7 tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng hiệu quả

Fysoline
10/07/2020
18/10/2021

 46,913 

 46,914 

Nước muối sinh lý có ứng dụng khá nhiều trong chăm sóc sức khỏe. Tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng trong từng trường hợp cũng có sự khác nhau nhất định. Tham khảo hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia của Fysoline để sử dụng nước muối sinh lý đúng cách, an toàn và hiệu quả.

1. Dùng làm thuốc nhỏ/rửa mắt

Với những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm thì việc nhỏ, rửa mắt bằng nước muối sinh lý 1-2 lần/ngày là điều cần thiết để đôi mắt luôn khỏe mạnh.

Ngoài ra, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn cũng nên vệ sinh mắt cho bé hàng ngày để đôi mắt của bé thông thoáng, sạch sẽ khỏi virus, vi khuẩn.

Công dụng của nước muối sinh lý:

  • Vệ sinh ở phần mí mắt và góc mắt để loại bỏ các dị vật khó chịu hoặc bụi bần. Đặc biệt với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thì tác dụng của nước muối sinh lý nổi bật hơn cả. Sau khi sinh, dịch từ cơ thể của người mẹ vẫn còn dính trong hốc mắt trẻ, nước muối sinh lý giúp làm sạch và ngăn ngừa vi khuẩn.
  • Hỗ trợ trong điều trị viêm kết mạc.

Hướng dẫn cách sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ/rửa mắt:

Đối với người lớn

  • Bước 1: Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch trước khi vệ sinh mắt
  • Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ gồm:
    • Nước muối sinh lý dùng để rửa mắt
    • 2 miếng gạc vô khuẩn để vệ sinh từng bên mắt.
  • Bước 3: Nghiêng đầu nhỏ của lọ nước muối sinh lý, nhỏ lần lượt 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mắt.
  • Bước 4: Dùng gạc sạch vô khuẩn thấm, sau đó nhẹ nhàng lau theo chiều từ đầu đuôi mắt đến hốc mắt để loại bỏ bụi bẩn, ghèn mắt.
  • Bước 5: Làm tương tự với bên còn lại: Mỗi ngày có thể vệ sinh mắt từ 2 đến 3 lần, vào các thời điểm như sau: Khi thức dậy, đi ngoài đường về, sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ.

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt:

  • Không nên lau ngược góc ngoài mắt vào góc trong và không dùng một gạc để vệ sinh cả 2 mắt.
  • Hãy lau từ góc trong của mắt ra ngoài và dùng gạc vô trùng mới cho mỗi mắt. Như vậy sẽ tránh gây lây nhiễm những tác nhân gây bệnh của 2 mắt cho nhau.
  • Việc vệ sinh mắt giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị trong một số trường hợp bị bệnh lý về mắt. Tuy nhiên, khi thấy trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm hay ra nhiều dịch mủ ở mắt thì cần tới cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.
  • Lưu ý cần phải rửa tay đúng cách bằng xà phòng trước khi làm vệ sinh mắt, để đảm bảo không gây lây nhiễm vi khuẩn vào mắt.
  • Ngoài việc vệ sinh mắt, nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ gây bệnh như: tránh tiếp xúc gần với người bị đau mắt (nhất đau mắt đỏ), cần mang kính, khăn mùi xoa tránh nắng, khói bụi khi cho trẻ đi ra ngoài…

Nước muối sinh lý 0.9% – Thành phần, tác dụng và lưu ý khi sử dụng

Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mắt
Nước muối sinh lý đẳng trương không có chất bảo quản là lựa chọn tuyệt vời để vệ sinh mắt

2. Dùng làm thuốc nhỏ/rửa mũi

Tác dụng nước muối sinh lý:

  • Nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch lớp vảy cứng trong niêm mạc mũi, rửa trôi dịch nhầy, vệ sinh mũi sạch sẽ và ngăn ngừa được nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Nước muối sinh lý còn có tác dụng trong việc hỗ trợ trị nghẹt mũi. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng nước muối mà chỉ nên sử dụng khi bị tắc nghẹt, nước mũi chảy nhiều hoặc có mủ xanh
  • Bên cạnh đó còn giúp hạn chế và phòng ngừa nhiễm trùng thứ phát bằng cách loại bỏ các vi khuẩn, những tác nhân gây dị ứng.

