Hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho người lớn và trẻ em

Fysoline
11/07/2020
28/10/2021

 27,030 

 27,031 

Có thể bạn chưa biết: 90% người sử dụng không biết rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng cách. Dẫn đến hiệu quả rửa mũi không như mong muốn, ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của bé và tạo ra nỗi sợ ám ảnh khi rửa mũi cho các bé. Hãy cùng chuyên gia tìm hiểu các bước rửa mũi đúng trong bài viết dưới đây.

5 Tips giúp bạn rửa mũi đúng cách đạt HIỆU QUẢ cao

1. Cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là 4 bước dùng nước muối rửa mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày để làm sạch mũi và rửa mũi.

4 bước vệ sinh mũi cho trẻ
Mẹ cần vệ sinh, làm sạch đúng cách để vừa lấy đi dịch viêm, nhưng vẫn đảm bảo an toàn và không khiến bé sợ rửa mũi.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ rửa mũi

  • Gạc
  • Nước muối sinh lý
  • Tăm bông
  • Dụng cụ hút mũi cao su. Với đồ hút mũi cho bé, mẹ nên chọn sản phẩm có chất liệu mềm và an toàn để tránh gây tổn thương đến niêm mạc mũi của bé.

Bước 2: Làm sạch mũi

Trong trường hợp bé bị viêm mũi, mẹ cần dùng gạc lau sạch phần dịch nhầy chảy ra bên ngoài lỗ mũi của trẻ.

Chú ý:

Sau khi dùng nước muối rửa mũi vệ sinh, mẹ cần thay gạc sạch để tránh lây chéo vi khuẩn giữa 2 bên mũi.

Bước 3: Vệ sinh mũi

  • Nhỏ nước muối sinh lý:
    • Đặt trẻ nằm ngang và giữ đầu bé nghiêng sang một bên.
    • Đưa ống hoặc lọ nước muối sinh lý vào trong lỗ mũi, bóp nhẹ thành từng giọt (khoảng 2-3 giọt/ bên).
  • Kích thích kéo dịch nhầy ra ngoài:
    • Khi nhỏ nước muối xong, mẹ đặt tay phía gáy của bé để tạo góc nghiêng.
    • Sau đó, dùng tay bóp nhẹ 5-6 lần ở hai cánh mũi. Thao tác này giúp đẩy sâu nước muối sinh lý vào bên trong hốc mũi, kéo dịch nhầy ra dễ dàng hơn.
  • Lấy dịch nhầy ra ngoài:
    • Nhỏ nước muối vào tăm bông
    • Đưa tăm bông vào lỗ mũi, xoáy nhẹ để gỉ mũi.
    • Để vệ sinh lỗ mũi còn lại, mẹ cần đảo đầu tăm bông hoặc thay tăm bông khác để đảm bảo vệ sinh. Tại bước này, mẹ có thể thay thế tăm bông bằng dụng cụ hút mũi để hút tối đa dịch nhầy đọng trong mũi, giúp bé dễ thở hơn.

Bước 4: Vệ sinh lần 2 (nếu cần)

Trong trường hợp bé có dịch mũi đặc quánh, khó vệ sinh hết sau 1 lần, mẹ có thể làm vệ sinh 2 lần. Như vậy sẽ giúp làm sạch triệt để, giúp mũi bé được thông thoáng và bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Lưu ý khi rửa mũi cho bé:

  • Với trường hợp bé bị viêm mũi, dịch nhầy có màu xanh hay vàng, mẹ cần tăng tần suất bằng cách vệ sinh mũi bằng nước muối cho bé từ 6-8 lần/ngày để đảm bảo mũi bé sạch. Đặc biệt, trong trường hợp bé sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ, mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để nhỏ thuốc đúng cách, đảm bảo hiệu quả của thuốc và sự an toàn cho bé.
  • Trong trường hợp rửa mũi để vệ sinh thông thường, mẹ không cần dùng dụng cụ hút mũi để tránh tạo cảm giác khó chịu, giảm tối đa nguy cơ gây xước niêm mạc mũi của bé.

[Chia sẻ] Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối HIỆU QUẢ

Tham khảo video: Cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho bé

2. 4 bước rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho người lớn

Với người lớn, việc rửa mũi trở nên dễ dàng hơn so với trẻ nhỏ.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

  • Khăn/ giấy sạch
  • Nước muối sinh lý

Bước 2: Làm sạch mũi và chuẩn bị tư thế

  • Làm sạch mũi sơ bộ: Hỉ sạch dịch nhầy có bên trong mũi
  • Chuẩn bị tư thế đúng: Nghiêng đầu 45 độ, đủ để nước muối sinh lý chảy sâu vào bên trong, nhưng không bị trôi xuống họng, rửa sạch mũi nhưng không gây sặc.

