[Review] Kinh nghiệm chữa khi bé bị cảm lạnh sổ mũi

Fysoline
21/09/2020
10/05/2021

 7,059 

 7,060 

Bé bị cảm lạnh sổ mũi là trường hợp mà hầu hết các mẹ đều bối rối khi gặp phải. Trẻ cảm lạnh sổ mũi hay quấy khóc, biếng ăn. Làm thế nào để giúp bé mau chóng hết các triệu chứng? Chia sẻ của một mẹ đã có kinh nghiệm “chiến thắng” cảm lạnh sổ mũi cho con dưới đây sẽ giúp các mẹ có thêm những tham khảo cực hữu ích!

Xem thêm: Trẻ bị hắt hơi sổ mũi – Cha mẹ cần làm gì giúp bé nhanh khỏi?

Cảm lạnh và cảm cúm là 2 loại bệnh khác nhau nhưng ở trẻ nhỏ thì hai bệnh này có triệu chứng tương đồng nên rất nhiều cha mẹ nhầm lẫn hai bệnh là một.

  • Cảm lạnh: là do một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, phổ biến là chủng Rhinovirus. Triệu chứng của bé bị cảm lạnh thường là sổ mũi, ho, quấy khóc hoặc sốt nhẹ.
  • Cảm cúm: là một bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp gây ra bởi virut cúm, thường là cúm A và cúm B. Các triệu chứng của cảm cúm nghiêm trọng hơn cảm lạnh, bé sẽ có các biểu hiện của bệnh như: sốt, sổ mũi, đau họng, mệt mỏi khiến bé quấy khó, biếng ăn hoặc có thể bị nôn mửa

Bé bị cảm cúm sổ mũi hoặc cảm lạnh sẽ không có thuốc đặc trị, cha mẹ chủ yếu nên nâng cao sức đề kháng cho bé bằng 5 cách phổ biến dưới đây

1. 5 cách điều trị khi bé bị cảm lạnh sổ mũi HIỆU QUẢ

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sổ mũi cảm lạnh? Hãy tìm hiểu ngay cách điều trị để giúp bé cải thiện các triệu chứng khó chịu. Những phương pháp mẹ có thể áp dụng khi trẻ bị cảm cúm sổ mũi là:

1.1. Điều trị bằng nước muối sinh lý và nước muối kháng viêm

Mũi là bộ phận quan trọng của hệ thống đường hô hấp trên. Việc vệ sinh mũi sạch sẽ với nước muối sinh lý sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, dị vật trong mũi. Điều quan trọng là các mẹ cần tìm đúng loại nước muối sinh lý an toàn và chất lượng cho trẻ. Loại nước muối được nhiều mẹ tin dùng là nước muối sinh lý Pháp Fysoline.

Hướng dẫn cách nhỏ nước muối sinh lý cho bé:

  • Chuẩn bị các dụng cụ, ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước ấm
  • Cho bé nằm ngửa, đỡ đầu bé hơi ngửa ra sau
  • Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi và đợi khoảng 30 giây để nước muối làm loãng chất nhầy bên trong mũi. Bố mẹ có thể bóp nhẹ 5-6 lần vào cánh mũi bé để đẩy sâu nước muối sinh lý vào bên trong hốc mũi, hỗ trợ đẩy dịch nhầy ra ngoài nhanh hơn
  • Lấy dịch nhầy ra ngoài: Với các bé lớn, bố mẹ cho bé ngồi dậy và xì mũi mạnh vào khăn sạch. Đối với những bé nhỏ, bố mẹ nên dùng bóng hút mũi để dễ lấy sạch chất nhầy hơn.
  • Thực hiện lặp lại các bước trên 4 – 6 lần/ tuần

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không dùng miệng để hút mũi cho bé vì mầm bệnh từ miệng bố mẹ có thể lây sang cho bé.
  • Khi dùng bóng hút mũi cần nhẹ nhàng, không nên đưa vào quá sâu, trẻ dễ bị đau hoặc phù nề niêm mạc

1.2. Cho bé ngủ nhiều hơn

Cảm lạnh sổ mũi làm cơ thể bé mất sức và trở nên mệt mỏi, căng thẳng. Vì vậy, khi bé gặp phải tình trạng này, mẹ không nên để bé vận động quá nhiều.

