Làm gì khi trẻ bị sổ mũi và 5 lưu ý cho cha mẹ

Fysoline
22/09/2020
27/09/2021

 12,641 

 12,642 

Sổ mũi, chảy nước mũi là một trong những triệu chứng khó chịu nhất gặp khi trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng thời tiết. Làm gì khi trẻ bị sổ mũi? Có một số phương pháp hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng ngay sau đây!

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi – Cha mẹ cần làm gì giúp bé nhanh khỏi?

1. Cùng tìm hiểu nguyên nhân bị sổ mũi ở trẻ em

1.1. Nguyên nhân

Mỗi khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa, trẻ thường có dấu hiệu sổ mũi. Ngoài ra thì trẻ còn bị sổ mũi vì những nguyên nhân sau đây:

  • Có dị vật trong mũi: Khoang mũi của trẻ có dị vật vướng vào gây ra tình trạng chảy nước mũi liên tục.
  • Trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh: Tình trạng này khiến cho trẻ bị sổ mũi kéo dài.
  • Dị ứng: Trẻ bị dị ứng phấn hoa, dị ứng lông động vật có thể gây ra tình trạng sổ mũi.
  • Nghẹt mũi trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh khi sinh mổ sẽ bị đọng dịch nước ối lại trong khoang mũi. Lượng dịch này có thể khiến trẻ bị nghẹt mũi, thở khò khè.
Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi
Dị ứng lông động vật có thể gây sổ mũi ở trẻ em

1.2. Những triệu chứng khác thường đi kèm

Khi trẻ bị sổ mũi thường kèm theo các triệu chứng sau đây:

  • Sốt nhẹ.
  • Quấy khóc, khó ngủ.
  • Ho khan.
  • Biếng ăn, lười ăn.
  • Hắt xì, có thể nôn trớ.
Triệu chứng khi trẻ bị sổ mũi
Trẻ bị sổ mũi phải làm sao?

2. Làm gì khi trẻ bị sổ mũi?

2.1. Biện pháp xử lý khi trẻ bị sổ mũi tại nhà 

Nếu cha mẹ chưa biết khi trẻ bị sổ mũi phải làm sao thì hãy thực hiện ngay 5 biện pháp xử trí ban đầu tại nhà này nhé:

2.1.1. Sử dụng nước muối sinh lý

Mũi có bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ làm tình trạng chảy nước mũi thêm trầm trọng. Vậy bé bị sổ mũi phải làm sao? Khi trẻ bị sổ mũi, mẹ cần sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh theo các bước sau đây:

Bước 1: Rửa vệ sinh mũi để loại bỏ chất nhầy, giúp mũi thông thoáng

Sổ mũi làm bé bị tắc mũi, nghẹt mũi. Vi khuẩn, dị vật hoặc bụi bẩn có thể tích tụ khiến bé khó chịu. Vì vậy việc rửa vệ sinh mũi sẽ giúp loại bỏ chất nhầy và làm cho bé dễ thở khi mũi thông thoáng.

Mẹ cần lựa chọn loại nước muối sinh lý dịu nhẹ và an toàn với trẻ để sử dụng như nước muối sinh lý đẳng trương – Fysoline Hồng. Loại nước muối này có thành phần từ nước tinh khiết và Natri Clorid 0,9g, an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi với tác dụng:

  • Loại bỏ chất nhầy trong mũi, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Loại bỏ dị vật, tác nhân gây dị ứng niêm mạc mũi.

Với các bé từ 3 tháng tuổi, mẹ có thể sử dụng nước muối biển sâu – Fysoline Xanh xịt giúp vệ sinh mũi tiện dụng cho trẻ. Fysoline Xanh xịt với thành phần 100% nước muối biển tự nhiên có công dụng:

  • Rửa làm làm loãng dịch mũi.
  • Vệ sinh niêm mạc mũi.
  • Kích thích hỉ mũi.
  • Duy trì độ ẩm cho khoang mũi.

