69,528
Viêm mũi trẻ em là vấn đề ngày càng phổ biến do ô nhiễm không khí và thời tiết thất thường. Các mẹ lúc này cần phải là người hiểu rõ cách xử trí để chăm sóc, cải thiện sức khỏe cho con. Để giúp mẹ làm được điều này, Fysoline mời bạn đọc cùng tìm hiểu nguyên nhân, các triệu chứng và cách điều trị viêm mũi ở trẻ nhỏ qua bài viết dưới đây:
1. Thế nào được gọi là viêm mũi ở trẻ em?
Theo Hội Hen – Dị Ứng – Miễn Dịch Lâm Sàng TP.HCM, viêm mũi ở trẻ em có biểu hiện là khi bé hắt hơi liên tục, ngứa mũi, chảy nước mũi và nặng hơn sẽ dẫn đến nghẹt mũi. Ngoài ra, viêm mũi có thể kèm theo viêm kết mạc với các biểu hiện ngứa mắt, mỏi mắt, chảy nước mắt…
Niêm mạc khoang mũi của trẻ có nhiều mạch máu, lớp dịch nhầy và các tế bào miễn dịch. Các tác nhân dị ứng, khói bụi, ô nhiễm khi xâm nhập vào xoang mũi sẽ kích thích tế bào miễn dịch sản sinh ra các chất làm giãn mạch máu, sưng niêm mạc, tăng tiết dịch nhầy, gây nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi liên tục.
Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng viêm mũi ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và tinh thần cả mẹ và trẻ nhỏ.

2. Nguyên nhân viêm mũi ở trẻ em
Viêm mũi trẻ em gồm 3 nhóm nguyên nhân chính: do thay đổi môi trường, do dị ứng hoặc do dị vật ở mũi.
Nhóm nguyên nhân 1: Do thay đổi môi trường
Môi trường xung quanh là những yếu tố tác động trực tiếp đến niêm mạc mũi của trẻ, kích thích tế bào miễn dịch, làm giãn mạch máu, sưng mũi, sổ mũi, nghẹt mũi. Các nguyên nhân do thay đổi môi trường bao gồm:
- Khói thuốc, ô nhiễm bụi mịn,…: Có kích thước rất nhỏ, dễ dàng bay trong không khí và đi vào niêm mạc mũi, ứ đọng lâu ngày trong xoang mũi của trẻ, gây viêm nhiễm.
- Nhiệt độ quá lạnh, quá nóng: Làm nhiệt độ dòng khí hô hấp qua mũi của trẻ chênh lệch so với nhiệt độ cơ thể. Niêm mạc mũi của trẻ còn non yếu, chưa thích ứng được với sự chênh lệch trong và ngoài cơ thể, dẫn tới tổn thương niêm mạc mũi.
- Do thay đổi môi trường xung quanh (Đi trường mẫu giáo, chuyển nơi ở .v.v.v.): Môi trường sinh hoạt của trẻ thay đổi khi mũi trẻ chưa kịp thích ứng cũng là nguyên nhân khiến mũi trẻ dễ bị viêm nhiễm.
- Nhiễm vi khuẩn do tiếp xúc với người bị cảm cúm: Bệnh cảm cúm là bệnh dễ dàng lây từ người sang người qua những giọt bắn mang vi khuẩn, vi rút gây bệnh khi người bệnh hắt hơi, ho,… Đặc biệt, trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch kém, chưa hoàn thiện; do đó, nguy cơ lây nhiễm viêm mũi từ người cảm cúm sẽ cao hơn.
- Ở những bé lớn hơn, viêm mũi có thể xảy ra do ăn cay: Do những đồ ăn cay nóng có chứa 2 thành phần capsaicin và allyl isothiocyanate gây kích ứng niêm mạc mũi.
- Viêm mũi do thuốc: Là tình trạng viêm mũi rất khó điều trị, gặp phải khi bố mẹ lạm dùng thuốc thông mũi có thành phần chất gây co mạch, hay corticoid dài ngày cho trẻ. Các loại thuốc này khi dùng dài ngày sẽ dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc hoặc gây phản ứng dội ngược, tình trạng viêm mũi khi đó trở lên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

Nhóm nguyên nhân 2: Do dị ứng
Các yếu tố gây dị ứng là nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng viêm mũi trẻ em, đặc biệt là ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm. Các yếu tố ngày tiếp xúc với niêm mạc mũi và tế bào nhạy cảm ở mũi trẻ, gây ra các phản ứng dị ứng như viêm mũi, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, nước mắt.
