Nguyên nhân và cách điều trị cho bé bị sổ mũi

Fysoline
09/10/2020
27/09/2021

 25,475 

 25,476 

Do sức đề kháng còn non yếu nên các bé thường hay mắc phải các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là sổ mũi. Vậy bé bị sổ mũi nguyên nhân do đâu? Cách điều trị như thế nào để bé khỏi nhanh, tránh biến chứng và tái phát? Mẹ cùng tìm hiểu tư vấn của chuyên gia Fysoline trong bài viết dưới đây!

XEM THÊM: Kinh nghiệm chữa khi trẻ sơ sinh bị khò khè

1. Bé bị sổ mũi do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi, dưới đây là 5 nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến viêm mũi, sổ mũi ở trẻ nhỏ:

1.1. Trẻ bị sổ mũi do cảm cúm, cảm lạnh

Trong các nguyên nhân gây sổ mũi thì cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất. Một số nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh như: Tiếp xúc với người bị cảm cúm, tiếp xúc với đồ chơi, dụng cụ bị nhiễm virus, thời tiết chuyển mùa…

Biểu hiện trẻ bị sổ mũi do cảm cúm, cảm lạnh:

  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở
  • Sốt nhẹ dưới 38.5 độ C
  • Chảy nước mắt, hắt hơi, ho, đau họng
Bé bị sổ mũi do cảm cúm, cảm lạnh
Cảm lạnh, cảm cúm là một trong những nguyên nhân dễ gây chứng sổ mũi ở trẻ nhất.

1.2. Bé bị sổ mũi do viêm họng

Trong vòm họng của trẻ, A-mi-đan (Amygdales) có chức năng phòng chống nhiễm trùng cùng các tổn thương khác bằng cách lọc các virus, vi khuẩn xâm nhập qua mũi và cổ họng. Tuy nhiên, nếu lượng virus có hại quá nhiều và mạnh, A-mi-đan sẽ sưng to, đỏ ửng gây viêm họng, sổ mũi ở trẻ nhỏ.

Biểu hiện bé bị sổ mũi do viêm họng: Bé thường khó thở, nghẹt mũi, ngáy khi ngủ hoặc thậm chí ngừng thở vài giây trong giấc ngủ…

1.3. Bé bị sổ mũi do bị viêm xoang

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang ở trẻ, phổ biến nhất là do các loại virus, vi khuẩn và nấm. Đối với các trẻ suy dinh dưỡng, gầy yếu mà lại phải sống trong môi trường bị ô nhiễm, tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc thường xuyên, nguy cơ bị viêm xoang lại càng tăng lên.

Biểu hiện trẻ bị sổ mũi do viêm xoang: Bé thường ho, ngạt mũi, chảy mũi, có sốt nhẹ và thường kèm ran ở phổi.

Bé bị sổ mũi do viêm xoang

1.4. Bé bị sổ mũi do bị dị ứng

Ở trẻ nhỏ, các giác quan rất nhạy cảm nên có phản ứng mạnh mẽ với những thay đổi dù là nhỏ nhất. Khi tiếp xúc với không khí khô, khói bụi, khói thuốc, gió lạnh và cả sữa (sữa bị đưa lên mũi khi trẻ ọc sữa), niêm mạc sẽ phản ứng rất mạnh khiến tình trạng sổ mũi xảy ra.

Biểu hiện trẻ bị sổ mũi do bị dị ứng: Bé thở ồn ào (thở có tiếng), hắt hơi, chảy nước mũi trong…

1.5. Bé bị sổ mũi do hen suyễn

Bệnh hen suyễn (hay hen phế quản) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Mỗi khu lớp niêm mạc của ống phế quản sưng lên do bị viêm nhiễm và bị kích ứng, cơn hen suyễn xuất hiện.

Biểu hiện bé bị sổ mũi do hen suyễn: Bé thường khó thở, chảy nước mũi trong khá nghiêm trọng.