11 cách trị ho sổ mũi cho bé hiệu quả mẹ không thể bỏ qua

Nước muối sinh lý Fysoline Hồng
Fysoline Hồng an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi

Bước 2: Nhỏ mũi để chữa sổ mũi ở trẻ em và các triệu chứng khác đi kèm

Khi mũi đã sạch và thông thoáng, mẹ cần nhỏ mũi để điều trị các triệu chứng. Khi lựa chọn nước muối sinh lý nhỏ mũi, mẹ cần lưu ý không nên sử dụng thành phần kháng sinh để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Mẹ nên lựa chọn nước muối sinh lý kháng viêm – Fysoline Vàng ống hoặc Fysoline Vàng xịt để nhỏ mũi cho trẻ. Thành phần của nước muối sinh lý này chứa nước muối 100% tinh khiết và thành phần chứa thảo dược từ thiên nhiên có tác dụng:

  • Hỗ trợ điều trị sổ mũi an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi (với Fysoline Vàng ống).
  • Không chứa Xylometazoline, không corticoid, không chất bảo quản.
  • Bộ sản phẩm không phải kháng sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị sổ mũi, nghẹt mũi an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Với trẻ từ 3 tháng tuổi, mẹ có thể sử dụng Fysoline Vàng xịt để xịt mũi tiện dụng hơn cho trẻ.

Nước muối sinh lý kháng viêm của Pháp
Fysoline Vàng ống với các thành phần tự nhiên an toàn

2.1.2. Cho trẻ uống nhiều nước ấm

Cần làm gì khi trẻ bị sổ mũi? Khi bị sổ mũi, trẻ bị mất nước và hay nôn trớ. Vì vậy, mẹ cần bổ sung thêm nước cho trẻ, đặc biệt là nước ấm. Uống nước ấm có tác dụng giúp làm loãng dịch nhầy ở trong mũi và giảm sổ mũi. Nước ấm cũng có tác dụng làm ấm cơ thể, cải thiện triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh và đẩy bớt vi khuẩn khỏi đường thở.

Mẹ có thể cho bé uống khoảng 2-3 muỗng nước ấm mỗi lần và uống nhiều lần trong ngày. Khi trẻ tập ăn các chất rắn, mẹ có thể cho trẻ uống nước.

Cho trẻ uống nhiều nước ấm khi bị sổ mũi
Trẻ cần được uống nhiều nước ấm hơn khi bị sổ mũi

2.1.3. Nằm cao đầu khi ngủ

Khi trẻ bị sổ mũi, chất nhầy sẽ chảy thường xuyên. Nếu mẹ để bé nằm thẳng, chất nhầy sẽ chảy ngược vào trong gây ngạt mũi. Gối cao đầu khi trẻ ngủ giúp ngăn chất nhầy chảy ngược và cũng giúp nước mũi chảy ra ngoài dễ dàng hơn.

2.1.4. Massage mũi

Massage mũi giúp trẻ tránh bị nghẹt mũi, mũi thông thoáng. Mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà để giúp bé nhanh hết sổ mũi.

Mẹ dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái nhẹ nhàng kẹp hai bên sống mũi của bé. Vuốt nhẹ nhàng từ dưới lên tới chân mày. Thực hiện trong 5-10 phút sẽ giúp xoang mũi ấm hơn, đưa máu đến các khu vực tổn thương. Mũi bé cũng sẽ hết bị tắc nghẽn.

Massage mũi cho trẻ khi bị sổ mũi
Nên làm gì khi trẻ bị sổ mũi? Massage mũi giúp trẻ hết nghẹt mũi

2.1.5. Thoa dầu lòng bàn chân

Lòng bàn chân là nơi chứa nhiều huyệt đạo quan trọng. Thoa dầu và massage lòng bàn chân giúp lưu thông máu, làm ấm cơ thể, giúp trẻ cải thiện ho, sổ mũi.

Mẹ có thể sử dụng tinh dầu tràm hoặc tinh dầu đinh hương để xoa vào tay sau đó bóp nhẹ nhàng lòng bàn chân cho bé.

