2,008
Những năm đầu đời, trẻ sơ sinh không tránh khỏi bị cảm lạnh, cảm cúm với các triệu chứng phổ biến là sổ mũi và ho. Để có thể điều trị bệnh tốt nhất khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho, bố mẹ cần thấu hiểu từ nguyên nhân cũng như cách chăm sóc hiệu quả và an toàn. Cùng đọc bài viết dưới đây của Fysoline để biết thêm về các điều trị cho con mẹ nhé.
Cùng chủ đề:
- Kinh nghiệm xử lý khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi
- 5 nguyên nhân và 7 cách điều trị cho BÉ BỊ SỔ MŨI
- [Fysoline Review] Kinh nghiệm chữa khi trẻ sơ sinh bị khò khè
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho
Nhiễm trùng đường hô hấp với những triệu chứng sổ mũi và ho có thể bị gây nên bởi hơn 100 loại virus khác nhau nhưng phổ biến nhất là Rhinovirus. Virus gây bệnh này xâm nhập vào cơ thể bé bằng các phương thức lây nhiễm sau:
- Tiếp xúc trực tiếp: Bé tiếp xúc với người cảm lạnh, người này chạm vào tay bé và truyền virus gây bệnh. Sau đó, bé tự chạm vào mắt, miệng hoặc mũi mình khiến virus xâm nhập vào cơ thể.
- Không khí: Người bệnh khác ho, hắt hơi hoặc nói chuyện có thể truyền virus vào bé.
- Bề mặt bị nhiễm bẩn: Một số loại virus có thể sống trên bề mặt đồ dùng trong 2 hoặc nhiều giờ. Lúc này, em bé của bạn có thể bị nhiễm bệnh vì vô tình chạm vào những bề mặt có chứa virus gây bệnh.
2. Có nên dùng thuốc cho trẻ sơ sinh?
Trẻ em là một cơ thể đang lớn, trong những năm tháng đầu đời quan trọng này, bố mẹ cần có sự thận trọng nhất định khi cho con uống thuốc điều trị bệnh.
- Trẻ dưới 3 tháng: Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, mẹ không nên tùy tiện cho bé uống thuốc. Bất cứ loại thuốc nào cũng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ cũng không cần quá vội vàng nếu thấy con có các triệu chứng ho sổ mũi. Hãy bắt đầu với các biện pháp chăm sóc khoa học với nước muối sinh lý.
- Trẻ trên 3 tháng: Với những bé lớn hơn, có thể sử dụng thuốc uống để điều trị bệnh nhưng vẫn cần theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý chữa bệnh, cho bé uống thuốc mà không có bất kỳ hướng dẫn nào vì cơ địa mỗi bé vốn khác nhau. Có thể phương pháp này phù hợp với một số bé những đến con bạn lại không có tác dụng và ngược lại.
3. Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho
3.1. Nhỏ nước muối kháng viêm để điều trị sổ mũi
Dùng nước muối kháng viêm điều trị sổ mũi cho bé là cách được nhiều mẹ thông thái áp dụng hiện nay vì chúng an toàn và hiệu quả theo thời gian áp dụng. Tuy nhiên, bố mẹ cần ưu tiên chọn mua những sản phẩm nước muối kháng viêm có kiểm định và nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho bé với sức đề kháng non yếu.
Tại Việt Nam, nước muối kháng viêm – Fysoline Vàng ống và dạng xịt là hai sản phẩm phổ biến với thành phần 100% tự nhiên.
Với thành phần hoàn toàn từ nước muối và thảo dược tự nhiên, không chất bảo quản, không kháng sinh, không corticoid, không xylometazolin, Fysoline Vàng được các chuyên gia khuyên sử dụng để điều trị viêm mũi, sổ mũi an toàn và hiệu quả cho bé.
Chiết xuất Thymol từ cỏ xạ hương có trong Fysoline kháng viêm đã được hội đồng cố vấn khoa học Đức phê duyệt có tác dụng rất tốt trong các trường hợp viêm hô hấp ở trẻ nhỏ do chứa hoạt chất Thymol có tính kháng viêm, là lựa chọn hàng đầu trong dự phòng và điều trị các bệnh viêm nhiễm.
Với trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, mẹ ưu tiên chọn Fysoline Vàng dạng ống đơn liều, đầu ống bo tròn nhẵn để nhỏ mũi cho bé. Còn Fysoline Vàng dạng xịt được khuyên dùng cho trẻ trên 3 tháng tuổi tránh tổn thương niêm mạc mũi.