2. Cách điều trị khi bé bị sổ mũi

Để việc điều trị sổ mũi ở trẻ nhỏ đạt được hiệu quả tốt nhất và giúp bé nhanh chóng tránh được những mệt mỏi, biến chứng không đáng có, cha mẹ nên áp dụng những cách hữu hiệu sau đây:

2.1. Điều trị sổ mũi bằng nước muối sinh lý và nước muối kháng viêm

Đây là cách xử lý khá phổ biến đối với bố mẹ khi bé bị sổ mũi. Nước muối sinh lý là dung dịch chỉ gồm nước và muối, với nồng độ chính xác là 0.9%, có hàm lượng muối, áp suất thẩm thấu gần giống với môi trường sinh lý bên trong cơ thể.

Chính nhờ tính chất tương tự dịch cơ thể, nước muối sinh lý rất phù hợp để giúp rửa trôi bụi bẩn, dị nguyên bám trên niêm mạc mũi mà không gây đau rát, kích ứng với trẻ nhỏ.

Hiện nay, nước muối sinh lý đẳng trương – Fysoline Hồng vẫn là lựa chọn tuyệt vời dành cho các mẹ bỉm sữa vì “có thành phần 100% nước muối tinh khiết, không chứa chất bảo quản nên an toàn cho bé sơ sinh” – TS. BS Bùi Chí Thương (Chuyên Sản Phụ khoa, BV Đại học Y Dược TPHCM).

Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày
Mẹ nên vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ để điều trị sổ mũi

Khi vệ sinh mũi cho con, cha mẹ nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý đẳng trương mỗi bên cánh mũi – Fysoline Hồng sau đó dùng tăm bông sạch lau khô. Việc này giúp mũi trẻ được sạch sẽ, thông thoáng hơn và các thuốc nhỏ đặc trị về sau có thể phát huy tối đa tác dụng. Fysoline Hồng được khuyên dùng cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.

Sau khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý đẳng trương – Fysoline Hồng, cha mẹ nên kết hợp sử dụng nước muối kháng viêm – Fysoline Vàng để hỗ trợ điều trị dứt điểm triệu chứng viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi.

Nước muối kháng viêm – Fysoline Vàng ống và Fysoline Vàng xịt là bộ sản phẩm không phải kháng sinh nhưng có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi an toàn. Fysoline Vàng được tạo nên từ các thành phần tự nhiên lành tính, bao gồm: lá Thyme – có hoạt tính kháng khuẩn hiệu quả trên đường hô hấp; Ion đồng – khoáng chất có tác dụng sát trùng trong viêm mũi họng; Glycerol – hỗ trợ làm loãng nhầy, tan nhầy, tăng sự lưu thông dịch nhầy trong mũi họng.

Bộ sản phẩm này không kháng sinh, không chất bảo quản, không corticoid, không chứa xylometazoline. Vì thế các mẹ có thể an tâm sử dụng khi bé bị sổ mũi.

Fysoline Vàng ống hỗ trợ điều trị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ rất hiệu quả và được khuyên dùng trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi. Khi sử dụng Fysoline Vàng ống trị sổ mũi cho bé,

Cách sử dụng: Cha mẹ dùng mỗi lần 1 ống 5ml, nhỏ đều 2 cánh mũi, mỗi ngày rửa 2-3 lần. Với những trường hợp mũi đặc, viêm mũi nặng, cha mẹ có thể dùng tối đa 1 ống 5ml cho mỗi lần nhỏ ở 1 bên mũi và cũng thực hiện 2-3 lần/ngày để đảm bảo mang lại kết quả tốt nhất.

Fysoline Vàng xịt cũng đem lại hiệu quả rất trong việc hỗ trợ điều trị triệu chứng viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ. Cấu tạo dạng xịt gồm các hạt phun sương mịn, siêu nhỏ giúp nước muối kháng viêm từ thảo dược này đi sâu vào khoang mũi và tăng khả năng bám dính. Sản phẩm này được khuyên dùng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.

