7,732
Bệnh viêm mũi ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm tuy nhiên để tránh dẫn đến các biến chứng về sau, ba mẹ cần điều trị đúng cách để trẻ sớm khỏi bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về 5 loại viêm mũi thường gặp ở trẻ sơ sinh để ba mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị sao cho hiệu quả.
9 biểu hiện của viêm mũi dị ứng thường gặp nhất bạn cần biết
1. Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh
Viêm mũi dị ứng là một trong những loại viêm mũi ở trẻ sơ sinh, xảy ra do các tác nhân bên trong và bên ngoài cơ thể khiến lớp niêm mạc bị viêm. Căn bệnh dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại làm trẻ thấy khó chịu, thường xuyên quấy khóc, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng như viêm tai, viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản,…
Nguyên nhân:
Viêm mũi dị ứng xảy ra do các yếu tố dị ứng trong môi trường mà trẻ sơ sinh hít phải như bụi, nấm mốc, lông thú nuôi, phấn hoa,… Ở một số trẻ, tình trạng này thường xảy ra theo một chu kỳ nhất định như thời điểm giao mùa hoặc vào mùa xuân. Đây là thời điểm có nhiều phấn hoa hoặc khi thời tiết chuyển lạnh.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này như cơ địa dị ứng, trẻ bị di truyền từ bố mẹ. Nếu trẻ đang mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng hay viêm amidan thì nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng càng cao.
Triệu chứng:
Thường khi trẻ bị viêm mũi dị ứng sẽ xảy ra các tình trạng ngứa mũi, chảy nước mũi (dung dịch lỏng, trong suốt), hắt xì liên tục, ngạt mũi và khó thở. Không những thế, trẻ thường sẽ quấy khóc, bỏ ăn, cảm thấy đau đầu, đau họng, nhức mắt, ù tai,… Nếu bệnh nặng hơn, trẻ có thể bị chảy máu cam.
Cách điều trị:
Để giảm bớt tình trạng dị ứng, mẹ cần làm sạch mũi cho trẻ sơ sinh hằng ngày, số lần sẽ phụ thuộc vào lượng dịch nhầy trong mũi cũng như tình trạng bệnh của trẻ. Sử dụng nước muối sinh lý và nước muối kháng viêm là phương pháp điều trị đơn giản mà hiệu quả được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên dùng, đặc biệt là dòng nước muối lành tính, không chứa chất bảo quản.
Ngoài ra, không được để trẻ ra gió hoặc ở trong môi trường có khói bụi, khói thuốc, môi trường ẩm thấp. Khi tình trạng của trẻ ngày càng nặng, nên đưa trẻ đến khám tại chuyên khoa tai mũi họng để được bác sĩ tư vấn các biện pháp điều trị hợp lý.
Viêm mũi trẻ em – 5 kiến thức mẹ cần nắm vững để con khỏe mạnh
2. Viêm mũi xoang ở trẻ sơ sinh
Một loại viêm mũi ở trẻ sơ sinh thường gặp là viêm mũi xoang. Bệnh thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng hô hấp trên cấp tính và có khả năng tái phát nhiều lần hoặc chuyển thành mãn tính.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm mũi xoang là bởi lớp viêm mạc bao phủ bên trong xoang tổn thương do tác động từ các tác nhân gây bệnh như vi rút, vi khuẩn, nấm, hóa chất hay các chất gây dị ứng.
Triệu chứng:
Dựa vào thời gian mắc mà bệnh viêm mũi xoang sẽ được chia thành viêm xoang cấp tính và viêm xoang mãn tính.
Các triệu chứng của viêm xoang cấp tính ở trẻ sơ sinh bao gồm sốt cao, hơi thở có mùi, ho nhiều, chảy mũi nhiều, nước mũi có màu xanh hoặc vàng đục như mủ, nhức đầu, đau sau ổ mắt, đau răng, đau họng,…
Trong trường hợp trẻ bị viêm xoang mãn tính, triệu chứng thường kéo dài trên 3 tháng với các biểu hiện như sốt nhẹ từng đợt, đau họng, khàn tiếng, ho kéo dài, ngạt mũi, sổ mũi, ù tai,…
Cách điều trị:
Đối với trẻ sơ sinh, tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Thông thường, trẻ sơ sinh bị viêm xoang phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý:
Nếu không điều trị triệt để, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, giảm thị lực/thính lực, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa,…
3. Viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh
Viêm mũi cấp là một bệnh viêm đường hô hấp cấp thường gặp ở trẻ sơ sinh do nhiễm các virus đường hô hấp như Rhinovirus. Coronavirus, Adenovirus,…
Nguyên nhân:
Bệnh viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh thường xảy ra do các yếu tố như: thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột, trẻ thay đổi môi trường sống (thay sữa, đổi chế độ ăn), tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn. Tất cả những yếu tố trên đều là điều kiện thuận lợi để hình thành bệnh ở trẻ.
