3,740
Trẻ bị cảm cúm sổ mũi là triệu chứng thường gặp, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết. Tình trạng này cần được chăm sóc và cải thiện ngay, bởi để lâu có thể dẫn đến các bệnh viêm đường hô hấp mạn tính ở trẻ. Để hiểu rõ hơn, mẹ hãy cùng Fysoline tìm hiểu Top 13 việc cần làm ngay khi trẻ bị cảm cúm sổ mũi nhé!
1. Cần cách ly trẻ với những người không bị mắc bệnh
Việc đầu tiên khi thấy trẻ bị cảm cúm sổ mũi mà bố mẹ cần làm đó chính là cách ly trẻ với những người xung quanh không mắc bệnh, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai.
Bởi lẽ, cảm cúm thường do các chủng virus cúm gây ra. Các loại virus cúm này rất dễ lây lan qua đường không khí, qua tiếp xúc và qua các giọt bắn khi hắt hơi, nói chuyện…
Mẹ nên để trẻ cách ly trong phòng, hạn chế tiếp xúc mọi người, chỉ nên có một người chăm sóc thường xuyên. Đồng thời, những đồ dùng, dụng cụ hằng ngày trong gia đình cũng không nên dùng chung cho đến khi trẻ khỏi bệnh hoàn toàn.
Lưu ý: Việc cách ly ở trong phòng có thể khiến trẻ cảm thấy tủi thân, sợ hãi. Vì vậy, mẹ nên tâm sự, chia sẻ để con hiểu sự cần thiết và ý nghĩa của việc cách ly vừa tốt cho con, vừa tốt cho mọi người xung quanh như thế nào.
2. Xác định xem trẻ bị cảm cúm hay cảm lạnh
Cảm cúm và cảm lạnh thông thường có những triệu chứng gần tương tự nhau, nên nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai bệnh này. Tuy nhiên, bố mẹ cần xác định rõ xem trẻ bị cảm cúm hay cảm lạnh thông thường. Bởi vì việc xác định đúng bệnh có ý nghĩa trong việc tìm ra tác nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bố mẹ có thể cơ bản phân biệt được cảm cúm và cảm lạnh thông thường:
Triệu chứng | Cảm cúm (Flu) | Cảm lạnh thông thường (Common cold) |
Sốt | Cao (39 – 40 độ C) | Ít gặp |
Đau đầu | Thường gặp | Hiếm gặp |
Đau cơ | Nặng | Nhẹ |
Thời gian | Nặng, có thể 3 tuần | Nhẹ, một vài ngày |
Mệt mỏi nhiều | Thường gặp | Ít gặp |
Hắt hơi | Đôi khi | Thường gặp |
Ho/ đau ngực | Trung bình – nặng | Nhẹ |
Lưu ý: Đây chỉ là những dấu hiệu giúp bố mẹ bước đầu phân biệt được 2 loại bệnh cúm. Để phân biệt chính xác 2 loại cúm này, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ làm thêm một số xét nghiệm trước khi đưa ra kết luận sau cùng.
Xem thêm: TOP 5 cách chữa khi bé bị cảm lạnh sổ mũi HIỆU QUẢ tại nhà
3. Hằng ngày, nên kết hợp nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý và nước muối sinh lý kháng viêm cho trẻ
Khi bắt đầu thấy trẻ bị cảm cúm sổ mũi, việc kết hợp nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý và nước muối sinh lý kháng viêm cho trẻ hằng ngày là hết sức cần thiết.
Khi bị cúm, trẻ thường có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở… Khi đó, mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc thông mũi, xịt mũi cho trẻ nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Cùng với đó, mẹ nên cho trẻ sử dụng kết hợp với nước muối sinh lý kháng viêm để làm giảm tối đa tình trạng viêm nhiễm ở mũi, giúp đường thở thông thoáng hơn.
Việc kết hợp nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý và nước muối sinh lý kháng viêm cho trẻ hằng ngày giúp giảm nhẹ các triệu chứng và hỗ trợ điều trị cúm:
- Giúp mũi thông thoáng, sạch sẽ: Nước muối sinh lý sẽ giúp rửa trôi bụi bẩn, các vi khuẩn, virus, vi nấm gây bệnh tại mũi, giúp mũi trẻ sạch sẽ và khô thoáng.
