Trẻ bị hắt hơi sổ mũi – Cha mẹ cần làm gì?

Fysoline
29/09/2020
18/10/2021

 8,451 

 8,452 

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi gần như mọi mùa trong năm. Khi gặp phải tình trạng này, ba mẹ cần làm gì để giúp trẻ nhanh chóng bớt khó chịu? Những thông tin được chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp bé biết cách chăm sóc trẻ tốt nhất!

[Giải đáp cho mẹ] Trẻ bị sổ mũi có nên tắm không?

1. Nguyên nhân trẻ bị hắt hơi sổ mũi

1.1. Bệnh cảm cúm

Cảm cúm là bệnh xảy ra quanh năm. Bệnh do virus cúm gây ra có khả năng lây lan nhanh. Tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp này gây ra những biểu hiện thường gặp là:

  • Sốt nhẹ, tăng nặng dần.
  • Chảy nước mũi, ho khan, hắt hơi ngắt quãng hoặc liên tục.
  • Đau nhức tai, họng, có thể phát ban.
  • Cảm giác ớn lạnh.
Trẻ bị hắt hơi sổ mũi do bị cảm cúm
Trẻ bị cảm cúm thường bị sốt kèm hắt hơi, sổ mũi

1.2. Bệnh cảm lạnh

Cảm lạnh thông thường do vi rút gây ra. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thể bị cảm lạnh quanh năm.

Cảm lạnh đặc biệt hay xảy ra trong mùa lạnh, từ tháng 10 đến tháng 4 sang năm. Trẻ bị cảm lạnh sẽ có các triệu chứng điển hình như:

  • Sốt nhẹ, ớn lạnh.
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Hắt hơi, ho khan.
  • Hay quấy khóc, biếng ăn.
Trẻ bị hắt hơi sổ mũi do bị cảm lạnh
Trẻ bị cảm lạnh thường có triệu chứng chảy nước mũi

1.3. Bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của con bạn phản ứng quá mức với chất xâm nhập. Hệ thống miễn dịch của tạo ra các kháng thể kích hoạt giải phóng một protein gọi là histamine vào máu. Chất histamine là nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, hắt hơi và ho.

Các nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng gồm:

  • Ngoài trời: phấn hoa cây, phấn hoa thực vật, côn trùng cắn hoặc đốt
  • Trong nhà: lông hoặc lông thú cưng hoặc động vật, mạt bụi, nấm mốc
  • Chất kích ứng: khói thuốc lá, nước hoa, khói xe

Các triệu chứng phổ biến nhất gồm:

  • Phát ban hoặc nổi mề đay trên da (viêm da dị ứng hoặc chàm)
  • Khó thở (hen suyễn)
  • Hắt hơi, ho, sổ mũi hoặc ngứa mắt
  • Đau dạ dày
Trẻ bị hắt hơi sổ mũi do viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng khiến trẻ bị hắt xì thường xuyên

1.4. Bệnh viêm xoang

Bệnh viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng hốc xoang do vi khuẩn, nấm hoặc virus gây ra. Nguyên nhân gây bệnh có thể do viêm họng, viêm amidan,… không được điều trị triệt để. Triệu chứng viêm xoang ở trẻ khó nhận biết hơn với người lớn.

Ở tình trạng viêm xoang cấp tính, các biểu hiện phổ biến là: sốt nhẹ, ho, sổ mũi, hắt xì và viêm họng trong vài tuần liên tiếp. Các triệu chứng khác gồm: biếng ăn, mệt mỏi, da xanh xao,…

Khi trẻ bị viêm xoang mãn tính, bệnh sẽ tái phát trong năm nhiều lần. Ngoài ra, trẻ còn có thể mắc nguy cơ viêm amidan, viêm tai giữa.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi do viêm xoang
Trẻ bị hắt hơi sổ mũi do viêm mũi dị ứng

1.5. Bệnh viêm VA

Bệnh này hay xảy ra ở trẻ từ 1-5 tuổi. VS là một tổ chức đóng vai trò đặc biệt giúp bảo vệ đường hô hấp trên. Nếu VA bị viêm, nó sẽ sưng to làm bạn bị chảy nước mũi thường xuyên. Nước mũi thường có màu vàng hoặc màu xanh. Các triệu chứng đi kèm khác gồm:

  • Hắt hơi.
  • Ho khan, ho có đờm.
  • Nghẹt mũi: có thể gây tắc nghẽn đường thở làm bé phải thở bằng miệng.
  • Biếng ăn, quấy khóc.

1.6. Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, trẻ có thể bị hắt hơi sổ mũi vì những lý do sau đây:

  • Không khí quá khô hanh
  • Thời tiết thay đổi đột ngột
  • Vướng dị vật trong mũi
  • Bị polyp mũi
  • Viêm mũi thông thường
  • Hen suyễn
  • Lệch hoặc vẹo vách ngăn mũi

Các tình trạng trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến khoang mũi và hệ thống đường hô hấp trên khiến trẻ bị hắt hơi sổ mũi.

