2,467
Nhận dạng tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
Nghẹt mũi xảy ra khi có chất nhầy tích tụ bên trong đường thở, ngăn chặn sự hít thở của con người. Đây là cách để cơ thể chống lại các tác nhân lạ như virus hay các dị nguyên. Nghẹt mũi khiến bé khó thở, thở khò khè, bỏ ăn, quấy khóc, khó ngủ…
Khi bị nghẹt mũi, trẻ sơ sinh thường thở nhanh hơn bình thường. Trung bình, trẻ sơ sinh thở 40 lần/ phút. Nếu trẻ sơ sinh nghẹt mũi dẫn tới việc thở hơn 60 lần/ phút, bạn cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay.
Trẻ bị nghẹt mũi là do đâu và hướng dẫn xử trí đơn giản tại nhà
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Trẻ sơ sinh có thể chỉ nghẹt mũi thông thường, hoặc có thể nghẹt mũi đi kèm với các triệu chứng bệnh khác. Phân biệt được hai tình trạng này sẽ giúp mẹ đưa ra được hướng xử trí phù hợp.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thông thường
Tình trạng nghẹt mũi thông thường ở trẻ không đi kèm với sốt, sổ mũi, đau họng. Nguyên nhân thường là do:
- Sữa: Khi trẻ bị sặc sữa, khiến mũi bị tắc nghẽn bởi sữa trào lên vòm họng vào sâu trong lỗ mũi.
- Dị vật: Do một miếng thức ăn nhỏ hoặc một vật thể khác (tóc, lông vật nuôi, khói thuốc, bụi bẩn,…) bị lọt vào lỗ mũi. Dị vật còn có thể gây tổn thương niêm mạc mũi trẻ nếu không được lấy ra kịp thời và đúng cách.
- Không khí khô do thời tiết hoặc do trẻ nằm điều hòa trong thời gian dài.
Hướng dẫn xử trí khi trẻ bị nghẹt mũi thông thường
Rất dễ để phân biệt trẻ bị nghẹt mũi do nguyên nhân nào. Nếu là do sặc sữa, mẹ hãy cho bé uống chút nước ấm, sau đó nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào hai bên mũi trẻ để rửa trôi lượng sữa đang tắc. Trẻ sơ sinh thì phù hợp dùng nước muối không chất bảo quản, dạng tép đơn liều an toàn.
Nếu trẻ nghẹt mũi do dị vật, đừng cố gắng tự lấy ra mà hãy đưa trẻ tới bác sĩ để được xử lý an toàn. Không tự ý sử dụng thuốc nhỏ mũi để nhỏ cho trẻ mà chưa thông qua chỉ định từ bác sĩ.
Sử dụng máy tạo độ ẩm nếu thời tiết hanh khô hoặc bật điều hòa trong thời gian dài. Vệ sinh điều hòa thường xuyên để không khí không bị nhiễm bẩn.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh cần được vệ sinh mũi hàng ngày để làm sạch các chất bẩn, cân bằng sinh lý niêm mạc mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%. Vì là vật dụng y tế dùng hàng ngày, mẹ nên ưu tiên lựa chọn dạng đơn liều, đạt các tiêu chuẩn về chất lượng và độ an toàn đã được chứng nhận từ châu Âu, như nước muối sinh lý Fysoline. Đây cũng là dòng nước muối được tin dùng tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do bệnh lý
Hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Vì vậy, các bé hay mắc phải các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp trên. Phần đa các bệnh viêm đường hô hấp trên trẻ hay mắc là do virus, chỉ có phần nhỏ là do vi khuẩn. Khi mắc những bệnh này đều khiến trẻ bị nghẹt thở kéo dài.
- Cảm lạnh: Trẻ bị cảm lạnh thường xuyên hơn người trưởng thành. Các triệu chứng bệnh bao gồm nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ho và sốt. Cảm lạnh ở người lớn có thể tự khỏi trong vòng 7-10 ngày. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm: viêm tai cấp, viêm xoang,…
- Cảm cúm: Trẻ bị cảm cúm ngoài bị nghẹt mũi nặng thường đi kèm đau họng, ho, hắt hơi.
- Viêm mũi dị ứng: Tam chứng kinh điển là hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi sau đó chảy nước mũi từng cơn. Sau từng cơn như vậy, trẻ bị nghẹt mũi, ù tai. Bệnh thường xuất hiện vào mùa hoa nở dị ứng phấn hoa), hoặc dai dẳng quanh năm do mạt bụi, lông thú cưng,…
Ngoài ra, trẻ có thể gặp những tình trạng bệnh khác gây nghẹt mũi như vách ngăn bị lệch, viêm mũi vận mạch,…
Các trường hợp bệnh lý trên đều khiến mũi bị viêm, xung huyết. Tuy nhiên, bạn không thể tùy tiện dùng thuốc nhỏ mũi chứa chất gây co mạch, chứa corticoid cho trẻ sơ sinh. Những loại này chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ, và phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định để tránh gây hại cho trẻ.
Điều trị các triệu chứng như sốt, viêm họng,… cần tuân theo hướng dẫn từ các bác sĩ. Còn triệu chứng nghẹt mũi mẹ có thể tự tin chữa tại nhà với những vật dụng y tế thân thuộc như các loại nước muối phù hợp với trẻ. Quy trình như sau:
- Chuẩn bị bông sâu kèn và làm ướt bông bằng nước muối sinh lý. Bế em bé ngồi và đầu nghiêng về một bên. Nghiêng tép nước muối sao cho đầu tép chạm vào thành mũi và nhỏ xuống. Sau đó, đưa bông sâu kèn vào cánh mũi vừa xoáy vừa đẩy, càng vào sâu càng tốt để loại bỏ hết chất nhẩy đang bám bên trong. Mỗi bên mũi thực hiện hai lần như vậy.
- Sau khi loại bỏ chất nhầy gây tắc nghẹt mũi, nhỏ nước muối sinh lý chứa chất kháng viêm từ thảo dược để hỗ trợ điều trị tình trạng mũi bị viêm, giúp thông mũi, hạn chế nhầy mũi xuất hiện.
Hiện nay, trên thị trường có vô vàn loại nước muối sinh lý, đắt có, rẻ có. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh thì cần ưu tiên lựa chọn những dòng nước muối riêng. Nước muối dành cho trẻ sơ sinh là nước muối được nghiên cứu để phù hợp với cấu trúc mũi của trẻ, an toàn không gây kích ứng cho trẻ. Không nên tùy ý lựa chọn bất kỳ loại nước muối nào khác vì có thể gây nhiễm chéo, kích ứng khiến trẻ lâu khỏi bệnh.
>> Tham khảo bộ nước muối sinh lý hàng đầu tại Pháp dành riêng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
Trả lời