Triệu chứng:
Bệnh gây ra các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước và nghẹt mũi khiến cơ thể trẻ khó chịu. Trẻ có biểu hiện sốt cao, khoảng 39 độ C, quấy khóc bắt mẹ phải luôn bế trên tay. Viêm mũi cấp còn khiến trẻ sơ sinh dễ bị tắc mũi, cảm thấy khó thở do chưa quen thở bằng miệng. Chính vì thế, bố mẹ phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe, quan sát các biểu hiệu của con để kịp thời xử lý.
Bệnh viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh thường sẽ kéo dài trong khoảng 3 – 5 ngày và dần thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như phế quản phế viêm, áp xe thành sau họng,…
Cách điều trị:
Khi trẻ chớm xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi, ba mẹ hãy vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, sau đó sử dụng nước muối kháng viêm để hỗ trợ điều trị viêm mũi cấp.
Các chuyên gia sức khỏe hàng đầu khuyên phụ huynh chọn nước muối tinh khiết 100%, không chứa chất bảo quản như Fysoline – dòng sản phẩm nước muối sinh lý hàng đầu tại Pháp, để đảm bảo an toàn cho đối tượng nhạy cảm như trẻ sơ sinh.
Lưu ý:
Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ, ho nhiều, thở nhanh, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị.
4. Viêm mũi đặc hiệu ở trẻ sơ sinh
Viêm mũi đặc hiệu ở trẻ sơ sinh là những loại viêm mũi mà trẻ sơ sinh thường gặp như viêm mũi lậu, viêm mũi giang mai,… Các bệnh này đặc biệt nguy hiểm và đã gây nên nhiều trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh.
4.1. Viêm mũi lậu
Viêm mũi lậu là bệnh mà trẻ thường mắc phải do mắc vi khuẩn lậu từ âm đạo của mẹ.
Nguyên nhân:
Vi khuẩn lậu lây từ âm đạo mẹ vào mắt và mũi của trẻ gây viêm mũi và mắt của trẻ. Bệnh này thường bắt đầu sau 3 – 4 ngày tính từ thời điểm trẻ được sinh ra.
Triệu chứng:
Trong thời gian mắc bệnh, hai lỗ mũi và môi trên của trẻ thường sưng và đỏ kèm theo là mủ vàng xanh và đặc trong mũi làm mũi hoàn toàn tắc tịt. Trẻ thường sốt cao 39 – 40 độ C, bỏ bú và gầy đi. Mí mắt căng mọng và khó mở mắt.
Cách điều trị:
Với bệnh viêm mũi ở trẻ sơ sinh này, mẹ có thể làm sạch mủ mũi bằng nước muối sinh lý và nhỏ thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
4.2. Viêm mũi giang mai
Ở trẻ sơ sinh, bệnh thường xuất hiện khoảng 30 ngày sau khi trẻ chào đời.
Nguyên nhân:
Viêm mũi giang mai là loại viêm mũi ở trẻ sơ sinh thường gặp khi tiếp xúc với virus giang mai từ mẹ sau sinh.
Triệu chứng:
Bệnh xuất hiện một cách lặng lẽ, trẻ không sốt, không đau mà chỉ có triệu chứng ngạt mũi ngày càng tăng. Dịch mũi chảy ra thường có mùi hôi và đôi khi lẫn máu kèm theo môi trên sưng và đỏ. Khi bệnh trở nặng, toàn thân trẻ có thể xuất hiện ban đỏ giang mai ở gan bàn tay, gan bàn chân, mông và loét ở miệng.
Cách điều trị:
Khi mắc bệnh, trẻ cần được nhỏ mũi bằng thuốc chứa kháng sinh kết hợp tiêm kháng sinh toàn thân.
Lưu ý:
Mẹ chỉ dùng thuốc cho trẻ khi đã có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ và tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ định.
5. Viêm mũi bạch hầu ở trẻ sơ sinh
Viêm mũi bạch hầu do trực khuẩn gram (+) có tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae gây ra và nguồn bệnh duy nhất được xác định là ở người.
