5 bí quyết chăm bé nhanh khỏi khi bị cảm cúm

Fysoline
23/08/2019
28/10/2021

 3,539 

 3,540 

Sức đề kháng của trẻ trong những năm tháng đầu đời còn non nớt nên rất dễ nhiễm các bệnh như cảm cúm, sổ mũi.

TOP 13 việc mẹ cần làm ngay khi trẻ bị cảm cúm sổ mũi  

Nguyên nhân dẫn đến cảm cúm ở trẻ

Cúm là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, rất dễ lây qua đường hô hấp. Đây là một bệnh có thể phát triển bùng phát thành dịch, có tốc độ lây lan rất nhanh. Khi bị cúm, người bệnh có thể ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, virus theo đó có thể lây sang người khác.

Cúm xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng trẻ em thường có nguy cơ nhiễm cúm nhiều hơn. Thông thường, trung bình một người trưởng thành có thể bị cúm 2-3 lần/năm, trẻ em có thể bị đến 6-7 lần/năm. Điều này xuất phát từ hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Với hệ miễn dịch non nớt, sức đề kháng của trẻ có thể không đủ để tránh các bệnh này.

Trung bình một năm trẻ em bị cúm 6-7 lần, cao hơn so với người lớn
Trung bình một năm trẻ em bị cúm 6-7 lần, cao hơn so với người lớn

Các cách điều trị cho bé khi bị cảm cúm

Khi bị cúm, cơ thể bé thấy khó chịu nên thường quấy khóc. Để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, mẹ nên tham khảo các cách sau để xử trí cho bé:

Rửa mũi cho bé

Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để có thể tự xì mũi nên rất cần sự trợ giúp của mẹ. Mẹ nên vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé trong những ngày này bằng nước muối sinh lý dành cho trẻ sơ sinh.

Để giúp bé ngoan hơn, mẹ yên tâm nhỏ mũi cho bé, Thạc sỹ Bác sỹ Đinh Ngọc Hoa – Chuyên gia nhi Bệnh viện Saint Paul đã đưa ra các bước hướng dẫn thao tác như sau:

  • Mẹ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện các thao tác.
  • Lót khăn dưới đầu và cổ cho bé. Đặt bé nằm nghiêng về một bên và đặt mông cao hơn đầu bé một chút.
  • Mẹ nhẹ nhàng nói chuyện với bé để bé không chú ý.
  • Dùng nước muối sinh lý nhẹ nhàng nhỏ vào mũi bé, sau đó hơi nghiêng đầu bé lên trên. Mẹ nên chọn nước muối sinh lý được thiết kế đầu ống tròn trơn nhẵn để không làm tổn thương niêm mạc mũi của bé.
  • Mẹ dùng khăn thấm sạch mũi cho bé và nhẹ nhàng dỗ dành nếu bé quấy khóc

Mẹ có thể rửa mũi cho bé với tần suất 2-3 lần/ngày trong những ngày bé bị sổ mũi.

Vệ sinh mũi giúp mũi bé thông thoáng, giảm nghẹt mũi khi bị cúm
Vệ sinh mũi giúp mũi bé thông thoáng, giảm nghẹt mũi khi bị cúm

>> Chuyên gia hướng dẫn mẹ cách vệ sinh mũi an toàn cho trẻ sơ sinh

Hiện nay trên thị trường có xuất hiện dòng nước muối sinh lý kháng khuẩn có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được chiết xuất từ cỏ xạ hương. Mặc dù không phải là kháng sinh nhưng sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi, sổ mũi an toàn cho trẻ nhỏ, giảm tình trạng tắc nghẽn mũi. Như vậy, sau khi vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý đẳng trương, mẹ sử dụng nước muối sinh lý kháng khuẩn này để con cảm thấy thông thoáng mũi, dễ chịu hơn.