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi do bị Polyp mũi
Polyp mũi là bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở trẻ

2. Cách chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ tại nhà

2.1. Chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ bằng nước muối

Khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi, vệ sinh sạch sẽ khoang mũi là điều cực kỳ cần thiết. Khoang mũi sạch sẽ giúp mũi thông thoáng, trẻ dễ thở hơn, bớt cảm giác khó chịu.

Mẹ cần vệ sinh mũi cho bé bằng các sản phẩm nước muối sinh lý an toàn. Khi lựa chọn nước muối sinh lý, mẹ cần quan tâm đến các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, hiệu quả đã được chứng minh như nước muối sinh lý Pháp Fysoline.

Mẹ có thể làm sạch khoang mũi cho bé bằng cách sử dụng nước muối sinh lý đẳng trương – Fysoline Hồng. Đây là loại nước muối sinh lý với tác dụng:

  • Loại bỏ chất nhầy, chất tiết ở khoang mũi
  • Loại bỏ vi khuẩn
  • Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng

Nước muối sinh lý đẳng trương – Fysoline Hồng có thành phần 100% nước tinh khiết và Natri Clorid 0,9g, không chứa chất bảo quản. Do vậy, sản phẩm sử dụng an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.

11 cách trị ho sổ mũi cho bé hiệu quả mẹ không thể bỏ qua

Nước muối sinh lý Pháp Fysoline Hồng
Fysoline Hồng an toàn cho trẻ sơ sinh

Với các bé từ 3 tháng tuổi, mẹ có thể vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối biển sâu – Fysoline xịt với tác dụng:

  • Làm ẩm khoang mũi
  • Kích thích hỉ mũi
  • Làm loãng dịch nhầy

Nước muối biển sâu – Fysoline Xanh xịt có thành phần từ nước biển tinh khiết giúp cân bằng sinh lý niêm mạc mũi.

Fysoline Xanh xịt
Fysoline Xanh xịt dùng cho bé từ 3 tháng tuổi

Để điều trị các triệu chứng khó chịu khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi, mẹ sử dụng nước muối sinh lý kháng viêm Fysoline Vàng ống cho bé từ 0 ngày tuổi và Fysoline Vàng xịt cho bé từ 3 tháng tuổi.

Nước muối sinh lý kháng viêm – Fysoline Vàng có thành phần từ tinh chất thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả cho trẻ. Đây là bộ sản phẩm không phải là kháng sinh, an toàn với trẻ nhỏ.

Nước muối sinh lý kháng viêm của Pháp
Fysoline Vàng giúp điều trị tốt các triệu chứng viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi

2.2. Tắm nước ấm cho bé

Tắm nước ấm có thể giúp trẻ bớt bị nghẹt mũi, sổ mũi bằng cách tăng cường lưu thông máu trên cơ thể. Máu được cung cấp tới đường hô hấp nhiều hơn, cải thiện những tổn thương. Trẻ được tắm nước ấm thì dịch ở khoang mũi cũng lỏng hơn, tránh tình trạng nghẹt mũi do dịch đặc.

Mẹ có thể tắm cho trẻ với tinh dầu đinh hương, tinh dầu sả,… với liều lượng vừa đủ để giúp bé thêm thư giãn.

Tắm nước ấm cho trẻ bị hắt hơi sổ mũi
Tắm nước ấm giúp bé thư giãn hơn

2.3. Bấm huyệt nghinh hương

Khi con bị hắt hơi sổ mũi, mẹ có thể bấm huyệt nghinh hương giúp trẻ nhanh chóng cải thiện triệu chứng này.

Đầu tiên, mẹ cần xác định huyệt. Huyệt này nằm cách hai bên đầu mũi khoảng 0,8cm. Mẹ dùng ngón tay trỏ day vào huyệt ở mỗi bên khoảng 3 phút và dùng 2 ngón tay cái và trỏ vuốt dọc sống mũi bé. Thực hiện khoảng 2-3 lần trong ngày sẽ giúp trẻ tăng cường tuần hoàn máu, tránh nghẹt mũi sổ mũi.

Bấm huyệt nghinh hương cho trẻ bị hắt hơi sổ mũi
Vị trí huyệt nghinh hương

2.4. Chữa hắt hơi sổ mũi bằng phương pháp dân gian

Mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dân gian cải thiện các triệu chứng khó chịu cho trẻ như:

2.4.1. Gừng

Gừng là gia vị có vị cay, tính ấm. Sử dụng gừng giúp làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông máu, cải thiện tốt tình trạng hắt hơi sổ mũi. Gừng còn có tác dụng chống buồn nôn, chống viêm hiệu quả.

Mẹ sử dụng gừng giúp trẻ tránh hắt hơi sổ mũi như sau:

  • Lấy 1 nhánh gừng tươi đập dập bỏ vào thau nước đã đun sôi.
  • Đợi nước nguội tự nhiên còn ấm, mẹ tắm cho trẻ bằng nước gừng.
Chữa cho trẻ bị hắt hơi sổ mũi từ gừng
Gừng là gia vị tự nhiên với nhiều đặc tính tốt chữa hắt hơi sổ mũi

2.4.2. Lá húng quế và tỏi

Húng quế chứa lượng tinh dầu cao với khả năng chống lại vi khuẩn, chống các tác nhân gây bệnh. Do đó, trị sổ mũi bằng lá húng quế là bài thuốc dân gian được áp dụng nhiều.

