6,576
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em mắc căn bệnh này lên tới 40%. Trong đó 80% là các bé dưới 6 tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân khiến nhiều trẻ em bị viêm mũi dị ứng như vậy? Và trẻ bị viêm mũi dị ứng thì có dấu hiệu gì, cách chữa trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn.
7 thông tin về bệnh viêm xoang mà bạn nhất định phải đọc
1. Viêm mũi dị ứng ở trẻ là gì?
Viêm mũi dị ứng ở trẻ là tình trạng lớp niêm mạc mũi bị viêm do tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng dị ứng.
Có 2 loại phổ biến:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Bệnh chỉ xảy ra vào 1 mùa nhất định trong năm. Thông thường, thời điểm đó là lúc giao mùa, mùa hoa nở,…
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Trẻ có thể bị viêm mũi dị ứng vào bất cứ thời điểm nào trong năm do cơ địa nhạy cảm với các dị nguyên ngoài môi trường.
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng
Có 3 nguyên nhân chính. Đó là do di truyền, do môi trường sống và do dị ứng với hóa chất.
2.1. Di truyền
- Những trường hợp cha hoặc mẹ bị dị ứng đường hô hấp thì xác suất con cái mắc bệnh lên đến 30%.
- Ngoài ra, trẻ có sức đề kháng kém hoặc có cấu tạo mũi và xoang khác lạ, vẹo vách ngăn cũng dễ mắc viêm mũi dị ứng hơn bình thường.
2.2. Môi trường
- Thay đổi thời tiết, khí hậu đột ngột do chuyển mùa và ảnh hưởng của mưa bão.
- Trẻ bị viêm mũi dị ứng còn do hít phải các dị nguyên khiến mũi bị nảy sinh kích ứng, gây viêm mũi. Các dị nguyên đó là bụi nhà, lông vũ, nấm mốc, phấn hoa, khói thuốc lá,…
2.3. Dị ứng hóa chất
- Trẻ bị dị ứng với thành phần hóa học có trong các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc gây mê,…
- Ngoài ra, các bé bị dị ứng với các loại thức ăn như: Hải sản, tôm, cua, trứng, sữa… cũng dễ bị viêm mũi dị ứng hơn.
Viêm mũi trẻ em – 5 kiến thức mẹ cần nắm vững để con khỏe mạnh
3. Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Trẻ bị viêm mũi dị ứng có các dấu hiệu rất rõ ràng. Ba mẹ cần chú ý để kịp thời phát hiện và đưa trẻ đi khám trước khi bệnh tình trở nặng, gây ra các biến chứng nghiêm trọng về sau.
Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm mũi dị ứng đó là: Liên tục hắt xì hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi trong suốt, nghẹt mũi, khó thở, quấy khóc, bỏ ăn, nhức mắt, ù tai, đau họng, đau đầu, …
Nếu để lâu, bệnh tình trở nặng trẻ có dấu hiệu như chảy máu cam, xuất hiện chứng ngưng thở,…
4. Kinh nghiệm chữa viêm mũi dị ứng cho bé
Dưới đây là 3 phương pháp điều trị được các bậc phụ huynh tin tưởng áp dụng để chữa bệnh khi bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài.
4.1. Điều trị bằng cách kết hợp nước muối sinh lý và nước muối kháng viêm
Nước muối sinh lý là dung dịch NaCl có nồng độ 0,9%, tương đương với dịch cơ thể nên vô cùng an toàn và dễ chịu trong quá trình sử dụng.
Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ bị viêm mũi dị ứng là phương pháp được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá cao. Bên cạnh đó, nước muối kháng viêm với thành phần kháng viêm từ thảo dược sẽ hỗ trợ điều trị viêm mũi hiệu quả.
Cách kết hợp nước muối sinh lý và nước muối kháng viêm vì thế được rất nhiều ba mẹ thông thái trên thế giới tin tưởng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng cho con.
Hiện nay, nước muối Fysoline đến từ Gifrer – Nhà sản xuất số 1 tại Pháp nằm trong top những sản phẩm trị viêm mũi dị ứng cho trẻ tốt nhất được các bác sĩ khuyên dùng.
Điểm nổi trội của Fysoline đó là thành phần nước muối 100% tinh khiết, 0% chất bảo quản, tuyệt đối an toàn cho trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ.
Đối với trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi, Gifrer đem đến bộ đôi đơn liều đặc trị viêm mũi dị ứng gồm Fysoline Hồng và Fysoline Vàng (ống). Được thiết kế đặc biệt với cấu trúc dạng ống đơn liều, bộ đôi giải quyết triệt để trình trạng lây nhiễm chéo của nhiều dòng nước muối đa liều trên thị trường hiện nay.