Các tác nhân gây dị ứng chủ yếu gồm những tác nhân sau:
- Lông động vật nuôi (chó, mèo…): Chứa thành phần protein. Protein trong lông chó có thể kích thích hệ thống miễn dịch ở niêm mạc mũi, gây ra các phản ứng dị ứng.
- Các loại phấn hoa: Các loại phấn hoa có kích thước rất nhỏ, dễ dàng bay vào niêm mạc mũi của trẻ. Trẻ có thể bị viêm mũi bởi phấn hoa do phấn hoa chứa các thành phần dễ gây kích ứng niêm mạc mũi như protein, phosphor, cellulose, dextrin, pentose.
- Các công trùng có hại (gián, ve bụi…): Các chất thải của những loài côn trùng này có mùi khó chịu, và bám rất lâu trên đồ vật. Đây là nguyên nhân gây các phản ứng dị ứng: hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi,…
- Nấm mốc: Các bào tử nấm mốc bay trong không khí, vào mũi, tiếp xúc với niêm mạc mũi là nguyên nhân gây viêm mũi trẻ em. Các loại nấm mốc gây viêm mũi là penicillium trên các loại hoa quả hỏng lâu ngày, alternaria trên rau xanh, lá cây; cladosporium tại các góc tường nhà, nơi ẩm thấp.
- Bất thường giải phẫu về hốc mũi (Vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi, quá phát VA vòm, VA vòi) giảm khả năng tự bảo vệ mũi khỏi các yếu tố bên ngoài, mũi nhạy cảm với các yếu tố kích ứng niêm mạc.
Trẻ bị viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Nhóm nguyên nhân 3: Do dị vật ở mũi
Do trẻ em chơi các đồ vật tròn nhỏ và vô tình nhét vào mũi và lâu ngày nó làm viêm mũi. Đặc biệt dạng viêm mũi này rất dễ nhận biết do bé chỉ bị ra nước mũi 1 bên. 1 – 2 ngày đầu bé chỉ ra nước mũi trắng nhưng về sau bị ra nước mũi xanh, có mủ kèm đau nhức và sốt cao.
3. Phân loại và dấu hiệu nhận biết viêm mũi ở trẻ em
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, viêm mũi trẻ em được chia thành hai loại, viêm mũi không dị ứng và viêm mũi dị ứng. Các mẹ nên nắm vững những dấu hiệu nhận biết viêm mũi trẻ em, để kịp thời có những biện pháp cải thiện nhanh chóng.
Viêm mũi do môi trường (Viêm mũi không dị ứng)
Các trường hợp viêm mũi không dị ứng xảy ra khi niêm mạc mũi bị kích thích do môi trường không khí thay đổi, thường có những 2 mức độ sau:
- Viêm mũi nhẹ/thông thường: Ở mức độ nhẹ thì trẻ bắt đầu có những biểu hiện chảy nước mũi, dịch nước mũi trong, đau họng, mệt mỏi, sốt.
- Viêm mũi nặng/Viêm mũi xoang: Tình trạng viêm mũi ở trẻ có thể tiến triển nặng do độc tố của vi trùng, vi rút làm kích ứng niêm mạc mũi của trẻ. Lúc này, trẻ sốt cao, mệt mỏi nhiều, ho, đau họng; nước mũi chuyển vàng hoặc xanh, dịch nhầy đặc quánh. Trong một số trường hợp, trẻ có thể nôn ọe, hơi thở hôi, phù nề quanh mắt.
Viêm mũi do dị ứng
Viêm mũi do dịch ứng rất dễ nhận biết vì thường diễn ra theo mùa, theo thời điểm, thời gian trong ngày. Tình trạng viêm mũi sẽ lặp lại khi các yếu tố gây dị ứng xuất hiện: dị ứng do gián, nấm mốc thường có nhiều vào mùa hè, thời tiết mưa, ẩm. Dị ứng phấn hoa thường gặp vào mùa xuân, gần Tết.
Các biểu hiện viêm mũi do dị ứng bao gồm: Trẻ mệt mỏi, hắt hơi liên tục, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi dịch trong, ngứa mắt và chảy nước mắt.