Tỏi nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn, chống viêm và sát trùng. Kết hợp tỏi với húng quế sẽ giúp mẹ trị hắt hơi sổ mũi hiệu quả cho bé. Cách thực hiện như sau:

  • Mẹ dùng khoảng 15 lá húng quế rửa sạch để ráo nước, thêm 3 tép tỏi bóc vỏ.
  • Giã nát tỏi và lá húng quế, thêm vào 4 thìa nước.
  • Chắt lấy nước cho bé uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa cho trẻ bị hắt hơi sổ mũi từ lá húng quế và tỏi
Sự kết hợp giữa lá húng quế và tỏi giúp cải thiện hắt hơi sổ mũi ở trẻ

2.4.3. Giấm táo

Giấm táo lên men tự nhiên có chứa axit với khả năng sát khuẩn, sát trùng, giảm hắt hơi sổ mũi. Hơi nước từ giấm táo giúp sát trùng đường hô hấp, tránh nghẹt mũi sổ mũi. Mẹ sử dụng giấm táo trị hắt hơi sổ mũi cho trẻ như sau:

  • Dùng 500ml nước đun sôi, thêm 2 thìa cà phê giấm táo.
  • Đổ nước ra một cái bát to và cho bé xông hơi. Để bé hít nhiều hơi nước giấm táo cho đường thở được thông thoáng.

15 cách chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ tại nhà NHANH KHỎI

Chữa cho trẻ bị hắt hơi sổ mũi từ giấm táo
Dùng giấm táo chữa hắt hơi sổ mũi hiệu quả cho trẻ

3. Khi nào cần đưa trẻ bị hắt hơi sổ mũi đến bác sĩ?

Tình trạng trẻ bị hắt hơi sổ mũi rất dễ gặp. Mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi. Tuy nhiên, khi thấy xuất hiện các triệu chứng sau đây, mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay:

  • Trẻ bị sốt cao trên 38 độ.
  • Bé mê man, ngủ khó đánh thức.
  • Dịch mũi đặc, có màu xanh hoặc vàng, tắc nghẹt nhiều trong mũi.
  • Bé quấy khóc, biếng ăn, bỏ ăn.
  • Trẻ bị mệt mỏi, đi tiểu ít hơn, da xanh xao.
  • Dịch mũi chảy không ngừng.
  • Tình trạng trên có thể cho thấy dấu hiệu bệnh lý và mẹ không nên tiếp tục cho bé điều trị tại nhà.
Khi nào cần đưa trẻ bị hắt hơi sổ mũi đến bác sĩ
Cho trẻ đi khám khi thấy các triệu chứng bất thường

4. Một số lưu ý cha mẹ cần biết

Khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi, cha mẹ cần lưu ý trong quá trình chăm sóc bé:

  • Vệ sinh sạch sẽ mũi cho bé hàng ngày bằng nước muối sinh lý an toàn và dịu nhẹ.
  • Hút mũi cho bé bằng dụng cụ sạch sẽ khi cần thiết.
  • Khi bé ngủ, cho bé nằm cao đầu để tránh nước mũi chảy ngược vào trong.
  • Cho bé uống nhiều nước ấm, chia nhỏ uống nhiều lần trong ngày. Giữ nhiệt độ phòng ổn định.
  • Đảm bảo không khí trong phòng bé khô thoáng sạch sẽ, hạn chế tối đa bụi bẩn, lông động vật.
  • Bổ sung dinh dưỡng đa dạng cho trẻ trong các bữa ăn hàng ngày để trẻ nâng cao sức đề kháng, hạn chế bệnh tật.
  • Trong quá trình chăm sóc bé, cha mẹ cần rửa tay thường xuyên để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho bé.
  • Với các bé lớn, tập cho bé đánh răng, súc miệng hàng ngày.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị hắt hơi sổ mũi
Đa dạng dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày giúp trẻ khỏe mạnh

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi có thể điều trị tại nhà với các triệu chứng nhẹ. Nếu tình trạng của trẻ nặng, mẹ cần đưa trẻ ngay tới các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Vui lòng để lại đánh giá cho bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 4438
TRẺ SỔ MŨI, NGHẸT MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ 5 CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
 814,272  Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh và hanh khô là thời điểm trẻ hay gặp phải những cơn...
thumbnail post 3772
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Top 8 việc cần làm ngay 
 603,834  Các triệu chứng sổ mũi khiến cho trẻ sơ sinh rất khó chịu, khiến các mẹ cũng mệt...
thumbnail post 3841
7 Nguyên nhân sổ mũi ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả
 464,891  Nghẹt mũi hay sổ mũi ở trẻ em là trường hợp khá phổ biến. Tuy nhiên, biết được...
thumbnail post 3824
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho: Nguyên nhân và cách xử lý
 580,554  Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho là vấn đề khiến không ít bố mẹ lo lắng, “đứng ngồi...
hotline image