Fysoline Hồng là nước muối sinh lý đẳng trương, phù hợp với sinh lý cơ thể nên vô cùng an toàn, ba mẹ có thể yên tâm sử dụng cho con. Fysoline Vàng không chỉ chứa nước muối tinh khiết mà còn được bổ sung tinh chất cỏ xạ hương, ion đồng và glycerol giúp kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Hiệu quả kháng viêm, kháng khuẩn của tinh chất cỏ xạ hương trong Fysoline Vàng đã được chứng minh qua loạt nghiên cứu khoa học tại châu u. Nhờ đó, Fysoline Vàng giúp trẻ cải thiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như chảy nước mũi, hắt hơi, ngạt mũi,…
*Thứ tự thực hiện:
- Bước 1: Dùng Fysoline Hồng vệ sinh mũi cho trẻ
- Bước 2: Dùng Fysoline Vàng ống để chữa trị viêm mũi dị ứng
Với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, Gifrer cũng có dòng sản phẩm đặc trị là Fysoline Xanh xịt – Nước muối biển sâu và Fysoline Vàng xịt – Nước muối kháng viêm. Điểm đặc biệt là dạng bình xịt được thiết kế có van một chiều, có tác dụng ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập, giúp Fysoline vô trùng trong mỗi liều xịt.
Thành phần của Fysoline Xanh xịt là 100% nước muối biển sâu tinh khiết, chứa các khoáng chất tốt cho niêm mạc mũi. Đầu xịt tạo các hạt phun sương mịn và siêu nhỏ, giúp nước muối biển đi sâu vào khoang mũi, tăng khả năng bám dính. Nhờ đó, có tác dụng làm ẩm, duy trì hoặc khôi phục sự cân bằng sinh lý của niêm mạc mũi.
Với thành phần tương tự Fysoline Vàng ống, Fysoline Vàng xịt cũng có tác dụng chữa trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả, an toàn.
*Thứ tự thực hiện:
- Bước 1: Dùng Fysoline Xanh xịt vệ sinh mũi
- Bước 2: Dùng Fysoline Vàng xịt điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.
4.2. Ngải cứu – Mẹo chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ hiệu quả
Đây là cách làm dân gian để chữa trị viêm mũi dị ứng hiệu quả cho trẻ nhỏ. Thành phần trong lá ngải cứu có công dụng ngăn chặn các triệu chứng như nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi,… Từ đó giúp bệnh viêm mũi dị ứng thuyên giảm đáng kể.
Chuẩn bị: 100 gram lá ngải cứu
Cách làm:
- Rửa sạch 100 gram lá ngải cứu rồi đem giã nát.
- Thu lấy phần nước cốt ngải cứu pha loãng với nước lọc theo tỉ lệ 1:1
- Cho thêm 1 ít đường để bé dễ uống hơn
- Tùy theo tình trạng bệnh, ba mẹ có thể áp dụng biện pháp này cho bé 1-2 lần/ ngày.
4.3. Sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ
Các thuốc được dùng để chữa bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ đó là:
- Thuốc kháng histamin H1: Có tác dụng tốt trong điều trị giảm nhẹ triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nhưng lại không có tác dụng giảm ngạt mũi. Có thể dùng dạng uống hoặc xịt tại chỗ. Nhóm thuốc kháng histamin H1 trị dị ứng phổ biến là: Loratadine, Certirizin,…
- Thuốc chống xung huyết mũi: Như Naphazoline, Xylometazoline. Thuốc có tác dụng co mạch, giúp giảm các triệu chứng ngạt mũi. Thuốc có dạng xịt mũi và viêm uống. Thường được phối hợp với thuốc kháng histamin H1 đường uống. Tuy nhiên, không nên dùng loại thuốc này quá 3-5 ngày. Không dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Thuốc nhỏ/xịt mũi chứa corticoid: Với những bệnh nhân bắt đầu điều trị, dùng các loại thuốc này có tác dụng tốt, giúp giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngứa và ngạt mũi. Thuốc có hiệu quả hơn thuốc kháng histamin H1 nhưng tiềm ẩn nguy cơ nhiều tác dụng có hại. Không dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Lưu ý:
- Thuốc kháng Histamin không có tác dụng trị nghẹt mũi. Thuốc chỉ dùng cho trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên
- Thuốc Glucocorticoid xịt mũi không nên sử dụng trong thời gian quá dài vì sẽ gây ra tác dụng phụ, làm trẻ chậm phát triển. Đối với các dòng thuốc Tây y, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng cho con nhỏ.