15 cách chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ tại nhà NHANH KHỎI

Thoa dầu và massage lòng bàn chân khi trẻ bị sổ mũi
Thoa dầu và massage lòng bàn chân trẻ

2.2. Một số mẹo chữa dân gian

Nếu các mẹ vẫn chưa biết nên làm gì khi trẻ bị sổ mũi thì mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dân gian giúp trẻ cải thiện tình trạng sổ mũi như:

2.2.1. Lá hẹ

Theo Đông y, lá hẹ có vị chua cay nhẹ, tính ấm. Tác dụng của lá hẹ giúp thanh nhiệt giải độc, tiêu đờm,…. Người ta tìm thấy trong lá hẹ nhiều thành phần kháng sinh có khả năng ức chế sự hoạt động của vi khuẩn, virus gây sổ mũi, cảm cúm,…

Khi trẻ bị sổ mũi, mẹ có thể giúp trẻ cải thiện ngay triệu chứng này với lá hẹ như sau:

  • Dùng 100g lá hẹ tươi đem rửa sạch để ráo nước.
  • Cắt hẹ thành từng khúc ngắn. Cho lá hẹ vào bát, đổ mật ong ngập lá hẹ, đun cách thủy khoảng 30 phút.
  • Khi lá hẹ chín nhừ và tiết nước, mẹ chắt nước cho bé dùng 2-3 thìa mỗi lần. Một ngày cho bé uống khoảng 3 lần.
Mẹo dân gian từ lá hẹ trị sổ mũi cho trẻ
Lá hẹ giúp trị sổ mũi hiệu quả cho bé

2.2.2. Tỏi

Tỏi là gia vị có tính cay nóng với tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, ho, viêm họng sổ mũi, viêm xoang,… Chất allicin trong tỏi có tác dụng giúp giảm viêm, kháng khuẩn và giúp bảo vệ niêm mạc đường hô hấp.

Tỏi cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm và sổ mũi. Mẹ có thể giúp trẻ hết sổ mũi từ tỏi như sau:

  • Giã nát 1 củ tỏi sau đó cho tỏi vào một lọ thủy tinh.
  • Đổ nước sôi ngập bình và chờ khoảng 3 phút.
  • Sau đó, mẹ khuấy đều bình nước để hơi bốc lên cho trẻ ngửi qua cái phễu.
Mẹo dân gian từ tỏi trị sổ mũi cho trẻ
Tỏi chứa nhiều hợp chất giúp trị sổ mũi

2.2.3. Tía tô

Tía tô là loại cây gia vị có tính ấm, mùi thơm, vị cay nhẹ. Tía tô có tác dụng trị ho khan, nghẹt mũi sổ mũi, ngăn ngừa cảm cúm, sổ mũi, giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ em.

Mẹ dùng lá tía tô trị sổ mũi cho bé như sau:

  • Lấy cả cành và lá tía tô rửa sạch đun với 1l nước.
  • Khi nước sôi, mẹ đổ nước và lá ra chậu và cho bé lại gần để xông hơi. Hơi nước lá tía tô sẽ giúp thông mũi, giảm sưng viêm đường hô hấp trên.
  • Mẹ có thể xông lá tía tô cho bé 2 ngày 1 lần.
Mẹo dân gian từ lá tía tô trị sổ mũi cho trẻ
Lá tía tô giúp cải thiện nhanh tình trạng sổ mũi

2.2.4. Gừng

Gừng có vị cay với tác dụng làm ấm cơ thể, kích thích máu lưu thông, cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở khoang mũi. Mẹ có thể dùng gừng trị sổ mũi cho bé với những cách sau:

Cách 1: Tắm nước gừng cho bé

Mẹ lấy 1 nhánh gừng tươi đập dập đem ngâm vào trong nước ấm và tắm cho bé.

Cách 2: Uống nước gừng ấm

Mẹ lấy một nhánh gừng tươi giã nát, đun với 200ml nước trong 5 phút. Để nước ấm và coh bé uống mỗi ngày 2-3 lần sau ăn.