5 loại viêm mũi ở trẻ sơ sinh thường gặp cha mẹ cần biết

4. Cách chữa viêm mũi trẻ em HIỆU QUẢ
Viêm mũi trẻ em nếu không có những biện pháp chữa trị kịp thời, niêm mạc non yếu của trẻ có thể gặp các vấn đề nặng hơn như: viêm tắc lỗ mũi, viêm xoang mạn tính,…
Cách chữa trị viêm mũi ở trẻ em cụ thể như sau:
4.1. Nguyên tắc điều trị dành cho bác sĩ chuyên khoa
Tình trạng viêm mũi ở trẻ nhỏ không phải là một bệnh lý nghiêm trọng. Niêm mạc mũi của trẻ sẽ nhanh chóng được cải thiện khi các mẹ tuân thủ theo 5 nguyên tắc điều trị sau:
- Làm giảm các triệu chứng như sử dụng các thuốc ho, thuốc chống dị ứng, thuốc nhỏ mũi làm loãng dịch mũi,…
- Kiểm soát nguyên nhân gây nhiễm trùng: siêu vi, vi khuẩn, nấm… bằng cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa mũi hàng ngày hoặc dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định.
- Phòng tránh các yếu tố nguyên nhân gây dị ứng: khói thuốc lá, bụi nhà, lông vũ, phấn hoa…
- Điều trị các bệnh nền (nếu có), các bệnh đã mắc trước đó mà có thể làm tăng nguy cơ viêm mũi hay làm nặng thêm tình trạng viêm mũi ở trẻ nhỏ như: trào ngược dạ dày thực quản, suy giảm miễn dịch…
- Điều trị các bất thường về cấu tạo mũi xoang (nếu có).
Lưu ý: Các chỉ dẫn trên dành cho bác sĩ, không phải hướng dẫn cho các bà mẹ tự thực hiện tại nhà
4.2. Các bước điều trị đơn giản cho các mẹ
Khi trẻ em bị viêm mũi, các mẹ cần là người trực tiếp hướng dẫn và áp dụng các biện pháp cải thiện sức khỏe cho con. Các bước điều trị đơn giản như sau:
Bước 1: Xác định nguyên nhân gây viêm mũi từ các triệu chứng của trẻ để loại bỏ, hạn chế mũi trẻ tiếp tục bị kích thích bởi những nguyên nhân đó. Ví dụ:
- Trong trường hợp trời trở lạnh, bé có thể đã bị viêm mũi do tác động thay đổi từ môi trường và gió lạnh đi qua đường thở gây kích thích niêm mạc mũi của trẻ. Các mẹ cần lưu ý giữ ấm cho con, hạn chế đưa trẻ ra ngoài chơi, khi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh gió lạnh cho trẻ.
- Với bé bị viêm mũi do dị ứng với lông chó, mèo; các mẹ cần tránh cho trẻ chơi với thú nuôi và mua máy lọc không khí, máy hút bụi để loại bỏ lông thú, hạn chế lông thú nuôi bay vào mũi của trẻ.
Bước 2: Vệ sinh mũi cho trẻ bằng cách nhỏ mũi/ xịt mũi cho bé đối với trường hợp nhẹ, dịch mũi trong; rửa mũi đối với trường hợp viêm mũi nặng, mũi nhiều dịch nhầy, dịch nhầy màu vàng, xanh.
Đây là cách làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn, vi rút tại mũi cho bé; làm loãng và loại bỏ dịch nhầy, cấp ẩm nhẹ nhàng cho bé khi mũi bị khô, từ đó, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, hắt hơi ở trẻ nhỏ.
Các mẹ có thể tham khảo các vệ sinh mũi cho bé đúng cách qua video dưới đây:
Bước 3: Sau khoảng 3 – 4 ngày, các mẹ không thấy tình trạng viêm mũi ở trẻ được cải thiện, thì cần đưa trẻ đến thăm khám bác sỹ, tránh các biến chứng nặng hơn của bệnh như viêm xoang mạn tính, polyp mũi xoang, mất khứu giác….