- Giúp kháng viêm, giảm triệu chứng: Kết hợp với nước muối sinh lý kháng viêm không chỉ giúp làm loãng và rửa trôi dịch nhầy, dịch tiết, giúp mũi thông thoáng, mà còn kháng viêm hiệu quả, từ đó làm giảm các triệu chứng do viêm như ngứa mũi, sưng đỏ, sổ mũi…
Hướng dẫn vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý Fysoline Hồng: Nhỏ tối đa ½ ống mỗi lần, 1 – 3 lần/ ngày với trẻ từ 0 ngày tuổi.
Hướng dẫn vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý kháng viêm Fysoline Vàng: Chỉ cần nhỏ tối đa ½ ống mỗi bên, 2 – 3 lần/ ngày với trẻ từ 0 ngày tuổi.
Để rửa mũi hiệu quả hơn, Fysoline mách mẹ một số lưu ý sau:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi rửa mũi cho trẻ.
- Tư thế rửa mũi: Với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng và giữ cố định khi rửa; Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể để trẻ ngồi, cúi đầu.
- Khi có gỉ mũi, mẹ nên dùng tăm bông kích thích nhẹ vào trong mũi để trẻ tự hắt hơi, đẩy gỉ mũi ra ngoài.
4. Sử dụng giấy mềm lau mũi cho trẻ
Khi trẻ bị cảm cúm sổ mũi, mẹ nên dùng giấy mềm để lau mũi cho trẻ. Làm như vậy không những giúp con thấy dễ chịu, mà còn giúp loại bỏ các virus, vi khuẩn có dịch nhầy, dịch tiết từ mũi.
Dưới đây là cách lau mũi cho trẻ bằng khăn mềm đúng cách khiến trẻ dễ chịu, các mẹ có thể tham khảo:
Bước 1 – Chuẩn bị dụng cụ: Khăn giấy mềm, sạch và dai (Có thể thay thế bằng khăn xô sạch, mềm).
Bước 2 – Quấn khăn giấy: Quấn khăn giấy thành hình sâu bấc kén trước khi tiến hành lau mũi cho trẻ.
Bước 3 – Lau mũi cho trẻ:
- Từ từ và nhẹ nhàng đưa 1 bấc sâu kèn vào 1 bên mũi trẻ, giữ cho đến khi dịch thấm ướt khăn giấy thì thay bấc sâu kèn khác. Lặp lại thao tác tới khi mũi bé gần sạch hết dịch nhầy.
- Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại.
- Nếu trẻ cử động nhiều, mẹ nên dùng 1 tay giữ cố định đầu bé, hơi ngửa ra sau.
Trong quá trình thực hiện, mẹ cần lưu ý một số điều nhỏ như sau:
- Chỉ sử dụng khăn giấy mới, sạch sẽ
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trước khi lau mũi cho trẻ
- Nếu mũi trẻ quá khô, mẹ có thể nhỏ vào vài giọt nước muối sinh lý để làm mềm chất bẩn trước khi lau.
5. Cho trẻ nghỉ ngơi tại giường và ngủ nhiều hơn
Khi bị cúm, mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi tại giường và ngủ nhiều hơn. Bởi khi trẻ bị cảm cúm sổ mũi, đặc biệt là cúm mùa, trẻ thường bị đau đầu, đau mỏi cơ toàn thân, khiến trẻ mệt mỏi và cảm thấy mất sức. Cho nên, mẹ nên để con được nghỉ ngơi thoải mái, thay vì vận động nhiều khiến con mệt mỏi hơn.
Việc nghỉ ngơi tại giường không chỉ giúp con thấy thoải mái hơn mà còn có lợi trong việc hỗ trợ điều trị cảm cúm của con:
- Tăng cường sức đề kháng: Khi gặp các tác nhân xấu tấn công và gây bệnh, hệ miễn dịch cần thời gian và năng lượng để khởi động và tiến hành tiêu diệt tác nhân đó. Vì thế mà nghỉ ngơi và ngủ khi bị cảm cúm giúp bệnh mau chóng khỏi hơn.
- Giúp trẻ tạm quên đi các triệu chứng khó chịu: Để trẻ ngủ sẽ giúp trẻ tạm thời quên đi những khó chịu khi bị sổ mũi, ngứa mũi, đau đầu… để trẻ bớt quấy khóc, bớt căng thẳng hơn.