Nước muối sinh lý đẳng trương – Fysoline Hồng

Hướng cách sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ/rửa mũi:

Để rửa mũi cho trẻ, cha mẹ nên thực hiện theo 5 bước sau đây:

  • Bước 1: Đặt trẻ nằm hoặc ngồi (với trẻ lớn) đúng hướng.
    Với trẻ nhỏ, nên cho trẻ nằm trên giường, đầu nghiêng sang 1 bên. Có thể lót dưới đầu cho trẻ một tấm khăn mỏng vừa phải để dễ thực hiện, tránh nước muối sinh lý trào ngược ra ngoài.
  • Bước 2: Lót hoặc quấn một chiếc khăn sạch ở cổ trẻ.
    Nước muối trong quá trình rửa có thể chảy ra ngoài khi rửa mũi. Vì vậy, bạn nên lót sẵn khăn ở cổ để phòng ướt cổ gây khó chịu cho trẻ
  • Bước 3: Thực hiện nhỏ mũi
    Nhỏ từ 1 – 2 và đợi khoảng vài phút để dịch mũi loãng ra. Sau đó sử dụng khăn sạch, tăm bông để thấm hút dịch bên trong mũi của trẻ. Làm tương tự với bên mũi còn lại.
  • Bước 4: Tiếp tục nhỏ lại nếu cần
    • Nếu cảm thấy dịch mũi còn ứ đọng bên trong nhiều, cha mẹ nên tiếp tục nhỏ mũi một vài lần nữa, tới khi lỗ mũi của trẻ thông thoáng và trẻ thở dễ dàng.
    • Tuy nhiên cần thao tác nhẹ nhàng tránh xây xước niêm mạc mũi bị và chảy máu.
  • Bước 5: Dùng khăn mềm lau sạch mũi
    Cuối cùng, bạn sử dụng khăn mềm lau mũi để làm sạch và loại bỏ gỉ mũi cho bé.

Với trường hợp dịch mũi nhầy và đặc, cha mẹ nên rửa mũi hoặc sử dụng dụng cụ hút mũi để loại bỏ dịch tiết. Tuy nhiên cần thao tác nhẹ nhàng và thuận theo tâm lý của trẻ, để trẻ không bị căng thẳng lo sợ. Cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách xử lý phù hợp.

Để tránh các tình huống rủi ro, các cha mẹ nên lưu ý:

  • Chỉ nên rửa mũi cho trẻ khi cần thiết và cần rửa mũi theo tần suất được bác sĩ chỉ định.
  • Để hạn chế tình trạng nôn trớ, cha mẹ nên vệ sinh mũi trước khi cho trẻ ăn uống.
  • Không được vệ sinh mũi khi trẻ ngủ vì dễ khiến nước mũi chảy ngược vào cổ họng và gây ra các bệnh hô hấp khác.
  • Tuyệt đối không dùng miệng hút mũi vì các vi khuẩn ở miệng dễ xâm nhập ngược vào mũi, gây thêm bệnh lý.
  • Giữ đầu ống nước muối sinh lý luôn đảm bảo sạch sẽ, nên tạo thói quen vệ sinh tay trước khi rửa mũi cho trẻ
  • Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại nước muối sinh lý không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, cha mẹ nên thận trọng khi lựa chọn thuốc nhỏ mũi cho bé. Fysoline là loại được nhiều cha mẹ rất tin dùng và các bác sĩ tin tưởng, cha mẹ có thể an tâm sử dụng.
  • Nếu tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi diễn tiến nặng, rửa cũng không thuyên giảm hay do bệnh lý thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám và điều trị dứt điểm.

