Các cách điều trị viêm mũi và lưu ý cần biết

Fysoline
30/10/2020
18/10/2021

 2,131 

 2,132 

Không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng rất dễ bị viêm mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị viêm mũi, có những cách điều trị nào? Bài viết dưới đây sẽ bật mí các cách trị viêm mũi hiệu quả giúp bạn mau chóng khỏi bệnh.

Viêm mũi trẻ em – 5 kiến thức mẹ cần nắm vững để con khỏe mạnh

1. Điều trị viêm mũi bằng thuốc

Trên thị trường ngày nay, có rất nhiều loại thuốc có công dụng điều trị viêm mũi. Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào.

Điều trị viêm mũi bằng thuốc
Tuân theo chỉ định của bác sĩ khi điều trị viêm mũi bằng thuốc

Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị viêm mũi phù hợp. Phổ biến nhất là 4 loại thuốc sau

1.1. Thuốc thông mũi

Phù hợp với mọi đối tượng, cả người lớn và trẻ em.

Có tác dụng trị nghẹt mũi, khó thở, khắc phục tình trạng hốc mũi ứ đọc nhiều dịch nhầy. Thuốc thông mũi được chỉ định dùng trong 1-3 ngày và không nên dùng quá 3-5 ngày.

Thuốc thông mũi chỉ được sử dụng khi được bác sĩ kê đơn. Nếu tự ý dùng thuốc thì có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng bất lợi về sau.

1.2. Thuốc Corticosteroid dạng xịt

Cả người lớn và trẻ em (thông thường là trên 2 tuổi) có thể sử dụng loại thuốc này để chữa viêm mũi.

Thuốc Corticosteroid dạng xịt có tác dụng chống viêm mạnh nên thường được kê đơn ở những bệnh nhân bị viêm mũi nặng. Do có nhiều tác dụng phụ, các bác sĩ không khuyến cáo sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài hạn.

Đặc biệt, người bệnh không được tự ý sử dụng bừa bãi hoặc nghe theo lời khuyên của người không có chuyên môn. Cần tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định về liều dùng và thời gian dùng của bác sĩ.

1.3. Thuốc kháng Cholinergic

Đây là loại thuốc được dùng nhiều để trị các bệnh có liên quan đến chất dẫn truyền thần kinh. Tuy nhiên, loại thuốc này đôi khi vẫn được các bác sĩ chỉ định dùng để điều trị viêm mũi. Chất kháng Cholinergic trong thuốc có tác dụng ức chế sản xuất dịch nhầy, giúp cho đường thở của người bị viêm mũi được thông thoáng hơn.

Thuốc được khuyến cáo không nên sử dụng cho người cao tuổi và trẻ em vì thuốc có thể sẽ ảnh hưởng lên hệ thần kinh nhạy cảm của hai đối tượng này. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

1.4. Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin dùng được cho mọi đối tượng, bao gồm người lớn, trẻ em trên 2 tuổi và người cao tuổi.

Đối với đối tượng là trẻ em và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, không nên quá lạm dụng thuốc và quan trọng nhất vẫn là tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra, đối với các bệnh nhân mắc bệnh lý mãn tính như bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường,… cũng không nên tự ý dùng thuốc kháng histamin để trị viêm mũi.

Thuốc kháng histamin có dạng viên uống hoặc dạng thuốc xịt tại chỗ. Thuốc có tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa mũi trong các trường hợp bị viêm mũi dị ứng.

2. Cách trị bệnh viêm mũi tại nhà

2.1. Điều trị bằng nước muối sinh lý và nước muối kháng viêm

Sử dụng nước muối sinh lý và nước muối kháng viêm là phương pháp trị viêm mũi đơn giản mà hiệu quả và an toàn

Fysoline – Nước muối sinh lý hàng đầu tại Pháp, được nghìn gia đình khắp thế giới tin dùng với trọn bộ sản phẩm dành cho mọi lứa tuổi đã có mặt tại Việt Nam.

Fysoline Hồng – Nước muối sinh lý đẳng trương và Fysoline Vàng (ống) – Nước muối kháng viêm giúp hỗ trợ điều trị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả cho trẻ sơ sinh từ những giây phút đầu đời. Với cấu trúc ống đơn liều 5ml, bộ đôi sản phẩm này giúp chặn đứng nguy cơ lây nhiễm chéo – tình trạng thường xảy ra khi bé phải sử dụng nước muối đa liều, khiến bệnh viêm mũi càng thêm nặng. Đầu ống đơn liều tròn và nhẵn, không làm tổn thương niêm mạc mũi trẻ.