- Giữ cho các triệu chứng không nặng hơn: Khi bị cảm cúm mà mẹ để trẻ vận động thể lực nhiều, có thể khiến các cơ bị đau mỏi và lâu khỏi hơn.
6. Cho bé nằm cao đầu khi ngủ để ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây nghẹt mũi
Khi bị cúm, mũi bị viêm sẽ tiết nhiều dịch nhầy, khiến trẻ bị sổ mũi. Mẹ nên cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ để ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây nghẹt mũi. Thay vào đó, nước mũi chảy xuôi ra ngoài sẽ giúp trẻ dễ thở, cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, khi nước mũi chảy ra, các vi khuẩn, virus gây bệnh cũng theo nước mũi ra ngoài, góp phần giúp bé mau khỏi cúm.
Cụ thể, khi trẻ nghẹt mũi, mẹ hãy lấy một chiếc gối bông mềm hoặc khăn bông đủ dày để kê đầu trẻ trong lúc ngủ. Điều này vừa giúp con dễ đi vào giấc ngủ, tư thế ngủ thoải mái lại giúp con dễ thở hơn.
Với cách làm này, mẹ nên kể hẳn một phần vai của con lên gối để giúp con không bị mỏi cổ.
7. Cho bé uống nhiều nước ấm
Khi bị cúm, cơ thể mất nước, trẻ thường có một số biểu hiện như: Sốt, ớn lạnh, khát nước, đi tiểu ít…
Nhiều trường hợp cúm, trẻ bị sốt cao, cơ thể sẽ sinh ra phản ứng tự vệ bằng cách hạ nhiệt độ cơ thể để cân bằng lại, bằng một số cách như: Toát mồ hôi, thở gấp, tốc độ bốc hơi nước nhanh tăng lên… Khi ấy, điều cần làm nhất chính là bổ sung đủ nước để cân bằng lại lượng nước cơ thể bị thất thoát.
Mẹ nên khuyến khích trẻ uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm khi trẻ bị cảm cúm sổ mũi. Bởi nước ấm không chỉ có tác dụng bù nước mà còn giúp làm loãng đờm nhầy, khiến đờm nhầy ở cổ họng trôi xuống dạ dày. Các vi khuẩn, virus trong đờm sẽ bị tiêu diệt ngay sau đó bởi acid dịch vị. Nhờ đó, trẻ long đờm, giảm ho, mau khỏi bệnh.
Tuy nhiên, việc bổ sung bao nhiêu nước còn phụ thuộc vào độ tuổi từng trẻ. Mẹ có thể tham khảo cách bổ sung nước theo độ tuổi cho trẻ trong bảng sau:
Độ tuổi | Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày |
Dưới 6 tháng tuổi | Trẻ không nên uống nước ở giai đoạn này. Mẹ nên tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. |
Từ 6 – 12 tháng tuổi | 125 mL – 250 mL (cả sữa và nước) |
1 tuổi | 250 mL |
2 tuổi | 500 mL |
3 tuổi | 750 mL |
4 tuổi | 1 L |
5 tuổi | 1,25 L |
6 tuổi | 1,5 L |
7 tuổi | 1,75 L |
Trên 8 tuổi | 2 L |
8. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát
Khi trẻ bị cúm, sốt cao, mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát để giúp cơ thể thải bớt nhiệt ra bên ngoài, giúp trẻ nhanh hạ sốt hơn. Ngoài ra, mặc quần áo nhẹ nhàng còn giúp trẻ thoải mái, thư thái, dễ ngủ hơn.
Mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại quần áo ngắn, có chất liệu mỏng nhẹ, thoáng mát như vải lanh, vải lụa, vải thun…
9. Trùm mền kín và xông các lá thơm
Trùm mền – xông lá là phương pháp giải cảm phổ biến vẫn được dân gian sử dụng từ lâu đời. Phương pháp này được đánh giá là khá hiệu quả và an toàn.
Việc trùm mền kín và xông các loại lá thơm có tác dụng thông mũi, giải cảm, giúp cơ thể toát mồ hôi, bài độc ra ngoài, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu, thư giãn cơ thể. Ngoài ra, việc sử dụng các thảo dược thiên nhiên không chỉ an toàn, thân thiện, mà còn để trẻ đỡ phải chịu tác dụng phụ từ thuốc Tây.
