sẽ làm tăng khả năng tiếp xúc với vi khuẩn.

Để rửa sạch các dụng cụ này, bạn có thể sử dụng xà phòng, nước sạch hay nước muối trước và sau khi vệ sinh mũi cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ.

5. Để trẻ sơ sinh nằm sai tư thế khi rửa mũi

Khi tiến hành rửa mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ thường có hành động phản kháng, chống cự lại bố mẹ, rất khó nằm im. Do vậy, tư thế rửa mũi không đúng có thể ảnh hưởng đến quá trình vệ sinh mũi, gây không hiệu quả, không an toàn với bé.

Tư thế các bà mẹ thường thực hiện khi vệ sinh mũi cho trẻ khi vệ sinh mũi là để trẻ nằm ngửa đầu, đầu cao hơn cổ được khẳng định là chưa đủ an toàn để thực hiện, đặc biệt là khi chỉ có một người. Việc nằm ngửa khi rửa mũi khiến cho dung dịch vệ sinh mũi không thoát ra ngoài được mà lại chảy ngược vào khoang mũi của trẻ, có thể xuống họng gây tình trạng sặc, khó thở.

Ngoài ra, 3 cơ quan tai – mũi – họng có quan hệ mật thiết với nhau, việc để dịch vệ sinh mũi chảy qua tai có khả năng gây ra viêm tai giữa, ảnh hưởng đến trẻ.

Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn tư thế đúng của trẻ theo hướng dẫn của các chuyên gia để quá trình vệ sinh an toàn, hiệu quả hơn.

  • Bước 1: Đầu tiên bạn nên trải một tấm lót hay khăn bông lên giường
  • Bước 2: Bể bé nằm nghiêng, đầu gối lên tấm lót. Để tránh bé ngọ nguậy thì bạn nên đặt 1 tay lên đầu em bé, giữ nhẹ nhàng cố định đầu bé tránh gây tổn thương trong quá trình vệ sinh.
  • Bước 3: Nhỏ nước muối sinh lý vào 1 phía bên mũi để chảy sang phía còn lại
cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Tư thế chuẩn để vệ sinh cho mũi cho trẻ sơ sinh

Có thể bạn quan tâm: 4 lưu ý để sử dụng nước muối nhỏ mũi hiệu quả

6. Không làm sạch chất nhầy khi rửa mũi cho con

Khi rửa mũi cho bé, ba mẹ nên làm sạch cả chất nhầy ở mũi của bé. Việc rửa mũi mà không làm sạch chất nhầy sẽ không mang lại hiệu quả cao khi trẻ sơ sinh có hiện tượng sổ mũi, ngạt mũi, ho đờm. Với thao tác làm sạch chất nhầy này giúp trẻ dễ thở hơn, làm mũi sạch và đường thở thông thoáng.

Khi bé không được vệ sinh sạch sẽ gây nên tình trạng bít tắc đường thở, gây khó thở, trẻ sẽ khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng đến cả bé và gây lo lắng cho mẹ.

Do vậy, khi ba mẹ vệ sinh mũi cho trẻ thì nên làm sạch chất nhầy kèm theo bằng các dụng cụ hút đã được làm sạch hoặc đơn giản là dùng khăn lau chất nhầy ở mũi bé.

7. Thao tác vệ sinh cho trẻ sơ sinh không đúng cách

Để trẻ đỡ quấy khóc khi vệ sinh mũi, ba mẹ thường có thói quen đó là giữ chặt bé, thao tác nhanh hơn và mạnh hơn cho trẻ. Đây là sai lầm vô cùng nghiêm trọng, vì trẻ sơ sinh có niêm mạc còn rất mỏng. Việc xịt mạnh dễ gây nên những tổn thương cho niêm mạc mũi mỏng manh của bé, khiến bé bị sặc và làm cho bé sợ hãi hơn với những lần vệ sinh sau. Lực đúng dành cho trẻ sơ sinh là dung dịch sẽ chảy nhẹ nhàng từ mũi này sang mũi kia.

Bên cạnh đó, khi các thao tác không được kiểm soát lực, lúc mạnh lúc nhẹ, có lúc lại nhanh, đôi khi lại chậm cùng với việc đưa dụng cụ vệ sinh quá sâu vào mũi trẻ cũng gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ, thường thấy là xước, chảy máu, nhiễm khuẩn do dụng cụ chứa vi khuẩn xâm nhập vào bé.

Để đảm bảo an toàn cho bé, ba mẹ nên thao tác nhẹ nhàng, nhịp độ vừa phải và quan trọng là chú ý đến các phản ứng của trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường như chảy máu, sặc, tím thì phải liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử trí thích hợp cho tình trạng của bé.

thao tác vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh không đúng cách
Hiểm họa khi thao tác vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh không đúng cách

8. Tự ý pha dung dịch vệ sinh mũi ở nhà không chuẩn

Sai lầm được các bác sĩ chuyên khoa khẳng định rất thường gặp trong cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đó là việc ba mẹ tự pha nước muối để vệ sinh cho trẻ. Biện pháp này không được các chuyên gia khuyến khích bởi những ảnh hưởng nó mang lại.