3.2. Giữ ấm cho trẻ
Thời tiết trở lạnh con rất dễ bị cảm lạnh. Hãy luôn ghi nhớ 4 nguyên tắc tay ấm, lưng ấm, bụng ấm và bàn chân ấm. Khi chọn mặc quần áo cho con, mẹ kiểm tra lại bằng cách sờ bàn tay con ấm không, không đổ mồ hôi là vừa chuẩn.
3.3. Cho trẻ bú nhiều hơn
Tăng cữ bú cho trẻ nhiều hơn mỗi ngày vì trong thời gian bị sổ mũi, bé mất nước khá nhiều. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể chuyển sang bổ sung bằng nước ấm vì chúng giúp giảm dịch nhầy ở mũi.
3.4. Vỗ nhẹ giúp trẻ long đờm
Khi vỗ cần lưu ý dùng tay vỗ nhẹ vào ngực bé để làm long đờm vị ứ đọng trong phế quản. Đờm được dẫn lưu vào phế quản lớn hơn rồi phản xạ ho sẽ tống chúng ra ngoài. Thực hiện động tác vỗ bằng cách khép kín các ngón tay, khum lại và sau đó vỗ vào ngực và lưng trẻ.
3.5. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Nếu con còn trong giai đoạn bú sữa mẹ, chỉ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn và tăng cữ bú hàng ngày lên. Với những trẻ đã ăn dặm, cần lên thực đơn bổ sung đầy đủ những nhóm chất dinh dưỡng quan trọng kết hợp với nhiều rau xanh, trái cây tươi và nước ép hoa quả để tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật tốt hơn.
4. Một số lưu ý cho mẹ
Trong thời gian chăm sóc trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho, hãy lưu ý những điểm quan trọng sau:
- Không để trẻ sơ sinh bị lạnh đột ngột: Trẻ em, trẻ sinh non, nhất là các bé dưới 5 tuổi có cơ chế điều hòa thân nhiệt chưa phát triển hoàn chỉnh. Do đó, việc giữ ấm cho trẻ vô cùng quan trọng.
- Không cần mặc quá ấm dẫn trẻ nóng rồi ra nhiều mồ hôi và bị cảm lạnh: Hãy giữ lưng ấm vừa đủ vì nếu nóng quá, bé sẽ đổ mồ hôi mà mẹ không biết và mồ hôi sẽ thấm ngược vào phổi gây viêm phổi hoặc cảm lạnh.
- Không để trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm: nơi chứa nhiều vi khuẩn và virus gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể non yếu của con.
5. Mẹ nên ăn gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho?
Đối với các mẹ cho con bú thì nên chú ý đến vấn đề ăn uống là việc làm vô cùng quan trọng. Vì nguồn dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn dinh dưỡng của con.
5.1. Thực phẩm nên ăn
- Thịt nạc, thịt gia cầm, thịt lợn, cá, trứng, chế phẩm từ sữa, các loại hạt và đậu cung cấp nhiều protein nhất cho chế độ ăn uống của mẹ.
- Các sản phẩm làm từ bơ sữa cung cấp protein, giúp đáp ứng nhu cầu canxi
- Ngũ cốc nguyên hạt: Chọn các thực phẩm có chứa carbohydrate dạng phức như: khoai tây, đậu hạt, ngô, ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc…
- Rau củ và trái cây tươi: Cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé như chuối, táo, nho, bí đỏ…
5.2. Thực phẩm cần tránh
- Trà, cà phê và socola: Những thực phẩm này chứa nhiều cafein. Cơ chế tiêu hóa của trẻ còn non yếu không thể xử lý lượng cafein trong sữa mẹ và đào thải chúng ra ngoài.
- Rau tính hàn: bắp cải, mướp đắng, rau bí ngô, hoa bí ngô
- Thực phẩm chứa độc: dưa cà muối xổi và măng
- Bia rượu và thực phẩm là thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, chất béo có hại.
Điều trị cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho đòi hỏi mẹ cần nhiều quan tâm và lưu ý quan trọng vì con càng nhỏ sức đề kháng càng yếu. Hãy lưu ý những vấn đề quan trọng trên đầy để chăm sóc con yêu tốt nhất mẹ nhé.
Trả lời