Cho bé nghỉ thật nhiều

Mẹ có thể cho bé nghỉ ngơi nhiều cũng là cách tốt để hỗ trợ giảm bớt những triệu chứng của cảm cúm. Nghỉ ngơi nhiều giúp cơ thể bé bớt mệt mỏi. Cơ thể có thể sản sinh sức đề kháng tốt hơn để chống lại các bệnh.

Tùy theo từng bé, mẹ nên có những cách cho bé nghỉ ngơi khác nhau. Có những bé sẽ chỉ thích ngủ vào những ngày này. Mẹ nên tạo cho con không gian thoáng đãng, sạch sẽ, yên tĩnh để bé có thể ngủ ngon giấc. Hoặc nếu bé không ngủ, mẹ có thể mua cho con những món đồ chơi mà con thích thú để con ngắm nhìn và nô đùa được. Lúc này mẹ cũng dành thời gian để thường xuyên bên bé, trò chuyện cùng bé.

Massage cho bé bằng dầu nóng

Sử dụng dầu nóng chuyên dùng cho trẻ sơ sinh để massage sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ có thể massage các vùng như ngực, cổ, lưng của bé. Những ngày này bé thường khó chịu nên mẹ nhớ chỉ massage nhẹ nhàng. Tùy tâm trạng của bé để xem có tiếp tục thực hiện hay không. Tránh để dầu tiếp xúc với miệng, mũi, xung quanh mắt hoặc bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt của bé.

Uống nhiều nước

Khi bị cúm, cơ thể thường mất nước. Vì thế, uống nhiều nước sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và làm loãng dịch nhầy ở mũi. Tuy nhiên, với những trẻ trên 6 tháng tuổi mẹ có thể cho bé uống nước trắng. Nhưng với những trẻ dưới 6 tháng, mẹ chỉ cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức để bổ sung nước cho bé.

Sử dụng các thảo dược tự nhiên

Ngoài các cách trên, mẹ cũng có thể áp dụng các phương pháp sử dụng thảo dược tự nhiên để giúp bé mau khỏi bệnh. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng với những bé trên 1 tuổi và nên xin chỉ dẫn của bác sĩ trước khi áp dụng. Mẹ có thể trị cảm cho trẻ bằng lá kinh giới hấp đường phèn, xông lá bưởi lá xả hoặc tía tô, uống nước gừng ấm…

Trên đây là một số “bí kíp” giúp mẹ đối phó với những lần con bị cảm cúm. Trong trường hợp bé lâu không khỏi, mẹ nên đưa bé đến bác sỹ để được thăm khám cụ thể và nhận tư vấn tốt nhất từ chuyên gia mẹ nhé!

Tác giả: Hương Bùi

Tham vấn chuyên khoa: Đinh Ngọc Hoa

Bạn có thể quan tâm

>> Chuyên gia hướng dẫn mẹ cách vệ sinh mắt cho bé

>> Hướng dẫn mẹ cách xịt rửa mũi cho trẻ chuẩn chuyên gia

>> Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi

Nguồn tham khảo:

  1. Caring for kids, Influenza in children

https://www.caringforkids.cps.ca/handouts/influenza_in_children

  1. KidsHealth, Tips for Treating the Flu

https://kidshealth.org/en/parents/tips-take-care.html

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 3777
Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh? Mẹ đừng bỏ qua những điều này nhé!
 516,985  Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh không là băn khoăn của rất nhiều cha mẹ trẻ. Hãy cùng...
thumbnail post 3597
7 cách vệ sinh mũi cho bé an toàn, hiệu quả
 523,183  Vệ sinh mũi cho bé là biện pháp bảo vệ, phòng tránh và hỗ trợ điều trị các vấn...
thumbnail post 3757
7 sai lầm khi rửa mũi cho trẻ 99,9% PHỤ HUYNH thường hay mắc phải
 516,646  Không phải ba mẹ nào cũng biết cách rửa mũi cho trẻ chính xác để mang lại hiệu quả,...
thumbnail post 3682
Hướng dẫn rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách 
 513,865  Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp làm sạch khoang mũi, loại bỏ được các yếu...
hotline image