[Hướng dẫn] Rửa mũi bằng nước muối sinh lý AN TOÀN, HIỆU QUẢ

Cách sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi cho bé
Cách sử dụng nước muối sinh lý ống đơn liều với đầu bo tròn như Fysoline sẽ giúp cha mẹ thao tác rửa mũi cho bé dễ dàng hơn

3. Dùng nước muối sinh lý để nhỏ tai

Tác dụng nước muối sinh lý:

  • Dùng nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch ống tai, rửa trôi các vi khuẩn trên bề mặt.
  • Trước khi lấy ráy tai, bạn nên nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý để làm mềm ráy tai. Nếu tai không bị ngứa hay bẩn, bạn chỉ cần nhỏ 1-2 giọt vào tai, sau đó chờ 1-2 phút rồi dốc ngược ra ngoài. Cách này cũng giúp vệ sinh tai vô cùng hữu hiệu, đỡ bị ù và giảm thính lực

Hướng dẫn cách sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ tai:

Giữ tư thế đúng, phù hợp để nhỏ tai: Nghiêng đầu cho tai bị bệnh hướng lên phía trên và tai còn lại hướng xuống dưới đất.
Cách nhỏ cụ thể như sau:

  • Bước 1: Đối với người lớn, các bạn chỉ cần nhẹ nhàng kéo nhẹ vành tai hướng lên trên và đưa về phía sau. Còn ở trẻ em, bạn nên kéo vành tai xuống rồi hướng về sau.
  • Bước 2: Lật úp lọ nước muối sinh lý xuống, bóp chính xác số giọt thuốc vào trong tai.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng kéo ống tai lên và xuống để thuốc chảy vào trong
  • Bước 4: Giữ nghiêng đầu từ 2 – 5 phút để thuốc ngấm vào trong. Sau đó trở về vị trí ban đầu cho thuốc thừa chảy ra ngoài.
  • Bước 5: Dùng khăn mềm lau sạch vùng ngoài tai

Lưu ý:

  • Không sử dụng lọ nước muối sinh lý nhỏ tai có đầu ống bị nứt, sứt, mẻ.
  • Trong quá trình nhỏ, không được để đầu ống chạm vào ngón tay, tai hoặc bất kỳ vật nào
  • Không sử dụng thuốc chung với bất kỳ ai, dù có cùng bệnh
  • Nên làm ấm lọ nước muối sinh lý trước khi tiến hành nhỏ tai tránh kích ứng niêm mạc ống tai

4 điều cần biết trước khi nhỏ nước muối sinh lý vào tai

Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ tai
Tự nhỏ nước muối sinh lý vào tai

4. Dùng nước muối sinh lý để súc miệng

Nước muối là một phương thuốc tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh lý ở cổ họng, phòng ngừa các bệnh răng miệng hết sức hiệu quả.

Nước muối sinh lý có tác dụng gì:

  • Giúp vệ sinh răng miệng, hỗ trợ làm giảm hôi miệng
  • Kháng viêm nhẹ và hỗ trợ làm giảm đau răng
  • Phòng ngừa vi khuẩn tấn công răng, nấm miệng
  • Duy trì độ pH tự nhiên
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, hỗ trợ làm giảm nghẹt mũi, tan đờm
  • Một nghiên cứu đã chỉ ra việc súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày sẽ làm loãng đờm, chất nhầy trong cổ họng. Giúp loại bỏ được vi khuẩn và hỗ trợ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp
  • Đối với trẻ sơ sinh, nước muối sinh lý có tác dụng loại bỏ cặn sữa, cặn thức ăn đọng lại trong miệng bé, hỗ trợ làm giảm nguy cơ bị viêm răng nướu, viêm họng…

Hướng dẫn cách sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng:

  • Bước 1: Hợp 1 ngụm vừa đủ vào miệng, không nên hớp quá nhiều sẽ khó súc
  • Bước 2: Súc miệng tối thiểu 30 giây và đảm bảo nước muối có thể tiếp xúc với tất cả các phần trong khoang miệng đặc biệt là cổ họng (đối với người bị đau họng)
  • Bước 3: Nhổ ra và súc miệng lần 2 tối thiểu 60 giây để nước muối có thể thẩm thấu vào các vùng tổn thương trong khoang miệng
  • Bước 4: Súc miệng lại bằng nước sạch

Lưu ý:

  • Cần đảm bảo muối đã hòa tan hoàn toàn khi bạn tự pha nước muối súc miệng tại nhà. Các hạt muối chưa được hòa tan có thể gây ra tình trạng mòn răng.
  • Tỉ lệ pha phù hợp: Một lít nước cùng với 9g muối
  • Không súc miệng quá nhiều lần với nước muối có thể làm tăng lượng natri trong cơ thể và khiến hư hại lớp men răng.