Ngoài ra, bộ đôi Fysoline đơn liều chứa nước muối 100% tinh khiết, 0% bảo quản nên vô cùng dịu êm và an toàn, không lo bé bị kích ứng.

Bác sĩ hướng dẫn thao tác:

Với trẻ từ 3 tháng tuổi, người lớn cũng như phụ nữ có thai, Fysoline cũng có dòng sản phẩm dành riêng đáp ứng nhu cầu sử dụng: Fysoline Xanh xịt – Nước muối biển sâu và Fysoline Vàng xịt – Nước muối kháng viêm. Dạng bình xịt có van một chiều ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập, giúp Fysoline vô trùng trong mỗi liều xịt.

Fysoline Xanh xịt với thành phần nước muối biển sâu 100% tinh khiết, chứa các khoáng chất tốt cho niêm mạc mũi. Đầu xịt tạo các hạt phun sương mịn, siêu nhỏ giúp đi sâu vào khoang mũi và tăng khả năng bám dính. Nhờ đó, sản phẩm giúp làm ẩm, duy trì hoặc khôi phục lại sự cân bằng sinh lý của niêm mạc mũi.

Fysoline Vàng xịt có cùng thành phần với Fysoline Vàng ống. Đây là bộ sản phẩm không phải kháng sinh có tác dụng điều trị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả. Fysoline Vàng không corticoid, không xylometazoline, không chất bảo quản nên an toàn với những đối tượng nhạy cảm nhất.

Xịt mũi kháng viêm Fysoline Vàng
Khuyến cáo sử dụng Fysoline Vàng xịt cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên

Cách điều trị viêm mũi với bộ Fysoline dạng xịt:

Bước 1: Sử dụng Fysoline Xanh xịt để vệ sinh mũi sạch sẽ

Liều dùng:

  • Rửa mũi: Xịt vào mỗi bên mũi (2-3 giây) vài lần/ngày khi cần thiết.
  • Giữ ẩm: Xịt vào mỗi bên mũi 3-6 lần mỗi ngày.

Cách dùng:

  • Kiểm tra vòi xịt bằng cách xịt thử ra ngoài không khí trước
  • Điều chỉnh tư thế ngồi: ngồi thẳng, đầu hơi ngửa về sau và nghiêng sang một bên để nước muối dễ dàng đi sâu vào khoang mũi hơn.
  • Đặt vòi xịt vào từng bên mũi rồi nhẹ nhàng bấm vòi xịt với liều lượng phù hợp.
  • Đợi 1 – 2 phút rồi hỉ mũi hoặc để dịch tự chảy ra ngoài. Sau đó dùng khăn sạch lau mũi.
  • Lặp lại tới khi tình trạng nghẹt mũi thuyên giảm và khoang mũi được làm ẩm .
  • Vệ sinh vòi xịt sạch sẽ sau khi sử dụng để tránh tình trạng lây nhiễm chéo.

Bước 2: Điều trị viêm mũi bằng nước muối kháng viêm Fysoline Vàng xịt

Liều dùng: 1-3 lần/ngày
Cách dùng: Xịt 1 hoặc 2 nhát xịt vào mỗi bên mũi
Thời gian: Sử dụng liên tục trong 5 – 7 ngày.

2.2. Xông hơi

Hơi nước nóng có tác dụng làm loãng dịch nhầy, giúp khai thông đường thở từ đó hỗ trợ việc điều trị viêm mũi nhanh chóng.

Xông hơi điều trị viêm mũi
Có thể thực hiện xông hơi vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ

Các bước xông hơi rất đơn giản:

  • Mở vòi nước nóng trong phòng tắm trong vài phút cho đến khi phòng tắm có nhiều hơi nước
  • Ngồi trong phòng tắm một thời gian. Với trẻ nhỏ thì cần có phụ huynh ngồi cùng.

Lưu ý:

Nhiều người lầm tưởng hơi nước càng nóng thì càng tốt trong việc chữa viêm mũi mà không biết rằng điều này có thể làm tổn thương niêm mũi.

2.3. Điều trị viêm mũi bằng phương pháp dân gian

Từ xưa đến nay, trị viêm mũi bằng phương pháp dân gian vẫn luôn được nhiều người sử dụng vì cách thực hiện đơn giản mà lại rất hiệu quả.

2.3.1. Bài thuốc từ cây cỏ hôi

Theo Đông y, cây cỏ hôi (tên gọi khác là cây hoa cứt lợn) có vị cay, đắng, tính mát. Loài cây này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng nên được dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác để trị viêm mũi.

