38,814
Rất nhiều người không biết rằng nhỏ nước muối sinh lý vào tai sai cách có thể khiến tai bị ẩm ướt lâu ngày, dẫn tới viêm tai rất nguy hiểm. Hãy cùng các chuyên gia của Fysoline tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé.
TOP 3 cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh HIỆU QUẢ
1. Có nên nhỏ nước muối sinh lý vào tai?
Trên thực tế, tai người có cấu tạo khá đặc biệt và có cơ chế tự làm sạch riêng. Do đó, việc nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên để vệ sinh tai là không cần thiết.
Bề mặt của ống tai được bao phủ bởi một lớp các sợi lông mao nhỏ và có một số tuyến nhờn. Các chất nhờn được tiết ra sẽ tạo độ ẩm tự nhiên trong lỗ tai, đồng thời cũng là chất kết dính để ngăn chặn bụi bẩn thâm nhập sâu vào trong tai và gây ảnh hưởng tới màng nhĩ.
Chất nhờn kết hợp với bụi bẩn và tế bào chết sẽ tạo thành ráy tai, bám lấy thành ống tai. Khi cơ hàm cử động (ăn uống, nói chuyện…), các lông mao trên ống tai sẽ chuyển động theo, đẩy dần ráy tai ra ngoài. Đây chính là cơ chế làm sạch tự nhiên của tai.
Ngoài ra, ống tai của con người có hình dáng cong như chữ S, với ống tai ngoài hướng về phía trước (hướng khuôn mặt) và ống tai đoạn gần màng nhĩ thì cong hướng sâu xuống dưới. Với cấu tạo này, nếu nước thâm nhập sâu vào trong tai, thì rất dễ bị đọng lại, lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tai.
Trường hợp tai không bị viêm nhiễm:
- Nếu ráy tai mềm và lượng vừa phải: Tai có thể tự làm sạch bình thường, không cần nhỏ nước muối sinh lý để hỗ trợ. Nếu vẫn nhỏ nước muối sinh lý, có thể gây đọng nước ở bề mặt của màng nhĩ và lớp lông mao, gây ù tai, đồng thời tăng nguy cơ viêm tai do môi trường trong tai quá ẩm ướt.
- Nếu ráy tai quá nhiều, khô, vón cục và không thể tự thoát ra ngoài: Có thể nhỏ nước muối sinh lý vào ống tai để làm mềm ráy tai, sau đó cần làm sạch đúng cách để lấy được ráy tai và đảm bảo tai không bị đọng nước.
Trường hợp tổn thương sâu, viêm nhiễm:
- Khi này, cần đặc biệt tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự tiện nhỏ bất kỳ loại nước hay thuốc nào vào tai.
- Nước muối cũng không có tác dụng gì nhiều vào lúc này, chỉ hỗ trợ rửa trôi vi khuẩn nhưng không đáng kể. Do đó không nên lạm dụng.
5 bước rửa mặt cho trẻ sơ sinh hàng ngày nên làm
2. Hướng dẫn nhỏ nước muối sinh lý vào tai
Như vậy, việc sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ tai chỉ nên thực hiện khi trong tai có quá nhiều ráy tai, khô và cứng, khiến tai không thể tự làm sạch, cản trở tới khả năng nghe.
Ngoài ra, nếu có bệnh lý về tai và được bác sĩ chỉ định, thì việc nhỏ tai cũng là cần thiết. Cách rửa tai cụ thể như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ như nước muối sinh lý, khăn sạch, tăm bông vô khuẩn.
- Bước 2: Chọn tư thế phù hợp
- Với trẻ nhỏ: đặt trẻ nằm trên giường, đầu nghiêng sang một bên.
- Với trẻ lớn và người lớn, ngồi ngay ngắn, đầu nghiêng một bên.
- Bước 3: Xoay nhẹ nắp để mở nắp ống nước muối sinh lý, đưa gần đến cửa tai, nhỏ từ 3-4 giọt dung dịch vào tai.