Cách sử dụng: Mẹ dùng Fysoline Vàng xịt 1 hoặc 2 nhát xịt vào mỗi bên mũi, 1 – 3 lần/ngày. Trong trường hợp bé bị viêm mũi xoang cấp tính/mãn tính, mẹ tiến hành xịt mũi 3-4 giờ/lần.

Nước muối sinh lý Fysoline phù hợp cho bé sơ sinh
Cha mẹ nên vệ sinh bằng nước muối sinh lý và nhỏ mũi bằng nước muối kháng viêm Fysoline khi trẻ có biểu hiện sổ mũi.

Cần lưu ý: Fysoline Vàng nên sử dụng trong vòng 5-7 ngày để điều trị trẻ bị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi. Nếu thấy các triệu chứng thuyên giảm thì tiếp tục sử dụng cho tới khi trẻ khỏi hẳn. Không sử dụng Fysoline Vàng hàng ngày.

2.2. Massage, bấm huyệt chữa sổ mũi cho bé

Massage, bấm huyệt khi bé bị sổ mũi có thể giúp lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn, tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và nhanh hết bệnh. Có thể hỗ trợ chữa sổ mũi ở trẻ nhỏ vô cùng hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc, massage bấm huyệt trở thành là phương pháp được các bậc phụ huynh rất quan tâm.

Các huyệt có thể tác động: Huyệt Ấn đường (chính giữa hai đầu lông mày), huyệt Nghinh hương (nằm ở hai bên cánh mũi), huyệt Quyền liêu (dưới xương gò má), huyệt Ế phong (dái tai) và huyệt Toàn trúc (hai đầu lông mày).

Cách thực hiện: Sau khi xác định đúng vị trí huyệt, cha mẹ mát xa khu vực xung quanh khoảng 2-3 phút để các cơ mềm ra, tránh trường hợp trẻ có phản ứng đột ngột hoặc bị đau trước tác động của người lớn.

  • Đối với huyệt ấn đường: Dùng 2 ngón tay để massage nhẹ vùng giữa hai lông mày trong 2-3 phút. Ấn vào huyệt Ấn đường còn có thể giúp bạn giảm tình trạng đau đầu.
  • Đối với huyệt Nghinh hương: Bóp cánh mũi theo từng nhịp, nín thở và từ từ thả cánh mũi ra. Bạn nên thực hiện động tác này từ 5-10 lần/ngày.
  • Đối với huyệt Quyền liêu: Massage nhẹ nhàng vùng dưới xương gò má trong 5 phút sẽ giúp bé bớt hẳn nghẹt mũi và dễ chịu hơn.
  • Đối với huyệt Ế phong: Massage mỗi bên dái tai từ 5 – 10 phút sẽ làm giảm viêm sưng, giúp mũi ngừng chảy dịch nhày nhanh hơn.
  • Đối với huyệt Toàn trúc: Massage huyệt nhẹ nhàng và lặp lại 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bấm huyệt nghinh hương cho trẻ bị hắt hơi sổ mũi
Vị trí huyệt nghinh hương.

2.3. Nằm cao đầu khi ngủ

Khi trẻ bị sổ mũi, tư thế khi ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hô hấp của các bé. Để giúp con tránh được cảm giác khó chịu này, nhất là vào ban đêm, bố mẹ nên chú ý điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp.

Nằm ngửa là lựa chọn tốt nhất khi bị sổ mũi, nghẹt mũi vì cách này giúp dịch nhầy dễ dàng chảy vào bên trong cổ họng, nhờ đó việc hô hấp dễ dàng hơn. Tuyệt đối không cho bé nằm sấp hoặc nằm nghiêng vì điều này có thể khiến 1 hoặc cả 2 bên mũi bị tắt hoàn toàn, rất nguy hiểm.

Khi cho con ngủ, bố mẹ hãy đặt gối cao hơn bình thường một chút để đầu và cổ tạo với nhau một góc khoảng 15 độ. Thay đổi nhỏ này sẽ giúp bé dễ chịu, thoải mái hơn, không bị thức giấc giữa đêm do khó thở.