Cây cỏ hôi điều trị viêm mũi
Cây cỏ hôi được sử dụng để điều trị viêm mũi

Dùng cây cỏ hôi để trị viêm xoang:

  • Rửa sạch 50g cây cỏ hôi tươi. Sau đó để ráo nước rồi giã nát. Vắt lấy nước tẩm vào bông
  • Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau, để khoảng 15 phút rồi rút bông ra
  • Xì nhẹ nhàng để giải phóng dịch mủ bên trong mũi

Điều chế thuốc nhỏ mũi trị viêm mũi:

  • Sử dụng 4g lá cây cỏ hôi tươi cùng tỏi 2 nhánh
  • Giã nhỏ 2 thứ rồi vắt lấy nước. Nhỏ đều đặn vào mũi 3-4/ngày

2.3.2. Chữa viêm mũi bằng trà gừng

Đây là cách chữa viêm mũi hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Gừng có tác dụng kháng viêm và giảm đau một cách tự nhiên. Ngày uống 2 cốc trà gừng vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ giúp cải thiện đáng kể tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi,…

Chữa viêm mũi bằng trà gừng
Người bị viêm mũi nên uống trà gừng 2 lần/ngày

Cách thực hiện:

  • Hãm vài lát gừng tươi với nước sôi.
  • Ủ trà gừng trong khoảng 15 – 20 phút cho đến khi nước trà chuyển sang màu vàng
  • Thêm 2-3 thìa mật ong rồi thưởng thức

3. Lưu ý trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày

Bên cạnh việc điều trị, người bị viêm mũi còn cần thực hiện một chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý, khoa học để sớm khỏi bệnh. Bên cạnh đó, xây dựng thói quen sinh hoạt tốt và chế độ ăn uống phù hợp cũng giúp bạn cải thiện sức khỏe, ngăn chặn bệnh tật.

Các thói quen trong sinh hoạt hằng ngày cần thực hiện:

  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng phòng chống bệnh tật.
  • Cần vệ sinh nhà ở, nơi làm việc thường xuyên. Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Đặc biệt cần rửa tay thường xuyên vì đây là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn, vi rút độc hại và là con đường dễ dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi.
  • Tránh dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, ma túy,… sẽ làm tình trạng viêm mũi nặng hơn.
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng bao gồm các tác nhân gây dị ứng đường hô hấp như phấn hoa, khói bụi,… ;

Người bị bệnh viêm mũi nên tránh ăn gì?

  • Các thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt bò, nấm, côn trùng,…
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa vì có thể làm tăng chất nhầy trong mũi gây nghẹt mũi, cản trở lưu thông khí, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển.
  • Các thức ăn có tính lạnh như thịt gà, kem, đá,.. hay đồ quá cay nóng như ớt, tiêu,…
  • Đồ ăn tanh như hải sản

Thức ăn nào phù hợp để hỗ trợ điều trị viêm mũi

  • Các loại thực phẩm rau, củ quả giàu vitamin C như cam, táo, nước ép cà chua,…
  • Nhóm thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá mòi, cá nục,… có tác dụng ngăn ngừa những phản ứng sưng tấy trên đường hô hấp. Rất tốt cho việc chữa viêm mũi.
  • Các loại gia vị có tính ấm như hành, tỏi, gừng,…
  • Các loại gia vị có tinh dầu như bạc hà, rau ngổ, rau mùi,…

Bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh bị viêm mũi cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý để sớm điều trị dứt điểm viêm mũi.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào trong quá trình chữa trị viêm mũi, hãy liên hệ với chuyên gia của Fysoline để được tư vấn kịp thời và chính xác nhất nhé!

Thông tin liên hệ:

Vui lòng để lại đánh giá cho bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 4438
TRẺ SỔ MŨI, NGHẸT MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ 5 CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
 814,265  Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh và hanh khô là thời điểm trẻ hay gặp phải những cơn...
thumbnail post 3772
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Top 8 việc cần làm ngay 
 603,830  Các triệu chứng sổ mũi khiến cho trẻ sơ sinh rất khó chịu, khiến các mẹ cũng mệt...
thumbnail post 3841
7 Nguyên nhân sổ mũi ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả
 464,887  Nghẹt mũi hay sổ mũi ở trẻ em là trường hợp khá phổ biến. Tuy nhiên, biết được...
thumbnail post 3824
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho: Nguyên nhân và cách xử lý
 580,552  Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho là vấn đề khiến không ít bố mẹ lo lắng, “đứng ngồi...
hotline image