  • Thứ nhất: Nước muối tự pha sẽ không đảm bảo được vệ sinh an toàn cho trẻ, đặc biệt nguy hiểm ở độ tuổi trẻ sơ sinh. Trong nước muối tự pha sẽ lẫn rất nhiều tạp chất có thể có hại cho trẻ sơ sinh. Trong khi nước muối sinh lý chỉ có nước và 0,9% muối Nacl
  • Thứ hai: Nước muối tự pha sẽ không đảm bảo được nồng độ chuẩn 0,9%, thích hợp sử dụng như nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có nồng độ cao hơn 0,9% thẩm thấu vào mô trong cơ thể trẻ sơ sinh, gây các tác hại không mong muốn.

Tìm hiểu chi tiết hơn: Cần biết gì về nước muối sinh lý dùng ngoài? (báo suckhoedoisong)

9. Áp dụng nhầm phương pháp vệ sinh của trẻ cho trẻ SƠ SINH

Có 2 dạng nhầm mà các mẹ thường hay mắc phải là:

Dạng nhầm thứ nhất: Lạm dụng rửa mũi cho trẻ đối với những trường hợp không cần thiết, nhiều trẻ sơ sinh chỉ bị chảy mũi đơn thuần, nước mũi trong không đặc và trẻ không kèm theo các bất thường khác như sốt, khó thở, khò khè,… thì mẹ chỉ cần nhỏ mũi cho trẻ ngày 3 lần ở trẻ sơ sinh. Nhưng thay vì nhỏ mũi cho bé thì các mẹ lại rửa mũi => Do đó, cần phụ thuộc vào mức độ chảy mũi, nghẹt mũi mà ba mẹ nên chọn phương pháp phù hợp để giải quyết tình trạng của bé.

  • Trường hợp nhẹ như trẻ bị chảy mũi, hay vệ sinh mũi hằng ngày thì mẹ chỉ cần nhỏ mũi, vệ sinh mũi bằng tăm bông.
  • Với trường hợp nặng hơn, ở bé có xuất hiện triệu chứng như nghẹt mũi, khó thở,… thì mẹ mới dùng đến trường hợp rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Dạng nhầm thứ 2: Nhiều ba mẹ cho rằng, việc rửa mũi ở độ tuổi nào của bé cũng giống nhau nên đã áp dụng các biện pháp rửa mũi của trẻ lớn cho độ tuổi trẻ sơ sinh.

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh khác với các em bé lớn hơn do đặc điểm mũi ở từng độ tuổi có sự khác nhau:

  • Bé sơ sinh: Mũi có vòi nhĩ ngắn, nằm ngang, không có eo và hơi mở, niêm mạc mũi còn non yếu. Do đó, khi rửa mũi, vi khuẩn hay dịch rửa dễ dàng bị đẩy lên tai, tăng nguy cơ viêm tai giữa cho trẻ.
  • Bé trên 6 tháng: Mũi của trẻ phát triển hoàn thiện hơn, vòi nhĩ dài hơn và không mở rộng như bé sơ sinh, do đó, hạn chế tình trạng nước mũi, chất nhầy gây sặc hoặc gây viêm tai giữa cho trẻ.

Nhiều mẹ đã sai lầm khi sử dụng xi lanh dành cho các bé lớn tuổi để rửa mũi cho trẻ sơ sinh sẽ  gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng bé.

Bài viết trên đề cập đến 9 sai lầm nghiêm trọng thường gặp của ba mẹ trong cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh. Bạn nên tìm hiểu, sử dụng các loại dung dịch chuyên dụng, có hướng dẫn đầy đủ và được cấp phép bán trên thị trường. Bạn nên tham khảo tư vấn của các bác sĩ, điều dưỡng để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất!

Vui lòng để lại đánh giá cho bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 3777
Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh? Mẹ đừng bỏ qua những điều này nhé!
 524,980  Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh không là băn khoăn của rất nhiều cha mẹ trẻ. Hãy cùng...
thumbnail post 3597
7 cách vệ sinh mũi cho bé an toàn, hiệu quả
 531,068  Vệ sinh mũi cho bé là biện pháp bảo vệ, phòng tránh và hỗ trợ điều trị các vấn...
thumbnail post 3757
7 sai lầm khi rửa mũi cho trẻ 99,9% PHỤ HUYNH thường hay mắc phải
 524,437  Không phải ba mẹ nào cũng biết cách rửa mũi cho trẻ chính xác để mang lại hiệu quả,...
thumbnail post 3682
Hướng dẫn rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách 
 521,526  Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp làm sạch khoang mũi, loại bỏ được các yếu...
hotline image