2.4. Dùng máy làm ẩm không khí

Bằng cách dùng máy làm ẩm để cải thiện chất lượng không khí, bé sẽ tránh được tình trạng khô họng, đau họng dẫn đến nghẹt mũi, sổ mũi do phải tiếp xúc với không khí khô lạnh của mùa đông hoặc tác động từ điều hòa. Không chỉ thế, việc tiếp xúc thường xuyên với không khí ấm và ẩm sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng đáng kể.

Sử dụng máy làm ẩm không khí giúp điều trị khi bé bị sổ mũi
Sử dụng máy làm ẩm không khí sẽ hạn chế giúp bé giảm tình trạng đau, khô họng, nghẹt mũi.

2.5. Cho trẻ uống nhiều nước

Việc cho bé uống thật nhiều nước (gồm cả nước lọc, nước ép trái cây, sữa,..), thậm chí là thức ăn dạng lỏng sẽ giúp dịch ở mũi của bé lỏng hơn, hỗ trợ việc vệ sinh mũi trở nên nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bố mẹ nên cho con uống nước nhiều lần trong ngày, không nhất thiết phải đợi đến lúc trẻ khát, đòi uống mới đáp ứng vì khi đó, cơ thể bé đã ở tình trạng thiếu nước trầm trọng rồi.

Mỗi lần cho con uống nước, bố mẹ chỉ nên chuẩn bị lượng vừa phải, khoảng 1 chén nhỏ và để trẻ uống từ từ, từng ngụm, tránh uống quá nhanh, quá nhiều dẫn đến sặc nước.

Lưu ý:

  • Khi cho bé bị sổ mũi uống nước, cha mẹ nên sử dụng nước ấm (khoảng 35 độ C) sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn nước lọc thông thường.
  • Bên cạnh đó, tuyệt đối không cho trẻ uống nước lạnh vì việc này sẽ làm tình trạng ho, sốt, viêm mũi, nghẹt mũi trở nên nặng hơn.

2.6. Tắm nước ấm cho trẻ

Sổ mũi là tình trạng thường gặp khi bé gặp lạnh phổi, dẫn đến cảm sốt cùng các triệu chứng khó thở, nghẹt mũi,…Vào lúc này, việc tắm nước ấm có thể hỗ trợ điều trị rất tốt vì nó giúp giữ ấm toàn thân và phổi, nhanh chóng đánh tan cơn cảm lạnh.

Nước dùng để tắm cho trẻ em bị sổ mũi cần đủ ấm nhưng không được quá nóng, tránh là bỏng bé. Nhiệt độ thích hợp nhất là khoảng 37 độ C. Khi tắm, mẹ nên dùng chậu có lòng sâu để có thể ngâm được cả vùng lưng, ngực của con.

Một điều chú ý khi tắm cho trẻ bị sổ mũi là thời gian thực hiện không được quá lâu, chỉ khoảng 5-10 phút. Mẹ cũng có thể kết hợp nước ấm với gừng để tắm cho con nhằm tăng hiệu quả hỗ trợ, giúp bé nhanh khỏi hơn.

Nhiều cha mẹ lầm tưởng rằng khi bé bị ốm không nên tắm cho con, Thế nhưng thực tế, càng bị bệnh thì bé càng cần được vệ sinh sạch sẽ để hạn chế tình trạng nổi mẩn, ngứa, hăm da, thậm chí là viêm da khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

2.7. Áp dụng các phương pháp dân gian

Không chỉ các loại thuốc tây hoặc thiết bị hiện đại mới có thể điều trị sổ mũi cho bé, nước chanh ấm, tỏi hay gừng đều có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh rất tốt.

Chanh có chứa loại axit citric, được các chuyên gia đánh giá là loại thuốc trị hiệu quả khi bé bị sổ mũi. Không chỉ vậy, Vitamin C trong chanh cũng giúp kích thích hệ miễn dịch và loại bỏ bớt độc tố trong cơ thể.