5. Rửa mặt bằng nước muối sinh lý

Nhờ tính sát trùng và kháng viêm cao, nước muối sinh lý còn được nhiều người sử dụng để rửa mặt. Tuy nhiên, làm thế nào để rửa mặt bằng nước muối sinh lý đúng cách và không gây khô da, hại da, bạn cần nắm rõ những lưu ý sau đây!

tác dụng của nước muối sinh lý: làm sạch mặt
Nước muối sinh lý rửa mặt được không?

Tác dụng của nước muối sinh lý trong làm đẹp

  • Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá: Đối với da mụn, việc làm sạch da là yếu tố tiên quyết để ngăn ngừa mụn. Sử dụng nước muối sinh lý giúp làm mềm lỗ chân lông đang tắc nghẽn, từ đó bụi bẩn ẩn sâu bên trong dễ dàng di chuyển ra lớp ngoài cùng của da. Lúc này, bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt để loại bỏ chúng, làm sạch sâu cho da
  • Cân bằng độ ẩm giúp da săn chắc, khoẻ mạnh: Thông thường khi nhắc đến cấp ẩm cho da, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến toner (nước hoa hồng) mà không biết nước muối sinh lý cũng có tác dụng như vậy. Ngoài lợi ích loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn, nước muối sinh lý còn có đặc tính giữ nước, duy trì độ ẩm cho da
  • Giúp da đều màu, tươi sáng hơn

Hướng dẫn cách sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt đúng cách, hiệu quả:

Rửa mặt bằng nước muối sinh lý nên được trải qua 5 bước (tương đương khoảng 3 phút rửa mặt).

  • Bước 1: Tẩy trang sạch sẽ
  • Bước 2: Dùng khăn bông mềm, sạch lau khô nước trên mặt.
  • Bước 3: Cho nước muối sinh lý vào bông tẩy trang hoặc bông gòn gạch. Sau đó lau nhẹ nhàng toàn bộ da mặt trong khoảng 1 phút. Lưu ý: Thoa kỹ những vùng da bị tổn thương, bị mụn, bị thâm, tàn nhang…
  • Bước 4: Lặp lại bước 3 với miếng bông gòn hoặc bông tẩy trang mới.
  • Bước 5: Rửa sạch lại mặt với nước mát.

Dưới đây là một số lưu ý để việc rửa mặt bằng nước muối sinh lý hiệu quả:

  • Không sử dụng quá 2 lần/ngày: Công dụng của nước muối là cân bằng độ ẩm cho da. Tuy nhiên, trong muối vẫn có tính kiềm. Nếu sử dụng nhiều quá có thể gây khô da.
  • Người có da nhạy cảm nên thử nghiệm 1 phần da mặt để xem phản ứng của da, sau đó mới thực hiện trên toàn khuôn mặt.
  • Sử dụng kem dưỡng sau khi rửa mặt bằng nước muối để bù độ ẩm cần thiết.
  • Sử dụng kem chống nắng sau khi rửa mặt bằng nước muối sinh lý vào ban ngày: Nên rửa mặt vào buổi tối trước khi đi ngủ, tránh rửa mặt vào ban ngày bởi vì dễ làm da bị bắt nắng. Nếu dùng vào ban ngày, bạn nên thoa kem chống nắng khoảng 30 phút trước khi ra đường.

[Hỏi – đáp] 5 Thắc mắc khi bạn rửa mặt bằng nước muối sinh lý

6. Tác dụng của nước muối sinh lý để làm sạch vết thương

Nước muối sinh lý có tác dụng gì

Với nồng độ muối thấp (0.9%), nước muối sinh lý ít gây xót như các dung dịch sát khuẩn khác, giúp rửa sạch vết bẩn, vi khuẩn, vết máu dính trên vết thương hở trong những trường hợp bị thương nhẹ: vết mụn viêm, trầy xước nhẹ trên da…

Lưu ý:

Nước muối sinh lý chỉ có tác dụng làm sạch vết thương, không có tác dụng sát khuẩn. Việc sát khuẩn cần sử dụng dung dịch riêng tuỳ vào tình trạng vết thương.

