3,616
Bố mẹ đã biết cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng nhất chưa? Bài viết dưới đây xin hướng dẫn cho các bậc cha mẹ làm thế nào để thực hiện các thao tác thuận tiện và hiệu quả nhất trong quá trinh rửa mũi cho trẻ.
1. Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày không?
Tùy từng trường hợp cụ thể cần phải rửa mũi cho trẻ.
- Trẻ mới đẻ ra trải qua quá trình đi qua tử cung của người mẹ sẽ có thể dính một số dịch trong mũi nên giai đoạn đầu cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.
- Điều này sẽ giúp thông thoáng cho đường thở và ngăn cản các vi sinh vật có thể gây bệnh cho trẻ.
- Đối với những trẻ thường xuyên gặp các bệnh về mũi: Viêm mũi dị ứng, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi… cha mẹ nên rửa mũi, nhỏ mũi bằng các dung dịch chuyên dụng cho trẻ.
Tuy nhiên, các trường hợp còn lại theo bác sĩ Vũ Thị Huyền Trang (Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Tai – Mũi – Họng TP.HCM) không nên lạm dụng việc rửa mũi cho trẻ nếu mũi của trẻ hoàn toàn bình thường.
Bời lẽ điều này vô tình sẽ làm mất đi lớp chất nhầy tự nhiên ở niêm mạc mũi, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển. Nếu rửa mũi cho trẻ không đúng cách có thể làm nặng hơn tình trạng viêm mũi của trẻ.
Có nên rửa mũi cho bé? 5 thông tin quan trọng cha mẹ cần chú ý!
2. 3 thời điểm trong ngày cần rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Nên rửa mũi cho bé sơ sinh vào các thời điểm sau:
Buổi tối trước khi đi ngủ
Trẻ rất hay gặp tình trạng nghẹt mũi về đêm- đây là triệu chứng điển hình của đại đa số các bệnh lý đường hô hấp.Chính vì thế, mẹ nên tiến hành nhỏ mũi/ rửa mũi trước khi đi ngủ cho trẻ:
- Vệ sinh 2 hốc mũi bằng nước muối sinh lý Fysoline hồng và bông sâu kèn
- Đặt con nằm ở tư thế đầu cao hơn thân giúp bé dễ thở để đảm bảo trẻ có một giấc ngủ say
Khi nằm điều hòa
Cơ thể của bé giai đoạn đầu đời chưa hoàn thiện cả về cấu trúc và chức năng. Đặc biệt là mũi, mũi trẻ sơ sinh chưa toàn vẹn chức năng tự tiết dịch để cấp ẩm cũng như làm ấm cho khoang mũi. Nằm điều hòa lại rất dễ khiến mũi trẻ bị khô và rát.
Cha mẹ nên chăm sóc mũi cho trẻ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý Fysoline hồng giúp duy trì độ ẩm cho niêm mạc mũi, làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Bên cạnh đó có thể sử dụng thêm máy tạo độ ẩm để tạo không khí ẩm cho căn phòng của bé giúp cho, có thể sử dụng kèm với nhiệt ẩm kế để theo dõi độ ẩm.
Sau khi ra ngoài về
Mức độ ô nhiễm không khí ngày càng nặng nề đã ảnh hưởng lớn đến mũi trẻ ( trẻ bị ngạt mũi, chảy nước mũi nhiều hơn) do bụi bẩn, khí độc…vì vậy hãy vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý Fysoline hồng để ngăn cản các chất này gây hại cho hệ thống hít thở của bé.
3. Hướng dẫn 3 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách hiệu quả
3.1. Rửa mũi bằng ống nước muối sinh lý đơn liều
Dung dịch nước muối sinh lý đơn liều là nước muối sinh lý đẳng trương với dịch cơ thể, không gây kích ứng niêm mạc mũi. Hơn nữa, ống đơn liều đủ cho một lần sử dụng, hạn chế việc nhiễm chéo qua các lần sử dụng khác nhau. Ống nước muối sinh lý đơn liều Fysoline có đầu ống bo tròn, nhẵn không gây tổn thương cho trẻ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên.
Các bước thực hiện rửa mũi đúng cách cho trẻ:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Rửa tay sạch sẽ
- Chuẩn bị gạc, tăm bông sạch, khăn mềm, ống nước muối nhỏ mũi Fysoline Hồng. Dụng cụ hút mũi bằng cao su/nhựa an toàn.
