4 bước vệ sinh tai cho bé hàng ngày hiệu quả

Fysoline
22/10/2020
26/10/2021

 7,620 

 7,621 

Tai là bộ phận cực kỳ nhạy cảm trên cơ thể vì chứa nhiều dây thần kinh. Tai trẻ nhỏ thì lại càng mong manh và nhạy cảm hơn. Do đó khi tiến hành vệ sinh tai cho bé tại nhà, các mẹ cần phải thao tác thật chuẩn. Vậy đâu là cách vệ sinh tai cho bé an toàn? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho mẹ 4 bước để vệ sinh tai cho bé hiệu quả.

1. Có nên vệ sinh tai cho bé hàng ngày?

Trên thực tế, tai người có cơ chế tự làm sạch riêng nên việc vệ sinh tai cho bé hằng ngày là không cần thiết.

Tai có cấu tạo khá đặc biệt. Bề mặt của ống tai được bao phủ bởi một lớp các sợi lông mao nhỏ và có một số tuyến nhờn. Các chất nhờn này được tiết ra sẽ tạo độ ẩm tự nhiên trong lỗ tai. Đồng thời chúng còn là chất kết dính để ngăn chặn bụi bẩn thâm nhập sâu vào trong tai.

Nhiều mẹ có thói quen làm sạch tai cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Tuy nhiên nếu không cẩn thận trong quá trình vệ sinh, sẽ làm nước thâm nhập sâu vào trong tai bé, đọng lại lâu ngày dẫn đến các bệnh lý về tai.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên ba mẹ chỉ vệ sinh tai cho con trong trường hợp cần thiết và phải thao tác thật chính xác.

Vệ sinh tai cho bé
Tai là bộ phận rất nhạy cảm nên khi vệ sinh tai cho bé cần cẩn thận nếu không muốn ảnh hưởng đến thính giác của bé.

2. Khi nào cần vệ sinh tai cho bé?

Cha mẹ hãy thường xuyên theo dõi tình trạng tai của con yêu để biết lúc nào là thời điểm phù hợp để vệ sinh tai cho bé nhé!

  • Với ráy tai mềm và lượng vừa phải: Tai có thể tự làm sạch mà không cần nhỏ nước muối sinh lý để hỗ trợ. Nếu nhỏ nước muối sinh lý có thể làm nước đọng lại ở bề mặt của màng nhĩ và lớp lông mao, dẫn đến tình trạng bé bị ù tai. Ngoài ra, môi trường trong tai quá ẩm ướt cũng làm tăng nguy cơ gây viêm tai cho trẻ.
  • Nếu ráy tai quá nhiều, quá khô và vón cục: ráy tai không thoát ra ngoài. Lúc này là thời điểm hợp lý để vệ sinh tai cho bé. Mẹ hãy nhỏ nước muối sinh lý vào ống tai bé để làm mềm ráy tai. Sau đó thao tác làm sạch tai nhẹ nhàng với tăm bông. Lưu ý, cần thao tác đúng cách để lấy được ráy tai và đảm bảo không để nước đọng lại bên trong tai trẻ.

Đối với các trường hợp tai bé đang bị viêm nhiễm nặng và tổn thương sâu, việc vệ sinh tai lại càng phải cẩn trọng. Cha mẹ hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ để biết cách vệ sinh tai cho bé đúng nhất. Tuyệt đối không được tùy tiện nhỏ bất kỳ loại nước hay thuốc nào vào tai.

Khi này nước muối sinh lý cũng không có tác dụng gì nhiều mà chỉ hỗ trợ rửa trôi vi khuẩn trong tai bé nhưng hoàn toàn không đáng kể. Do đó không nên lạm dụng bởi sẽ dẫn đến tình trạng ù tai, thậm chí là viêm tai ở trẻ.

Khi nào cần vệ sinh tai cho bé
Chỉ thực hiện vệ sinh tai cho bé khi thực sự cần thiết.

3. 4 bước vệ sinh tai cho bé

Để vệ sinh tai cho bé an toàn, sạch sẽ, mẹ hãy làm theo các bước hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Dùng một chiếc khăn mỏng, xoắn nhẹ một góc của khăn. Sau đó từ từ đưa khăn vào sâu bên trong tai, trong quá trình đó tiếp tục xoắn lại theo chiều xoắn của khăn.
  • Bước 2: Ráy tai sẽ theo đường xoắn của chiếc khăn và ra ngoài. Chiếc khăn mềm sẽ không làm hại đến màng tai của bé mà ráy tai vẫn được làm sạch.
  • Bước 3: Trong trường hợp bé có ráy tai nhiều, vón cục, nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào tai và thực hiện 3-4 lần trong ngày để ráy tai mềm và vỡ ra. Tiếp tục thực hiện các bước như trên
  • Bước 4: Cuối cùng, dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng quanh bên ngoài hai tai của con. Mẹ tuyệt đối không đeo bất kỳ thứ gì vào tai con bởi rất dễ làm tai bé bị sưng tấy.