Hướng dẫn cách sử dụng nước muối sinh lý để rửa vết thương:

  • Bước 1: Làm thông thoáng vị trí vết thương (loại bỏ lớp áo quần bên ngoài vị trí vết thương). Sau đó, rửa tay và dụng cụ với xà bông.
  • Bước 2: Dùng chai chứa dung dịch nước muối sinh lý dội lên vết thương từ trên xuống để rửa trôi bụi bẩn, những vết máu còn đọng lại.

Lưu ý khi rửa vết thương bằng nước muối sinh lý:

  • Không tự pha nước muối sinh lý với dung dịch khác trong quá trình rửa vết thương. Vì sẽ dễ gây nhiễm khuẩn trong quá trình tự pha chế.
  • Nên rửa với tốc độ vừa phải và liên tục, tránh áp lực nước mạnh gây đau khi rửa.
Sử dụng nước muối sinh lý làm sạch vết thương trên da
Nước muối sinh lý có thể sử dụng để làm sạch vết thương hở trên da

7. Tác dụng của nước muối sinh lý trong giải độc cơ thể

Công dụng của nước muối sinh lý

Nước muối được có thể giúp giải độc cấp tốc cho cơ thể. Trong trường hợp bị mất nước do tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm nhẹ, nước muối sinh lý giúp cung cấp nước và chất điện giải, giúp cơ thể đào thải độc tố và không bị mất sức.

Nước muối sinh lý chuyên dụng sẽ được tiêm truyền vào tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ

Cách sử dụng nước muối sinh lý để giải độc cơ thể:

  • Bước 1: Thăm khám tình trạng chung của bệnh (nếu người bệnh có các bệnh lý như tim, phối… thì không nên truyền qua tĩnh mạch, có truyền thì truyền rất chậm và có sự theo dõi sát sao của nhân viên y tế)
  • Bước 2: Xác định vị trí định truyền, thắt dây garô phía trên vị trí truyền
  • Bước 3: Dùng bông tẩm cồn sẵn sát khuẩn vị trí truyền
  • Bước 4: Truyền dung dịch và điều chỉnh giọt theo chỉ định của bác sĩ

Lưu ý:

  • Cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, nhân viên y tế khi truyền muối.
  • Không tự ý mua và truyền tại nhà nếu không có sự trợ giúp từ nhân viên y tế.
  • Dung dịch truyền phải là dung dịch chuyên dụng, đảm bảo nghiêm ngặt về sự vô trùng và nồng độ.
Sử dụng dung dịch muối Natri Clorid truyền tĩnh mạch
Dung dịch muối Natri Clorid truyền tĩnh mạch

Trên đây là tất cả những thông tin về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng đúng, hiệu quả. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết, thêm kiến thức để lựa chọn được loại nước muối sinh lý an toàn, phù hợp nhất.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 4492
Fysoline vinh dự đón nhận giải thưởng “TOP 100 – SẢN PHẨM, DỊCH VỤ TỐT NHẤT CHO GIA ĐÌNH, TRẺ EM”
 259,466  Sáng ngày 28 tháng 06 năm 2022 tại Hà Nội, vượt qua hàng trăm ngàn sản phẩm và doanh nghiệp...
thumbnail post 4450
THÔNG BÁO HÃNG: VỀ VIỆC THAY ĐỔI BAO BÌ SẢN PHẨM FYSOLINE
 368,360  Kính Gửi: QUÝ KHÁCH HÀNG Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco...
thumbnail post 4438
TRẺ SỔ MŨI, NGHẸT MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ 5 CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
 814,246  Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh và hanh khô là thời điểm trẻ hay gặp phải những cơn...
thumbnail post 1920
Công dụng nước muối sinh lý – 5 điều bạn nên biết trước khi sử dụng
 480,817  Trên thị trường có nhiều loại nước muối sinh lý khác nhau, phù hợp với từng mục...
hotline image