- Bước 4: Day nhẹ vành tai hoặc kéo nắp bình tai để dung dịch thấm sâu vào bên trong ống tai.
- Bước 5: Đợi khoảng vài ba giây rồi nghiêng đầu về vị trí ngược lại, để dịch thừa chảy ra ngoài. Dùng khăn khô thấm sạch
- Bước 6: Thực hiện các thao tác tương tự như trên ở tai còn lại.
- Bước 7: Dùng tăm bông vô khuẩn mềm để thấm hút dịch ra bên ngoài tai và khều các mẩu ráy tai đã trôi ra ngoài ống tai.
Hướng dẫn 4 bước vệ sinh tai cho bé hàng ngày hiệu quả
3. Lưu ý khi nhỏ nước muối sinh lý vào tai
- Không nên nhỏ nước muối sinh lý vào tai hàng ngày, tránh tạo ra môi trường ẩm ướt trong tai, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, phát triển và gây bệnh.
- Chọn loại nước muối sinh lý phù hợp, đảm bảo an toàn cho tai.
- Không đưa/ấn đầu ống nước muối vào quá sâu trong tai, tránh gây xước ống tai và gây đau.
- Khi nước muối sinh lý bị đọng lại trong tai và gây ù tai, nên ấn nắp bình tai hoặc kéo vành tai khoảng 5 phút để nước muối phân tán vào lớp da và mỡ dưới da, làm giảm cảm giác ù tai
- Nếu ống tai đang bị đau, thì khả năng cao là tai đã bị viêm. Do đó, nên đi gặp bác sĩ để điều trị, tuyệt đối không được tự ý nhỏ nước muối sinh lý hay bất kỳ loại thuốc nào.
4. Nên sử dụng loại nước muối sinh lý nào?
Tai là bộ phận cực kỳ nhạy cảm, chứa nhiều dây thần kinh và có vị trí đặc biệt gần với não bộ cùng các cơ quan nhạy cảm khác như mắt, mũi… Do đó, cần lựa chọn nước muối sinh lý có thành phần an toàn và nhẹ dịu để đảm bảo an toàn và không gây kích thích lên các bộ phận này. Những tiêu chí quan trọng nhất bao gồm:
- Có thành phần tinh khiết, đúng nồng độ đẳng trương để không gây mất cân bằng môi trường tự nhiên trong tai
- Nên là nước muối sinh lý vô khuẩn, vô trùng
- Nên ở dạng ống đơn liều để tránh lây nhiễm chéo và tiện sử dụng
- Nên tránh các loại có chứa nhiều chất bảo quản, dễ gây kích ứng
- Fysoline Hồng chính là loại nước muối sinh lý lí tưởng nhất trong trường hợp này, thỏa mãn được mọi tiêu chí an toàn cần thiết kể trên.
Fysoline Hồng có thành phần tinh khiết, chỉ có nước và muối Natri Clorua theo đúng tỉ lệ 0.9% lý tưởng, hoàn toàn không có chứa chất bảo quản nên có thể sử dụng an toàn cho mọi đối tượng, đặc biệt được khuyên dùng cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.
Được đóng gói ở dạng ống đơn liều (5ml/ống), Fysoline không chứa chất bảo quản nên an toàn, dịu nhẹ cho trẻ. Đầu ống tròn và nhẵn, nên không lo gây xước tai khi sử dụng.
Với các tiêu chí trên, Fysoline Hồng được hàng nghìn bà mẹ thông thái trên thế giới tin dùng và luôn nằm trong top các sản phẩm tốt dành cho mẹ và bé. Đây cũng là sự lựa chọn tốt và đảm bảo an toàn nhất cho cho trẻ khi mẹ cần vệ sinh tai, mũi, mắt cho trẻ.
Trên đây là những điều quan trọng mà các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên bỏ qua khi có ý định nhỏ nước muối sinh lý vào tai trẻ để vệ sinh và điều trị bệnh tai. Chúc các cha mẹ luôn thông thái để chăm con vui khỏe nhé.
Trả lời