Bước 3: Tiến hành rửa mũi

  • Xịt hoặc nhỏ nước muối sinh lý vào sâu bên trong mũi.
  • Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp nhẹ cánh mũi để kích thích dịch nhầy ra ngoài.
  • Sau 30 giây, xì mạnh để đẩy dịch nhầy ra bên ngoài.

Bước 4: Tiến hành rửa mũi lại nếu dịch nhầy vẫn còn

Lưu ý:

  • Rửa mũi khi đang đói bụng là tốt nhất. Tránh xịt rửa sau khi ăn no bởi nước muối có thể chảy xuống cổ họng gây kích thích, khiến bạn dễ bị buồn nôn và nôn ói.
  • Khi sử dụng xi lanh rửa mũi bằng nước muối sinh lý, không nên bơm quá mạnh khiến dịch nhầy bị đẩy sang tai giữa hoặc xuống cổ họng.
  • Trong trường hợp bị viêm mũi, dịch nhầy đặc, bạn nên tránh hỉ mũi quá mạnh, tạo áp suất lớn làm dịch viêm đẩy ngược lên tai, rất dễ gây viêm tai.
  • Không áp dụng cách rửa mũi cho bệnh nhân bị viêm tai giữa.
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và tiệt trùng dụng cụ trước và sau khi sử dụng.
  • Không dùng chung xi lanh rửa mũi với người khác, tránh làm mầm bệnh lây lan.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho người lớn
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý ở người lớn thường dễ dàng hơn vì người lớn có khả năng thao tác chính xác hơn

3. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho bà bầu

Các bà bầu có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi hằng ngày vì môi trường hiện nay ngày càng ô nhiễm, hơn nữa miễn dịch của bà bầu thường bị suy giảm rất dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh hô hấp. Hơn nữa tình trạng nghẹt mũi rất hay diễn ra, cho nên cách vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý sau khi đi ra ngoài về và trước khi đi ngủ với liều lượng 1-2 lần x 2-3 giọt/bên mũi/ ngày để đem lại hiệu quả.

Với những bà bầu bị viêm mũi dị ứng, nên sử dụng nước muối sinh lý trước khi sử dụng sản phẩm điều trị để tăng hiệu quả.

3 cách hướng dẫn nhỏ nước muối sinh lý cho bà bầu an toàn

4. Lưu ý khi chọn nước muối sinh lý để rửa mũi

Chọn đúng loại nước muối rửa mũi để đảm bảo hiệu quả.

Trên thị trường có 2 loại nước muối sinh lý:

  • Ưu trương: Hàm lượng muối khoảng 1.8% hoặc 2.7% hoặc 3%
  • Đẳng trương: Hàm lượng muối Natri Clorua 0.9%

Trong đó, nước muối sinh lý đẳng trương được các bác sĩ, chuyên gia y tế khuyên dùng. Vì sự an toàn với niêm mạc mũi cũng như tính hiệu quả trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm mũi.

Nước muối đẳng trương có áp suất thẩm thấu của dung dịch này tương đương với các dịch trong cơ thể (máu, nước mắt…) trong điều kiện bình thường.

Do đó, nước muối đẳng trương hay nước muối sinh lý không làm đảo lộn môi trường cân bằng tự nhiên trong cơ thể, không làm mất đi lợi khuẩn trên bề mặt niêm mạc mũi mà vẫn đảm bảo chức năng làm sạch.

Lựa chọn đúng loại nước muối sinh lý khi rửa mũi
Nồng độ muối trong dung dịch có ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng làm sạch và độ dịu nhẹ của nước muối

Ưu tiên dùng nước muối sinh lý đơn liều hoặc chai xịt có van 1 chiều – chống nhiễm khuẩn ngược vào trong chai/lọ đựng.

Một trong những sai lầm phổ biến của người dùng là dùng nước muối tự pha hoặc mua nước muối chai lớn và dùng nhiều lần:

  • Thứ nhất, nước muối tự pha không đảm bảo được sự vô trùng, và nồng độ muối chuẩn cần thiết.
  • Thứ hai, việc sử dụng lọ hoặc chai nước muối lớn, rửa nhiều lần trong nhiều ngày sẽ khiến nước muối trong lọ dễ dàng bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn từ những lần rửa trước sẽ lây truyền sang những lần rửa sau, khiến việc điều trị bị kém hiệu quả.