Hãy để cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn để giúp cơ thể bé tăng cường sức đề kháng. Giấc ngủ sẽ giúp bé thoải mái hơn, bớt quấy khóc khi đối mặt với các triệu chứng khó chịu. Nếu trẻ không được ngủ đủ có thể gây mất sức và làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Cho bé ngủ nhiều hơn khi bé cảm lạnh sổ mũi
Khi bé bị cảm lạnh sổ mũi, ngủ đủ giấc sẽ bớt cảm giác mệt mỏi

1.3. Giữ nhiệt độ cơ thể bé ổn định

Khi bé bị cảm lạnh sổ mũi, mẹ hãy cố gắng giữ nhiệt độ cơ thể bé ổn định. Hãy để cơ thể bé không bị quá nóng hoặc quá lạnh.

Bé cảm lạnh không có nghĩa là mẹ phải mặc thật nhiều hoặc đắp chăn dày cho bé. Hãy để bé mặc đồ thoải mái, thoáng khí và đắp chăn mỏng. Mặc nhiều đồ có thể gây bít tắc lỗ chân lông làm bé toát mồ hôi nhiều hơn dẫn đến cảm lạnh thêm nặng.

Các khu vực mẹ cần chú ý giữ ấm cho bé gồm: Lòng bàn chân, lưng, bụng, cổ, ngực.

Tránh giữ ấm quá mức cho trẻ khi bị cảm lạnh
Tránh giữ ấm quá mức cho trẻ khi bé bị cảm lạnh sổ mũi

1.4. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng

Trẻ bị cảm lạnh nên ăn gì? Các mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể bé tăng cường sức đề kháng, nhanh hồi phục khi bé bị cảm lạnh sổ mũi. Mẹ nên cung cấp cho trẻ đầy đủ:

  • Nước/sữa mẹ: Trẻ bị cảm lạnh sổ mũi bị mất nước. Vì vậy mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ nước cho bé. Với các bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé ăn đủ sữa mẹ hàng ngày.
  • Hoa quả: Các loại quả giàu nước, vitamin và nhiều chất khoáng. Mẹ có thể cho bé uống nước ép hoặc sinh tố.
  • Cháo, súp: Các món ăn này cung cấp nhiều chất điện giải và giàu dinh dưỡng. Mẹ có thể thay đổi thực đơn hàng ngày cho đa dạng và cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng khi bé cảm lạnh sổ mũi
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng khi bé cảm lạnh sổ mũi

1.5. Cho trẻ đi khám bác sĩ

Mẹ không nên tiếp tục điều trị các triệu chứng cảm cúm sổ mũi tại nhà nếu trẻ có những biểu hiện sau đây:

  • Sốt cao liên tục trên 39 độ.
  • Ngủ mê man khó đánh thức.
  • Thở gấp, đau ngực, ho thường xuyên.
  • Mẹ cần tránh tự ý cho trẻ uống thuốc. Thay vào đó, hãy đưa trẻ ngay tới các cơ sở y tế để được thăm khám và có cách điều trị tốt nhất.
Khi nào cần đưa bé cảm lạnh sổ mũi đến gặp bác sĩ
Khi có 3 biểu hiện trên cần cho trẻ đi khám bác sĩ ngay

Xem thêm: 15 cách chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ tại nhà NHANH KHỎI

2. Một số lưu ý khi chữa sổ mũi cho trẻ

Cách điều trị cảm lạnh sổ mũi tốt nhất là ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Các cách mẹ có thể áp dụng để phòng ngừa cảm cúm là:

  • Tiêm phòng: Mẹ cần tiêm đầy đủ vắc xin cho trẻ để ngừa bệnh cảm lạnh, cảm cúm.
  • Giữ môi trường khô thoáng sạch sẽ: Nơi ở của bé cần được giữ thoáng mát, khô ráo, tránh bụi bẩn, lông động vật.
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng.
  • Không để bé tiếp xúc gần với người bị cảm cúm, cảm lạnh sổ mũi.
  • Hạn chế đứa bé đến nơi đông người.
  • Sử dụng thuốc sổ mũi đúng theo chỉ định của bác sĩ. Bố mẹ cần biết rằng các loại thuốc sổ mũi bán ở ngoài thường không được phép dùng cho trẻ sơ sinh hay siro uống cũng vậy, không phải trẻ nào cũng uống được

3. Biểu hiện khi bé bị cảm lạnh sổ mũi

Cảm lạnh ở trẻ rất dễ nhận biết. Khi cơ thể bị cảm lạnh, các bé sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh thường là chảy nước mũi, hắt hơi và ho.
  • Bé bị đau họng do chất nhầy tích tụ khi nước mũi hình thành và chảy xuống họng.
  • Nước mũi dần chuyển từ dạng lỏng sang dạng đặc hơn, có màu vàng hoặc xanh.
  • Trẻ bị sốt do nhiễm trùng.
  • Tình trạng nghẹt mũi có thể dẫn đến khó thở.
  • Cảm lạnh khiến cơ thể bé mệt mỏi, dễ cáu kỉnh và khó chịu, trẻ biếng ăn, quấy khóc nhiều hơn.
Biểu hiện khi bé cảm lạnh sổ mũi
Cảm lạnh làm cho bé thấy mệt mỏi

4. Tìm hiểu nguyên nhân bé bị cảm lạnh sổ mũi

Có nhiều nguyên nhân khiến cho bé gặp phải tình trạng cảm lạnh sổ mũi. Các nguyên nhân phổ biến nhất là:

  • Bé bị lây khi ở gần người có các triệu chứng như hắt xì, ho, chảy nước mũi.
  • Bé chạm tay vào các bề mặt bị nhiễm virus sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
  • Do virus gây ra sự nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các loại virus này rất dễ dàng lây lan do có thể sống trên các bề mặt và tồn tại trong không khí trong thời gian ngắn.
  • Trẻ tiếp xúc với không khí lạnh trong thời gian dài do mở điều hòa quá thấp, không mặc đủ ấm khi trời lạnh,…
Nguyên nhân bé bị cảm lạnh sổ mũi
Cho trẻ mặc không đủ ấm khi trời lạnh có thể gây cảm lạnh sổ mũi

Những cách điều trị khi bé bị cảm lạnh sổ mũi trên đây sẽ giúp các mẹ có cách chăm sóc hiệu quả hơn nếu gặp phải tình trạng này. Mùa lạnh sắp đến, các mẹ nên cẩn thận hơn để phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả cho trẻ!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 4438
TRẺ SỔ MŨI, NGHẸT MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ 5 CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
 830,836  Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh và hanh khô là thời điểm trẻ hay gặp phải những cơn...
thumbnail post 3772
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Top 8 việc cần làm ngay 
 611,014  Các triệu chứng sổ mũi khiến cho trẻ sơ sinh rất khó chịu, khiến các mẹ cũng mệt...
thumbnail post 3841
7 Nguyên nhân sổ mũi ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả
 470,023  Nghẹt mũi hay sổ mũi ở trẻ em là trường hợp khá phổ biến. Tuy nhiên, biết được...
thumbnail post 3824
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho: Nguyên nhân và cách xử lý
 585,932  Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho là vấn đề khiến không ít bố mẹ lo lắng, “đứng ngồi...
hotline image