Bước 2: Làm sạch mũi trẻ
Nếu trẻ bị viêm mũi, có nhiều dịch nhầy trong mũi mẹ hãy loại bỏ các thành phần này trước khi tiến hành rửa mũi cho trẻ.
Lưu ý: Mẹ dùng 2 chiếc gạc khác nhau lau sạch mỗi bên mũi để tránh nhiễm chéo.
Xem thêm: Hướng dẫn rửa mũi cho bé đúng cách theo chuẩn chuyên gia tại nhà
Bước 3: Vệ sinh mũi
- Nhỏ nước muối sinh lý: Sử dụng ống nước muối sinh lý đơn liều Fysoline Hồng đã chuẩn bị ở trên sau đó cho trẻ nằm ngang, đầu nghiêng về một bên.
- Đưa ống hoặc lọ nước muối sinh lý vào một bên mũi kết hợp bóp nhẹ cho dịch bên trong thoát ra. Mỗi lần nhỏ khoảng 2-3 giọt/ bên.
- Kích thích mũi để kéo dịch nhầy ra ngoài bằng cách để đầu bé cố định một bên và dùng tay bóp nhẹ 5-6 nhịp ở hai cánh mũi. Lúc náy áp lực được tạo ra trong hốc mũi sẽ kéo theo dịch nhầy ra phía ngoài, sau đó chỉ cần lau bằng khăn sạch.
- Hoặc mẹ có thể sử dụng bông sâu kèn đã tẩm nước muối sinh lý để lấy hỉ mũi/ dị vật ra ngoài. Ở bước này nếu cần thiết có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để có hiệu quả hút mũi tối đa.
Bước 4: Vệ sinh lại nếu cần
Nếu trong trường hợp đã thực hiện các bước trên mà mẹ cảm thấy dịch mũi của trẻ vẫn đặc quánh không hết thì hãy thực hiện lại các bước từ 1 đến 3 để giúp mũi bé được dễ chịu, thoải mái hơn.
Lưu ý khi sử dụng cách vệ sinh mũi cho bé sơ sinh: Chỉ rửa mũi trong trường hợp cần thiết không nên lạm dụng quá nhiều. Có thể rửa mũi cho bé từ 6-8 lần/ ngày khi bé bị viêm mũi, dịch mũi có màu xanh hoặc vàng, nhưng mỗi lần thao táo cần nhẹ nhàng tránh làm tổn thương niêm mạc mũi trẻ.
Fysoline nhỏ mũi: Công dụng, cách dùng và giá bán
3.2. Rửa bằng dung dịch vệ sinh đường mũi
Không nên sử dụng các dung dịch rửa mũi tự pha vì không đảm bảo vệ sinh và độ vô khuẩn cho niêm mạc mũi trẻ.
3.2.1. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm
Hướng dẫn rửa mũi trẻ sơ sinh bằng ống bơm:
- Bước 1: Đặt trẻ ở tư thế ngồi ( lưu ý những trẻ chưa cứng cổ thì không áp dụng phương pháp này vì dễ gây sặc cho bé). Bóp và giữ ống bơm để đây không khí ra ngoài.
- Bước 2: Đặt đầu ống bơm vào bên trong khoảng ⅔ lỗ mũi đồng thời thả tay giữ ống bơm để lấy dịch nhày vào trong ống.
- Bước 3: Đưa ống ra khỏi mũi trẻ và vệ sinh lại bằng khăn ẩm hoặc giấy sạch.
- Bước 4: Tiệt trùng ống bơm bằng nước sạch hoặc dung dịch rửa chuyên dụng sau đó bảo quản nơi khô ráo.
Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Xịt mũi nhiều cho trẻ có tốt không?
3.2.3. Cách rửa mũi cho trẻ nhỏ bằng máy hút
Việc sử dụng máy hút để rửa mũi cho trẻ sẽ đơn giản hơn và cũng phải trải qua các bước như trên. Lợi điểm của phương pháp này là mang lại hiệu quả, ít xâm lấn và dễ sử dụng hơn.