Vì vậy, nếu sử dụng cách vệ sinh mũi bằng nước muối thì bạn nên dùng nước muối sinh lý đơn liều hoặc loại bình xịt có van 1 chiều.

  • Trẻ sơ sinh có thể dùng nước muối rửa mũi dạng ống đơn liều. Ống nhỏ đủ để sử dụng cho 1 lần rửa. Đầu ống tròn dễ thao tác và nước muối luôn đảm bảo vô trùng cho mỗi lần rửa.
  • Người lớn cần rửa nhiều nên có thể dùng dạng xịt tiện dụng hơn. Tuy nhiên, nên ưu tiên chọn chai xịt có van 1 chiều, để chống nhiễm khuẩn ngược từ bên ngoài vào dung dịch muối trong chai. Đảm bảo nước muối luôn vệ sinh và vô trùng cho mọi lần xịt.
Nên dùng nước muối sinh lý đơn liều hoặc chai xịt có van 1 chiều
Bình rửa mũi cho người lớn dạng xịt là phù hợp nhất, nhưng nên chọn bình xịt có van 1 chiều

Cẩn thận với thành phần chất bảo quản – nguyên nhân gây xót và sự khó chịu.

Một trong những cảm giác khó chịu khi rửa mũi mà chúng ta thường xuyên gặp phải đó là cảm giác xót khi rửa mũi. Nguyên nhân có thể là do cách rửa mũi, do thiết kế đầu vòi xịt sắc nhọn, nhưng chủ yếu là do thành phần có chất bảo quản, gây kích ứng niêm mạc mũi.

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc những người có cơ địa nhạy cảm, đang mắc bệnh viêm mũi, những thành phần bảo quản này rất dễ gây kích ứng và nên tránh sử dụng hết mức có thể.

4 điều cần biết trước khi nhỏ nước muối sinh lý vào tai

Nước muối sinh lý Fysoline
Fysoline được nhiều Hot mom tin chọn vì đảm bảo tính an toàn, tiện dụng

Tham khảo video: Hướng dẫn chọn nước muối sinh lý cho bé

Nước muối sinh lý Fysoline nhập khẩu hoàn toàn từ Pháp được xem là lựa chọn ưu việt. Vì không chỉ đảm bảo tính an toàn, hiệu quả mà còn đáp ứng mọi nhu cầu về vệ sinh cũng như hỗ trợ điều trị của mọi thành viên trong gia đình.

Với thành phần hoàn toàn từ nước muối và nước tinh khiết (ở dòng sản phẩm Fysoline kháng khuẩn được bổ sung thành phần thảo dược cỏ xạ hương) cùng công nghệ sản xuất hiện đại vô trùng, hoàn toàn không chứa chất bảo quản. Fysoline được chứng nhận an toàn với cả mẹ bầu, trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi, trẻ em và người lớn.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý được xem là một việc đơn giản. Nhưng thực tế không phải ai cũng biết cách làm đúng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn thay đổi thói quen hàng ngày và thêm an tâm khi có sự đồng hành của Fysoline với mỗi thành viên trong gia đình của bạn.

[Hỏi – đáp] 5 Thắc mắc khi bạn rửa mặt bằng nước muối sinh lý

Nếu bạn cần thêm thông tin tư vấn cách chăm sóc đường hô hấp cho bé hoặc bộ sản phẩm Nước muối Fysoline có thể liên hệ với chúng tôi qua:

Fysoline: Nước muối sinh lý Pháp

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 3777
Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh? Mẹ đừng bỏ qua những điều này nhé!
 529,227  Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh không là băn khoăn của rất nhiều cha mẹ trẻ. Hãy cùng...
thumbnail post 3597
7 cách vệ sinh mũi cho bé an toàn, hiệu quả
 535,343  Vệ sinh mũi cho bé là biện pháp bảo vệ, phòng tránh và hỗ trợ điều trị các vấn...
thumbnail post 3757
7 sai lầm khi rửa mũi cho trẻ 99,9% PHỤ HUYNH thường hay mắc phải
 528,738  Không phải ba mẹ nào cũng biết cách rửa mũi cho trẻ chính xác để mang lại hiệu quả,...
thumbnail post 3682
Hướng dẫn rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách 
 525,687  Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp làm sạch khoang mũi, loại bỏ được các yếu...
hotline image