Cách thực hiện: các mẹ cho bé uống 1 ly nước ấm pha cùng 30ml nước chanh và mật ong để tăng hiệu quả diệt khuẩn. Cho bé uống ngay khi nước còn ấm, tránh để dùng khi nước đã nguội, lạnh vì rất dễ khiến bé đau bụng, nhiễm hàn.

Sử dụng chanh điều trị khi bé bị sổ mũi
Cách các chữa dân gian bằng nước chanh ấm có tác dụng rất tốt trong việc giảm các triệu chứng sổ mũi ở trẻ nhỏ.

Tỏi cũng được coi là một nguyên liệu trị sổ mũi ở trẻ em rất an toàn và mang lại hiệu quả tốt. Cho bé uống thức uống được chế biến từ tỏi giúp mũi trẻ thông thoáng hơn, nhanh chóng làm sạch chất độc. Không những thế, tỏi còn giúp tăng sức đề kháng, nhờ vậy mà việc điều trị sổ mũi cho bé trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Cách thực hiện: đun sôi khoảng 2 lít nước và dập 3-5 tép tỏi cho vào nồi, có thể cho thêm một chút muối vào dung dịch để tăng hiệu quả diệt khuẩn. Sau đó, mẹ dùng khăn trùm đầu và tiến hành xông hơi cho bé.

Gừng cũng là nguyên liệu giúp hỗ trợ việc trị rất tốt mỗi khi bé bị sổ mũi. Nguyên liệu này đã được khoa học chứng minh tác dụng giảm ho, tiêu đờm và ức chế virus gây nhiễm trùng. Không chỉ thế, gừng có tính nóng, có khả năng làm ấm cơ thể rất tốt nên vô cùng thích hợp khi sử dụng để chữa trị sổ mũi ở trẻ nhỏ.

Các thực hiện: mẹ băm nhuyễn rồi cho gừng vào món súp gà rỗi cho trẻ ăn hoặc đem nấu trong nồi nước rồi thêm chút đường để cho trẻ uống và uống từ 2 – 3 lần/ngày.

Sử dụng gừng điều trị khi bé bị sổ mũi
Gừng có hiệu quả tốt đối khi sử dụng để điều trị sổ mũi ở trẻ nhỏ.

3. Những chú ý về thực phẩm khi bé bị sổ mũi

Việc điều trị sổ mũi ở trẻ không chỉ phụ thuộc vào thuốc mà thực phẩm hằng ngày cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Nếu chọn đúng đồ ăn, đồ uống hỗ trợ, quá trình trị bệnh của bé sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn nhiều. Ngược lại, nếu bố mẹ cho con ăn những loại thực phẩm tối kị, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều.

3.1. Đồ ăn và đồng uống tốt cho bé bị sổ mũi

Khi bị sổ mũi, những đồ uống có tính ấm có tác dụng rất rõ rệt, giúp cơ thể bé ấm hơn và giảm triệu chứng rõ rệt. Trà gừng, trà cam thảo hay sữa nóng,… là những đồ uống mà mẹ nên chuẩn bị cho bé để hỗ trợ tốt nhất cho việc chữa trị sổ mũi.

Bên cạnh đồ uống, các món ăn dinh dưỡng hợp lý cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều việc điều trị cho bé bị sổ mũi. Khi bữa ăn hằng ngày được bổ sung những món ngon miệng, bổ dưỡng, hệ miễn dịch của bé sẽ được tăng cường.