Các loại thảo dược thường dùng để xông hơi giải cảm thường là: Tía tô, hẹ, gừng, hoa hồng trắng, húng chanh, kinh giới… Theo quan niệm của Y học cổ truyền, các loại này có đặc tính ấm, cay, nóng, giúp giải cảm, trừ phong hàn.
Sau đây, Fysoline sẽ hướng dẫn mẹ cách đơn giản khi xông lá thơm giải cảm cho trẻ:
Nguyên liệu:
- 20 lá thơm
- 1 chiếc khăn tắm lớn
Các bước tiến hành:
Bước 1 – Rửa sạch lá thơm: Mẹ rửa sạch lá thơm dưới vòi nước đang chảy ít nhất 2 lần.
Bước 2 – Sắc lá thơm: Cho lá thơm vào khoảng 300 mL nước rồi đun sôi trong 3 – 5 phút, rồi đổ ra bát.
Bước 3 – Xông hơi cho trẻ:
- Lấy khăn bông chùm lên đầu và để hở mặt trẻ.
- Xông mũi cho trẻ khi bát lá thơm còn nóng bốc hơi.
Lưu ý:
- Phương pháp này chỉ nên áp dụng khi trẻ bị cảm nhưng không sốt hoặc đã hạ sốt.
- Khi xông mẹ nên thử độ nóng của hơi nước trước để tránh bỏng trẻ.
10. Bổ sung vitamin C và thực phẩm dễ tiêu hóa hàng ngày cho trẻ
Bổ sung vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, đặc biệt cần thiết khi trẻ bị cảm cúm sổ mũi. Vitamin có bản chất là chất chống oxy hóa, ngăn sự hình thành các gốc tự do. Đồng thời, vitamin C là một trong những yếu tố giúp mạng lưới collagen hình thành bền chặt, tạo bộ khung vững chắc cho tế bào, làm tiền đề tạo hàng rào chắn bảo vệ cơ thể.
Ngoài ra, vitamin C còn góp phần biệt hóa các tế bào lympho B và lympho T, sản sinh miễn dịch, chống lại các tác nhân có hại xâm nhập như virus, vi khuẩn… Chính vì vậy, bổ sung vitamin C là lựa chọn tối ưu để tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ.
Một số thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến như: Ổi, bưởi, chuối, kiwi, cam, cà chua, rau ngót, rau cải, súp lơ…
Bên cạnh việc bổ sung vitamin C, mẹ cũng nên bổ sung cho những thực phẩm dễ tiêu hóa mỗi ngày như: Khoai lang, sữa chua, chuối, đu đủ… Những thực phẩm này không chỉ dễ tiêu hóa mà còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ nhỏ.
Ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa trẻ sẽ thấy nhẹ bụng, tiêu hóa nhanh, giúp trẻ thoải mái trong những ngày bị bệnh khó chịu.
11. Đừng vội dùng kháng sinh
Khi thấy trẻ bị cảm cúm sổ mũi, mẹ chớ vội dùng kháng sinh cho con. Hầu hết các trường hợp, tác nhân gây ra cảm cúm và cảm lạnh cho trẻ là do virus. Kháng sinh không phải thuốc ưu tiên lựa chọn để điều trị cúm cho trẻ. Bởi đây là chỉ là thuốc ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, không có tác dụng trên các loại virus.
Do đó, với trường hợp bé bị cảm cúm sổ mũi do virus gây nên thì kháng sinh không có hiệu quả.
Nếu các mẹ tự ý cho con sử dụng kháng sinh khi con bị cúm mà chưa có sự cho phép của bác sĩ, thì có thể gây ra một số tác hại sau đây:
- Rối loạn tiêu hóa, trẻ biếng ăn: Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, kháng sinh lại không phân biệt được đâu là vi khuẩn có lợi và có hại. Nên việc lạm dụng kháng sinh có thể khiến lợi khuẩn ở đường ruột bị tiêu diệt, từ đó gây ra các rối loạn tiêu hóa, gây biếng ăn ở trẻ nhỏ.