Nguyên nhân:
Trực khuẩn bạch hầu gây bệnh qua tiếp xúc từ đường hô hấp (nói chuyện, hắt hơi, ho) hoặc gián tiếp qua đồ vật (khăn lau, ly nước, đồ chơi). Ngoài ra, bệnh này còn gây ra do tiếp xúc với chất bài tiết của người đã nhiễm khuẩn khoảng 2 – 3 tuần hoặc ngắn hơn.
Triệu chứng:
Bệnh diễn ra âm thầm và dẫn đến tình trạng nhiễm độc hoặc suy mòn. Lúc đầu, trẻ sẽ bị tắc mũi và chảy dịch nhầy lẫn máu. Đồng thời, cửa mũi trước và môi trên bị loét nông và có đóng vảy, đôi khi sờ sẽ thấy hạch nhỏ ở cổ. Trẻ sẽ sốt nhẹ, da tái nhợt, người mệt mỏi và biếng chơi, bú ít.
Cách điều trị:
Mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ tiêm huyết thanh chống bạch hầu kết hợp điều trị kháng sinh toàn thân và kháng sinh niêm mạc.
Để phòng tránh các bệnh về viêm mũi ở trẻ sơ sinh, mẹ hãy chú ý xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng khoa học cùng với thói quen sinh hoạt tốt để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
6. Điều trị viêm mũi ở trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý và nước muối kháng viêm
Hiện nay, Fysoline là dòng nước muối sinh lý hàng đầu tại Pháp được các chuyên gia sức khỏe hàng đầu khuyên dùng để hỗ trợ điều trị viêm mũi cho trẻ sơ sinh. Sản phẩm giúp loại bỏ bụi bẩn, cân bằng sinh lý cho niêm mạc mũi của trẻ và hỗ trợ điều trị các loại viêm mũi ở trẻ sơ sinh thường gặp.
Fysoline Hồng – nước muối sinh lý đẳng trương và Fysoline Vàng ống – nước muối kháng viêm có thành phần nước muối 100% tinh khiết, 0% chất bảo quản, an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.
Để hỗ trợ điều trị viêm mũi cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi, mẹ hãy vệ sinh mũi cho bé thật sạch sẽ bằng nước muối đẳng trương Fysoline Hồng. Sau đó, sử dụng Fysoline Vàng ống với chiết xuất Thymol từ cỏ xạ hương có hoạt tính kháng khuẩn hiệu quả trên đường hô hấp.
Với cấu trúc ống đơn liều 5ml, bộ đôi Fysoline dạng ống giúp giảm nguy cơ lây nhiễm chéo – tình trạng thường xảy ra khi bé phải sử dụng nước muối đa liều, khiến bệnh viêm mũi càng thêm nặng. Sản phẩm được hàng nghìn mẹ Việt thông thái tin dùng.
Đối với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể lựa chọn cho bé bộ đôi Fysoline Xanh xịt và Fysoline Vàng xịt. Đầu tiên, mẹ hãy vệ sinh mũi cho bé thật sạch sẽ bằng nước muối biển sâu Fysoline Xanh xịt có nồng độ 0,9% đẳng trương tương đương với các dịch cơ thể. Sau đó, sử dụng nước muối kháng viêm Fysoline Vàng xịt không có kháng sinh, không xylometazoline, không corticoid nên vô cùng an toàn để hỗ trợ điều trị viêm mũi cho trẻ sơ sinh.
Ưu điểm của dạng bình xịt đó là thiết kế van một chiều ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập, giúp Fysoline vô trùng trong mỗi liều xịt, mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cho bé.
Hiện nay, dòng nước muối sinh lý Fysoline được phân phối trên khắp cả nước:
- Các siêu thị mẹ và bé uy tín như Kids Plaza, Bibomart, Con cưng, Bé bụ bẫm,….
- Các nhà thuốc và hiệu thuốc trên toàn quốc
- Trên các trang mạng, Facebook, Zalo, Web.
Đối với việc mua hàng trên các trang mạng, mẹ cần chú ý lựa chọn cơ sở uy tín. Trong đó, trang web Fysoline.vn chính thống là địa chỉ đáng tin cậy để tham khảo thông tin về mẫu mã và giá thành.
Xem thêm:
Nếu có băn khoăn trong cách điều trị viêm mũi ở trẻ sơ sinh, mẹ hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của Fysoline để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất nhé!
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 1900 6424
- Fanpage: https://www.facebook.com/fysoline/
- Website: https://fysoline.vn/
- Shopee: https://shopee.vn/fysoline_officialstore
Trả lời