Mẹo dân gian từ gừng trị sổ mũi cho trẻ
Gừng có tác dụng giữ ấm cơ thể

2.2.5. Chanh và mật ong

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong tốt hơn lạm dụng thuốc và giúp trẻ ngủ ngon hơn. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, có thể ngăn ngừa nhiễm trùng khoang mũi. Trong khi đó, chanh giàu vitamin C và chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Cách sử dụng mật ong với chanh như sau:

  • Mẹ dùng 1 quả chanh cắt lát, loại bỏ hạt.
  • Cho chanh vào bát, đổ mật ong vào ngập chanh, hấp cách thủy khoảng 20 phút.
  • Chắt lấy nước cho bé uống 2-3 thìa mỗi lần, ngày 3 lần sau ăn.
Mẹo dân gian từ chanh và mật ong trị sổ mũi
Chanh mật ong là sự kết hợp tuyệt vời để trị sổ mũi

2.2.6. Lá húng quế

Lá húng quế chứa nhiều tinh dầu đặc biệt như cineol, estragol methyl,… Các chất này có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. Theo Đông y, lá húng quế có vị cay, tính ấm, giúp ngừa sổ mũi, kháng khuẩn.

Mẹ lấy khoảng 15 lá húng quế đem rửa sạch, để ráo nước. Lấy 1/2 củ tỏi nướng chín giã nát với lá húng quế. Thêm 4 thìa nước và khuấy đều cho bé uống 2 lần một ngày trong 1 tuần.

Mẹo dân gian trị sổ mũi cho trẻ từ lá húng quế
Lá húng quế là loại rau gia vị có thể cải thiện tình trạng sổ mũi

2.3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng với các trường hợp sổ mũi nhẹ. Không phải trẻ nào cũng phù hợp với những bài thuốc tự nhiên. Vì vậy, khi trẻ bị sổ mũi, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu thấy các triệu chứng sau đây:

  • Trẻ sổ mũi kèm ho khan, sốt cao.
  • Bé biếng ăn, nôn trớ, quấy khóc.
  • Trẻ khó thở, thở khò khè, nghi ngờ có dị vật trong mũi.
  • Trẻ bị mất nước làm lượng nước tiểu ít, mắt khô, da nhợt nhạt,…
  • Trẻ có biểu hiện bị đau đầu, đau tai.
  • Nước mũi đặc, màu xanh hoặc vàng.

Các triệu chứng trên cho thấy trẻ đã mắc các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Nếu không đưa trẻ đi khám, tình trạng sẽ càng nặng thêm và khó xử lý hơn.

3. Một số lưu ý mẹ cần biết

Khi chăm sóc tại nhà cho bé bị sổ mũi, mẹ cần lưu ý:

  • Đảm bảo vệ sinh tốt hệ thống đường hô hấp trên cho bé bằng cách lau rửa hàng ngày với nước muối sinh lý.
  • Giúp cơ thể bé ấm khi trời lạnh, thoáng mát khi nóng.
  • Bổ sung đầy đủ nước, chất dinh dưỡng hàng ngày qua sữa mẹ, thực phẩm để giúp trẻ khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng.
  • Tránh hút nước mũi quá nhiều, quá mạnh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé.
  • Giữ môi trường sống khô thoáng, sạch sẽ, tránh bụi bẩn, lông động vật làm dị ứng mũi bé.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng các mẹ đã biết làm gì khi trẻ bị sổ mũi. Đừng quá lo lắng và hãy xử lý bằng các phương pháp tại nhà trước khi cho trẻ uống thuốc hoặc can thiệp y tế nếu tình trạng sổ mũi nhẹ.

4.2/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 4438
TRẺ SỔ MŨI, NGHẸT MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ 5 CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
 822,830  Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh và hanh khô là thời điểm trẻ hay gặp phải những cơn...
thumbnail post 3772
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Top 8 việc cần làm ngay 
 607,857  Các triệu chứng sổ mũi khiến cho trẻ sơ sinh rất khó chịu, khiến các mẹ cũng mệt...
thumbnail post 3841
7 Nguyên nhân sổ mũi ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả
 467,757  Nghẹt mũi hay sổ mũi ở trẻ em là trường hợp khá phổ biến. Tuy nhiên, biết được...
thumbnail post 3824
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho: Nguyên nhân và cách xử lý
 583,593  Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho là vấn đề khiến không ít bố mẹ lo lắng, “đứng ngồi...
hotline image