- Các chuyên gia y tế khuyên ba mẹ nên sử dụng thuốc nhỏ mũi là nước muối sinh lý đẳng trương, thành phần 100% tự nhiên, 0% chất bảo quản cho mọi đối tượng trẻ em để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
5. Hướng dẫn chăm sóc khi trẻ bị viêm mũi dị ứng
Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, ngoài việc áp dụng các phương pháp chữa bệnh phù hợp, ba mẹ còn cần đặc biệt lưu tâm trong quá trình chăm sóc cho con tại nhà. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục bệnh của con. Một vài lưu ý chăm sóc khi trẻ bị viêm mũi dị ứng:
- Vệ sinh chỗ ở thường xuyên.
- Bổ sung vitamin tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho ăn ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
- Không nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế trồng hoa quanh nhà.
- Chú ý giữ ấm cơ thể cho con vào những lúc giao mùa.
- Cho con uống nhiều nước sẽ giúp hệ hô hấp của con làm việc tốt hơn.
- Sử dụng máy giữ độ ẩm trong nhà để tạo môi trường thoáng mát, trong lành, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
6. 3 sai lầm cha mẹ hay mắc phải khi trẻ bị viêm mũi dị ứng
Dưới đây là 3 sai lầm mà các bậc phụ huynh hay mắc phải nhất khi con nhỏ bị viêm mũi dị ứng.
- Rửa mũi quá nhiều: Nhiều ba mẹ quan niệm rửa mũi càng nhiều thì mũi con sẽ càng sạch sẽ vì khi đó các tạp chất, bụi bẩn trong mũi sẽ được rửa trôi, loại bỏ. Song cách làm này vô tình khiến chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi bị mất đi, mũi trẻ không được giữ ẩm và ấm mà trở nên bị khô, dễ bị viêm nhiễm hơn.
- Dùng miệng hút mũi: Từ xưa, cách làm này đã được nhiều mẹ áp dụng để loại bỏ dịch nhầy khỏi mũi con. Tuy nhiên miệng là nơi chứa các mầm mống gây bệnh. Dùng miệng để hút mũi cho trẻ vô tình đưa vi khuẩn, vi trùng từ miệng của mẹ vào mũi bé, khiến tình trạng viêm mũi dị ứng càng nặng hơn.
- Sử dụng thuốc nhỏ mũi quá nhiều: Nhiều cha mẹ vì muốn con mau khỏi bệnh nên nhỏ mũi cho trẻ quá nhiều lần trong ngày. Các bác sĩ cảnh báo cha mẹ không nên lạm dụng thuốc co mạch cho trẻ nhỏ vì có thể khiến niêm mạc mũi của trẻ bị tổn thương ngày một nặng. Thậm chí còn gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về sau của trẻ.
7. Giải đáp thắc mắc thường gặp khi trẻ bị viêm mũi dị ứng
Trong quá trình chăm sóc và chữa trị viêm mũi dị ứng cho con, đây là 3 câu hỏi được các bậc phụ huynh quan tâm nhất:
7.1. Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Căn bệnh này không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại dễ tái phát khiến bé cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Bệnh viêm mũi dị ứng nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các căn bệnh khác liên quan đến đường hô hấp.
7.2. Trẻ bị viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ trẻ bị viêm mũi dị ứng lên tới 40% mà nguyên nhân chủ yếu là do các dị nguyên trong môi trường như phấn hoa, nấm mốc, lông chó mèo,… Các dị nguyên này không thể loại bỏ hoàn toàn nên bệnh viêm mũi dị ứng của trẻ khó có thể được chữa trị dứt điểm.
7.3. Có nên nhỏ nước ép tỏi vào mũi trẻ để chữa viêm mũi dị ứng?
Câu trả lời là không. Nước ép tỏi có tính cay, nóng rất dễ gây tổn thương niêm mạc mũi mỏng manh của trẻ, đặc biệt là với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
Bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết cho ba mẹ khi trẻ bị viêm mũi dị ứng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào trong quá trình chăm sóc và chữa trị cho con, ba mẹ hãy liên hệ ngay với các bác sĩ của Fysoline để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất nhé!
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 1900 6424
- Fanpage: https://www.facebook.com/fysoline/
- Website: https://fysoline.vn/
- Shopee: https://shopee.vn/fysoline_officialstore
- Lazada: https://www.lazada.vn/shop/fysoline
Trả lời