- “Kháng thuốc”: Việc lạm dụng kháng sinh có thể khiến vi khuẩn quen thuốc, tự tiến hóa và biến đổi để chống lại kháng sinh, gây ra hiện tượng “kháng thuốc”. Khi trẻ bị kháng thuốc, kháng sinh sẽ không còn tác dụng với trẻ. Điều này cực kỳ nguy hiểm, không chỉ với trẻ nhỏ, mà với cả cộng đồng.
Vậy kháng sinh nên được sử dụng khi nào? – Kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc để dự phòng nhiễm trùng khi tình trạng bệnh trở nặng. Trẻ bị cúm có thể dùng kháng sinh khi nước mũi, đờm nhầy có màu vàng, xanh, có mùi.
12. Cặp nhiệt độ thường xuyên cho con
Đa số trẻ khi bị cảm cúm đều kèm theo sốt cao. Do đó, việc theo dõi nhiệt độ của con thường xuyên rất quan trọng khi trẻ cúm để có biện pháp hạ nhiệt kịp thời, tránh co giật, thậm chí tử vong khi bé sốt cao.
Mẹ nên đo thân nhiệt ở nách trẻ sẽ đơn giản và cho kết quả chính xác. Cách thực hiện như sau:
Bước 1 – Chuẩn bị nhiệt kế:
- Với nhiệt kế điện tử: Bật nhiệt kế và kiểm tra xem có hoạt động bình thường không.
- Với nhiệt kế thủy ngân: Cầm hướng đầu nhiệt kế xuống dưới và vẩy mạnh đến khi vạch thủy ngân tụt xuống dưới 35,5 độ C.
Bước 2 – Đo nhiệt độ: Lau khô nách trẻ rồi đưa đầu nhiệt kế vào nách trẻ. Giữ yên trong vòng 5 phút.
Bước 3 – Đọc kết quả: Đọc kết quả hiện ra trên màn hình hoặc vạch tương ứng với cột thủy ngân.
Trẻ bị sốt khi nhiệt độ đo được tại nách trên 37,2 độ C. Mẹ căn cứ vào nhiệt độ sốt thực tế của bé để có phương pháp xử lý phù hợp:
- Nếu nhiệt độ thấp hơn 38,5 độ C: Lúc này, bé chỉ sốt nhẹ và không nguy hiểm. Mẹ có thể giúp trẻ hạ sốt bằng các phương pháp vật lý để hạ nhiệt từ từ, an toàn cho bé như: chườm, đặt khăn ấm lên trán…
- Nếu nhiệt độ sốt cao hơn 38.5 độ C: Bé sốt cao dễ gây ra biến chứng như: Co giật, trụy tuần hoàn,… Mẹ nên dùng paracetamol để hạ sốt nhanh, tránh biến chứng nguy hiểm cho bé. Lưu ý: Không nên lạm dụng thuốc bởi có thể gây ra tác dụng phụ, mẹ nên hỏi ý kiến dược sĩ trước khi sử dụng cho bé.
Mẹ nên kiểm tra thân nhiệt trẻ 2 tiếng/ lần để có biện pháp xử trí kịp thời. Với trẻ bị cúm nhưng không sốt, mẹ vẫn nên kẹp nhiệt độ cho con 3 – 4 lần/ ngày để kiểm tra.
13. Nên đưa bé đến cơ sở y tế nếu sau 7 ngày vẫn còn sốt hoặc bị tái sốt
Thông thường, các triệu chứng cảm cúm hoặc cảm lạnh thường biến mất sau 7 – 10 ngày. Nếu sau 7 ngày, các triệu chứng cảm cúm không đỡ mà còn nặng lên, thì mẹ nên mau chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Bởi nếu để lâu hơn, cúm có thể dẫn đến các biến chứng như: Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi…
Đặc biệt, khi trẻ sốt cao (trên 38,5 độ C) kéo dài trong vòng 48 giờ không hạ, dù đã áp dụng các biện pháp hạ sốt tại nhà, thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. Tình trạng sốt cao liên miên trong thời gian dài có thể dẫn đến co giật, thậm chí tử vong.
Như vậy, trẻ bị cảm cúm sổ mũi là tình trạng không quá nguy hiểm nếu bé được chăm sóc đúng cách. khoa học. Nếu còn băn khoăn, mẹ có thể liên hệ với các chuyên gia của Fysoline qua hotline 1900 6424 để được hỗ trợ kịp thời và chính xác!
Trả lời