Chuyên gia hướng dẫn mẹ điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ
5. Phòng bệnh viêm mũi ở trẻ em
Niêm mạc mũi của trẻ rất nhạy cảm với các yếu tố xung quanh, do đó trẻ rất dễ gặp phải các vấn đề về đường hô hấp. Để bảo vệ đường hô hấp cho trẻ, các mẹ nên chủ động phòng bệnh viêm mũi cho trẻ bằng các cách sau:
- Áp dụng các biện pháp và tuân thủ nguyên tắc điều trị ngay khi trẻ có dấu hiệu hắt hơi nhiều, nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở, chảy nước mũi. Tránh kéo dài khiến mũi bị tổn thương nặng hơn.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với người bị cảm do nguy cơ lây nhiễm cảm cho trẻ rất cao.
- Tránh khói thuốc hoặc nơi ô nhiễm cho trẻ vì bụi bẩn, vi khuẩn bám vào niêm mạc mũi trẻ lâu ngày phát triển thành bệnh, gây viêm mũi.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng đã khiến trẻ bị viêm mũi trước đó.
- Giữ ẩm không khí, hạn chế để bé hít thở trong không khí khô gây khô rát niêm mạc mũi, và làm mất lớp dịch mũi ẩm bảo vệ niêm mạc mũi của trẻ.

6. Một số câu hỏi (FAQ) khác
Để đảm bảo sức khỏe đường hô hấp cho trẻ, các mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
Câu hỏi 1: Nếu trẻ bị viêm mũi dị ứng thì nên tự chữa tại nhà hay đi khám bác sĩ?
Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, các mẹ NÊN chữa bằng phương pháp đơn giản tại nhà trong vài ngày đầu. Các mẹ lúc này nên giữ ấm cho con, vệ sinh mũi cho bé 2 lần/ngày, xác định và loại bỏ nguyên nhân gây viêm mũi cho trẻ.
Sau 3 – 5 ngày, nếu tình trạng viêm mũi không được cải thiện, việc đưa trẻ đến khám bác sĩ là cần thiết vì:
- Ảnh hưởng đến cuộc sống của bé do tình trạng viêm mũi kéo dài làm bé thường xuyên mệt mỏi, dễ cáu khóc.
- Nguy cơ tổn thương mũi nếu tình trạng viêm mũi kéo dài, dẫn đến viêm xoang và các bệnh khác.
- Sau 3 – 5 ngày điều trị, tình trạng viêm mũi không được tiến triển có thể là biểu hiện của việc các mẹ đang áp dụng sai cách điều trị cho trẻ. Do đó, các mẹ nên được tư vấn điều trị bởi các bác sĩ và người có chuyên môn.

Câu hỏi 2: Có nên mua thuốc đặc trị viêm mũi trẻ em ở hiệu thuốc không?
Khi trẻ mới xuất hiện các triệu chứng của bệnh, các mẹ có thể sử dụng các thuốc không kê đơn ở ngoài hiệu thuốc để sử dụng điều trị cho trẻ. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cho trẻ, các mẹ nên lưu ý một số điểm sau:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, hỏi dược sĩ bán thuốc để nắm rõ thông tin sử dụng thuốc.
- Các loại thuốc thông mũi chứa Xylometazoline hoặc Oxymetazoline chỉ được khuyến cáo sử dụng trong vòng 3 – 5 ngày và không sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi.
- Không tự ý sử dụng thuốc chứa Corticoid nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ.
- Các dụng cụ xịt mũi, hút dịch mũi cần được được bảo sử dụng đúng thao tác để không làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
- Nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé hàng ngày giúp loại bỏ dịch nhầy, vi khuẩn, bụi bẩn ra khỏi niêm mạc mũi.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các mẹ những thông tin hữu ích về tình trạng viêm mũi trẻ em. Để đảm bảo sức khỏe mũi họng cho bé, các mẹ nên hạn chế để bé tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm không khí và các yếu tố gây dị ứng khác.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6424 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
Fysoline là sản phẩm nước muối sinh lý hàng đầu tại Pháp. Sản phẩm có nguyên liệu nước muối 100% tinh khiết, an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; đem lại hiệu quả trong việc vệ sinh niêm mạc mũi, phòng ngừa tình trạng khô mũi, hỗ trợ cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi ở trẻ em. ![]() Sản phẩm được đảm bảo chất lượng bởi hệ thống kiểm soát chất lượng y tế hàng đầu thế giới do Quỹ Y tế cấp cao của Pháp giám sát. Vì thế, cũng dễ hiểu khi nước muối sinh lý Pháp được phụ nữ Việt thông thái lựa chọn là sản phẩm tin dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. |
Trả lời