3.3. Rửa mũi bằng cách hút dãi, đờm ở miệng và họng bé
Việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách hút đờm, dãi ở miệng và họng bé thường được thực hiện bởi các nhân viên y tê trong các trường hợp như:
- Chất nhầy bám chắc, đặc và quánh dính mà không loại bỏ được bằng ống hút, máy hút hay xi-lanh
- Chất nhầy làm cản trở âm thanh của trẻ hoặc trẻ nhỏ cần nhiều khí oxy hơn.
Cách tiến hành:
- Bác sĩ sẽ đổ dung dịch nước rửa mũi/ họng và cốc.
- Dùng ống nối để lấy dịch vào thiết bị hút, sau đó bật công tắc để giữ nước lại.
- Rồi từ từ luồn ống và đổ vào một bên mũi trẻ kết hợp bật công tắc để dịch chảy ra hốc mũi xuống họng làm cho loãng dịch.
- Cuối cùng hút đờm dãi, rút ống và vệ sinh ống.
Bác sĩ có thể thực hiện nhiều lần đến khi đường thở của trẻ được thông thoáng.
4. Lời khuyên cho cha mẹ
- Vệ sinh tay thật kỹ
Vệ sinh tay là cần thiết bởi lẽ tay chân là nơi ẩn náu của rất nhiều vi sinh vật gây bệnh hoặc có thể do tiếp xúc mà vô tình các vi sinh vật này bám lại rồi gây bệnh cho trẻ.
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng các dụng cụ, dung dịch rửa mũi cho trẻ.
Cha mẹ hãy đảm bảo rằng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các dụng cụ và dung dịch rửa mũi cho trẻ sơ sinh.
Có thể tập sử dụng trên mô hình để đảm bảo rằng nắm quy trình thực hiện cũng như tuân thủ những khuyến cáo mà nhà sản xuất đã nêu ra trong quá trình sử dụng.
Không nên vừa thực hành vừa đọc hướng dẫn tránh gây cho trẻ cảm giác sợ hãi và kéo dài quy trình thực hiện gây khó chịu cho trẻ.
- Mẹ thực hiện các cách rửa mũi cho trẻ phải nhẹ nhàng, cẩn trọng
Mẹ hãy cẩn trọng trong việc thực hiện các bước trong quy trình rửa mũi cho trẻ, bởi lẽ niêm mạc mũi của trẻ khá mỏng, lớp chất nhầy bao quanh niêm mặt mũi cũng chưa hoàn thiện cho nên việc tác động này có thể làm tổn thương cấu trúc mũi của trẻ.
- Mẹ phải tiệt trùng các dụng cụ rửa mũi cho trẻ sau mỗi lần sử dụng
Cần rửa sạch và tiệt trùng các dụng cụ vệ sinh mũi của bé và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc. Nếu như vệ sinh không đúng cách sẽ vô tình làm nhiễm vi sinh vật vào mũi thông qua các dụng cụ này gây bệnh cho trẻ.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện cách rửa mũi cho con để an toàn nhất
Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia để được hướng dẫn cách thực hiện cho con sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Kèm theo những khuyến cáo đặc biệt trong quá trình thực hiện.
5. Tiêu chí lựa chọn dung dịch rửa mũi cho bé?
- Tiêu chí hàng đầu để lựa chọn dung dịch rửa mũi cho bé sơ sinh là đảm bảo an toàn. Các dung dịch sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ yêu cầu không chứa chất bảo quản.
- Dung dịch nước muối cần lựa chọn loại tinh khiết 100%, được kiểm định chất lượng (đạt chuẩn CE, Sterile A) để tránh mua phải nước muối bẩn, không đảm bảo chất lượng.
- Không nên lạm dụng các dung dịch có chứa corticoid vì có thể gây tác dụng không mong muốn trên nhiều hệ cơ quan (như suy tuyến thượng thận, quá mẫn…)
- Tiêu chí thứ 2 là sản phẩm tiện dùng, giá cả hợp lý cho gia đình, màu sắc yêu thích với trẻ để trẻ dễ dàng đáp ứng hơn với việc nhỏ mũi/rửa mũi.
- Tiêu chí thứ 3 là nên lựa chọn ống rửa mũi đơn liều, không lây nhiễm chéo, đầu ống tròn nhẵn không gây xước niêm mạc trẻ.
Như vậy chúng tôi đã gửi đến các bậc cha mẹ những cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho việc chăm sóc trẻ những giai đoạn đầu đời.
Trả lời