4. Lưu ý khi vệ sinh tai cho bé

  • Chọn loại nước muối sinh lý đảm bảo 100% tinh khiết, không chứa chất bảo quản để đảm bảo an toàn cho tai.
  • Tránh dùng tăm bông. Đây là cách vệ sinh tai cho trẻ sai lầm mà nhiều bố mẹ mắc phải. Nếu lỡ tay trong quá trình này, có thể làm đầu tăm bông chọc vào màng nhĩ khiến bé bị đau. Đặc biệt với trẻ sơ sinh thì càng không nên dùng tăm bông bởi bé có thể bất ngờ quấy khóc khi mẹ đang vệ sinh tai cho bé. Điều này có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.
  • Sử dụng khăn có chất liệu mỏng, mềm mại để vệ sinh tai cho bé, tránh làm trầy xước tai bé.
  • Trong toàn bộ quá trình, đừng cố vệ sinh sâu trong tai bé vì có thể vô tình ấn sâu hơn ráy tai vào trong và có thể làm thủng màng nhĩ của bé.
  • Khi nước muối sinh lý bị đọng lại trong tai bé dẫn đến hiện tượng ù tai, mẹ hãy ấn nắp bình tai hoặc kéo vành tai khoảng 5 phút để nước muối phân tán vào lớp da và mỡ dưới da, làm giảm cảm giác ù tai
  • Trong trường hợp tai bé bị viêm nhiễm, mẹ tốt nhất nên đưa bé đến gặp bác sĩ để điều trị. Tránh tự vệ sinh tai cho bé tại nhà bằng các loại nước muối sinh lý hay bất kỳ loại thuốc nào.
Lưu ý khi vệ sinh tai cho bé
Tránh dùng bông tăm để vệ sinh tai cho bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

5. Nước muối sinh lý vệ sinh tai cho bé hiệu quả hiện nay

Nhỏ nước muối sinh lý bừa bãi vào tai có thể khiến con bị ù tai, nguy hiểm hơn là bị viêm tai. Các chuyên gia khuyên mẹ nên lựa chọn loại nước muối sinh lý vô trùng, vô khuẩn, có thành phần an toàn, được kiểm định chất lượng chặt chẽ để vệ sinh tai cho bé.

Rất nhiều mẹ thông thái hiện nay đã tin tưởng và lựa chọn nước muối sinh lý đẳng trương – Fysoline Hồng để vệ sinh tai cho bé. Nhờ thành phần 100% nước muối tinh khiết, không chứa chất bảo quản, Fysoline Hồng là loại nước muối sinh lý an toàn cho mọi đối tượng trẻ nhỏ, đặc biệt an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.

Với thiết kế dạng ống nhỏ giọt đơn liều, Fysoline Hồng là sản phẩm an toàn cho trẻ. Đầu ống Fysoline được bo tròn và nhẵn nên không lo làm xước ống tai, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng để vệ sinh tai cho con.

Fysoline Hồng đạt các tiêu chuẩn vô khuẩn châu Âu như CE (được lưu hành toàn liên minh châu Âu) và Sterile A (tiêu chuẩn vô trùng). Đây là sản phẩm nước muối sinh lý hàng đầu được các mẹ thông thái tin dùng.

Nước muối sinh lý đẳng trương Fysoline Hồng
Fysoline Hồng – sản phẩm nước muối sinh lý dành cho trẻ sơ sinh.

Trên đây là những thông tin hữu ích để mẹ thực hiện vệ sinh tai cho bé tại nhà hiệu quả và an toàn. Nếu có băn khoăn trong cách vệ sinh tai cho trẻ, mẹ hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của Fysoline để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất nhé!

Thông tin liên hệ:

Vui lòng để lại đánh giá cho bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 3777
Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh? Mẹ đừng bỏ qua những điều này nhé!
 525,005  Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh không là băn khoăn của rất nhiều cha mẹ trẻ. Hãy cùng...
thumbnail post 3597
7 cách vệ sinh mũi cho bé an toàn, hiệu quả
 531,091  Vệ sinh mũi cho bé là biện pháp bảo vệ, phòng tránh và hỗ trợ điều trị các vấn...
thumbnail post 3757
7 sai lầm khi rửa mũi cho trẻ 99,9% PHỤ HUYNH thường hay mắc phải
 524,462  Không phải ba mẹ nào cũng biết cách rửa mũi cho trẻ chính xác để mang lại hiệu quả,...
thumbnail post 3682
Hướng dẫn rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách 
 521,551  Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp làm sạch khoang mũi, loại bỏ được các yếu...
hotline image