Nhờ vậy, quá trình loại bỏ virut có hại bên trong cơ thể sẽ được thúc đẩy nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều. Mẹ có thể chế biến cho bé yêu các món sau đây, đảm bảo vừa ngon, bổ dưỡng, vừa dễ ăn mà lại rất có hiệu quả trong việc trị bệnh: Nước củ cải luộc, canh củ cải nấu gừng, cháo gà (canh gà), cháo tía tô, trứng hấp, lá hẹ hấp, cam hấp muối, các món ăn có hành tây và tỏi, đu đủ chín,…

Các loại hoa quả tươi như: Lê, bưởi, táo, kiwi,…cũng mang lại hiệu quả tích cực trong việc làm giảm các triệu chứng sổ mũi ở trẻ em. Những trái cây này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị ho, đồng thời chứa hàm lượng vitamin C lớn, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.. Không chỉ vậy, các loại quả tươi này còn rất giàu khoáng chất, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch rất tốt.

Thực phẩm nên ăn khi bé bị sổ mũi
Chế độ ăn cũng góp một phần quan trọng trong quá trình điều trị khi bé bị sổ mũi.

3.2. Những thực phẩm nên kiêng khi bé bị sổ mũi

Để tránh việc khiến tình trạng trở nên nặng hơn, bé bị tăng bất thường lượng đờm và dịch mũi do chọn sai đồ “tẩm bổ”, cha mẹ nên chú ý tránh những món ăn sau đây: thức ăn quá ngọt hoặc quá mặn, đồ chiên nhiều dầu mỡ, các món hải sản. Những loại đồ ăn này sẽ gây nóng phổi, kích thích hệ hô hấp khiến tình trạng bệnh biến chuyển xấu, bệnh sẽ lâu khỏi hơn.

Thực phẩm nên tránh khi bé bị sổ mũi.
Tránh ăn hải sản khi bé bị sổ mũi, trình trạng sổ mũi ở trẻ sẽ nặng hơn.

4. Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Tuy bé bị sổ mũi là hiện tượng thường xuyên gặp phải nhưng những triệu chứng này cũng có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm nếu cha mẹ không xử lý kịp thời. Nếu không nhanh chóng xử lý, trẻ nhỏ có thể gặp phải những biến chứng như: sốt cao dẫn đến co giật, suy hô hấp, suy tuần hoàn,…Vì thế, trong trường hợp trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau đây, phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn và điều trị, tránh những hệ lụy về sau:

  • Sau 5-7 ngày điều trị sổ mũi tại nhà, trẻ vẫn không khỏe lên, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhi.
  • Trẻ bị sốt cao kèm ho, có hiện tượng nôn ói, run rẩy, thậm chí suy hô hấp dẫn đến kiệt sức.
  • Trong trường hợp bé có bệnh nền hen suyễn, tiểu đường hoặc các bệnh mãn tính khác, cha mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ nhi khoa để nhận sự tư vấn về thuốc và phương pháp điều trị thích hợp.

Sổ mũi ở trẻ em không quá nguy hiểm nhưng trẻ rất hay mắc phải, gây cho phụ huynh nhiều lo lắng. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng cha mẹ nắm được những thông tin cần thiết về triệu chứng bé bị sổ mũi và các phương pháp xử lý hữu hiệu để có giữ được trạng thái tốt nhất cho con trẻ. Nếu mẹ còn bất cứ băn khoăn nào chưa xử trí được khi bé bị sổ mũi, hãy liên hệ với chuyên gia của Fysoline để được giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất nhé.

Thông tin liên hệ:

Vui lòng để lại đánh giá cho bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 4438
TRẺ SỔ MŨI, NGHẸT MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ 5 CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
 814,253  Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh và hanh khô là thời điểm trẻ hay gặp phải những cơn...
thumbnail post 3772
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Top 8 việc cần làm ngay 
 603,824  Các triệu chứng sổ mũi khiến cho trẻ sơ sinh rất khó chịu, khiến các mẹ cũng mệt...
thumbnail post 3841
7 Nguyên nhân sổ mũi ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả
 464,881  Nghẹt mũi hay sổ mũi ở trẻ em là trường hợp khá phổ biến. Tuy nhiên, biết được...
thumbnail post 3824
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho: Nguyên nhân và cách xử lý
 580,547  Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho là vấn đề khiến không ít bố mẹ lo lắng, “đứng ngồi...
hotline image