39,774
Việc vệ sinh khoang miệng cho trẻ không hề đơn giản, đặc biệt là với các bé sơ sinh. Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý có nên hay không? Nếu có thì nên rơ lưỡi bằng loại nào? Các mẹ sẽ được giải đáp ngay sau đây!
10 thông tin cần biết khi dùng xịt nước muối biển Fysoline
1. Vì sao cần rơ lưỡi cho bé?
Không ít các mẹ thắc mắc rằng: liệu có cần thiết phải rơ lưỡi cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh?
Thực tế thì việc vệ sinh miệng không chỉ cần thiết với người lớn mà quan trọng không kém với các bé. Trẻ khi ăn sữa mẹ hoặc sữa ngoài thì trên bề mặt lưỡi sẽ có rất nhiều vi sinh vật. Chúng là tác nhân gây ra mùi hôi.
Khi không được vệ sinh sạch sẽ, các vi sinh vật trong miệng có thể gây tưa lưỡi. Tưa lưỡi làm bé khó chịu, biếng ăn hơn. Về lâu dài, nó có thể làm gia tăng các bệnh về lưỡi và nướu như nhiễm trùng, nấm,..
Vì vậy, việc rơ lưỡi cho trẻ là cực kỳ cần thiết giúp trẻ có khoang miệng sạch, ngăn ngừa hôi miệng, hạn chế vi khuẩn tích tụ và các bệnh lý về răng miệng.
2. Có nên rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý?
Cách hiệu quả, an toàn mà mẹ có thể áp dụng để làm sạch lưỡi cho trẻ là rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý.
Rơ lưỡi bằng cách này đơn giản, dễ thực hiện và không cần chuẩn bị nhiều. Nước muối sinh lý chuẩn cũng an toàn với trẻ nhỏ, không gây kích ứng hoặc tác dụng phụ. Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn nhẹ nhàng, ngăn ngừa viêm. Các phương pháp rơ lưỡi khác có thể gây phản ứng với trẻ.
Mẹ cần lựa chọn đúng loại nước muối sinh lý cho bé vì không phải tất cả các loại sản phẩm trên thị trường đều an toàn với trẻ nhỏ.
Cảnh báo không sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh!
3. Nên rơ lưỡi cho bé bằng loại nước muối sinh lý nào?
Như đã nói ở trên, việc lựa chọn loại nước muối sinh lý phù hợp là quan trọng nhất. Fysoline Hồng – Nước muối sinh lý đẳng trương là sản phẩm được chuyên gia khuyên dùng. Đây là sản phẩm của tập đoàn dược phẩm Gifrer nổi tiếng thế giới tại Pháp.
Fysoline Hồng – Nước muối sinh lý đẳng trương có thành phần 100% nước muối tinh khiết, không có chất bảo quản. Fysoline Hồng đạt tiêu chuẩn vô trùng loại A, CE nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cho bé.
Với thành phần TINH KHIẾT, AN TOÀN, Fysoline Hồng có thể sử dụng được cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi. Sản phẩm không gây kích ứng hoặc dị ứng.
Thiết kế sản phẩm tinh tế dạng ống đơn theo liều, sử dụng tiện lợi. Đầu ống bo tròn, nhẵn để tránh gây tổn thương cho trẻ. Sản phẩm được chăm chút từng chi tiết nhỏ để đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ.
4. Một ngày nên rơ lưỡi cho bé mấy lần?
Tùy vào tình trạng và độ tuổi mà mẹ sẽ biết cần vệ sinh lưỡi cho bé với tần suất như thế nào. Việc rơ lưỡi cho trẻ cũng dựa vào loại sữa mà trẻ được cho ăn. Bởi lẽ, mỗi loại sữa sẽ tạo ra độ lắng cặn khác nhau trên bề mặt lưỡi của trẻ. Theo đó:
- Trẻ bú sữa mẹ: Trẻ ăn 100% sữa mẹ có lượng sữa lắng cặn trên lưỡi ít hơn các loại khác, đặc biệt là khi bé bú trực tiếp. Mẹ có thể rơ lưỡi cho bé khoảng 2-3 ngày một lần.
- Trẻ bú sữa mẹ kết hợp sữa ngoài: Sữa ngoài tạo ra cặn đáng kể trên lưỡi của bé. Nếu bé vừa bú sữa mẹ vừa ăn thêm sữa công thức hay sữa pha, mẹ nên cho bé rơ lưỡi hàng ngày.
- Trẻ bú sữa ngoài hoàn toàn: Với các bé chỉ ăn sữa ngoài, mẹ cần vệ sinh lưỡi bé thường xuyên để tránh tưa lưỡi, nấm miệng,… Mẹ nên rơ lưỡi cho bé khoảng 2 lần mỗi ngày.
Việc rơ lưỡi cho trẻ cần được mẹ duy trì đúng tần suất cho đến khi có thể hướng dẫn cho trẻ tự rơ lưỡi.
Kinh nghiệm dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ sơ sinh
5. Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý
Với các bé sơ sinh, khi rơ lưỡi, mẹ cần đặc biệt lưu ý thực hiện đúng cách được chuyên gia hướng dẫn như sau:
- Bước 1: Rửa sạch tay với nước rửa chuyên dụng để tránh vi khuẩn từ tay mẹ truyền sang miệng bé.
- Bước 2: Mẹ dùng gạc sạch cuốn vào đầu ngón trỏ, nhỏ nước muối sinh lý vào xung quanh miếng gạc.
- Bước 3: Mẹ bế trẻ để đầu trẻ nâng ngang ngực mẹ. Đặt tay nhẹ nhàng lên môi để bé mở miệng. Khi miệng bé đã mở, mẹ đưa ngón tay đeo gạc vào và lau nhẹ nhàng.
- Bước 4: Rơ lưỡi cho bé theo thứ tự từ 2 bên má, vòm miệng, nướu. Để loại bỏ tối đa cặn sữa, mẹ đặt ngón tay vào trong phía gốc lưỡi và kéo hướng ra ngoài.
Việc rơ lưỡi thực hiện khi bé đang đói, lý tưởng nhất là 10 phút trước khi mẹ cho bé bú sữa.
6. Lưu ý khi rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý
Để rơ lưỡi cho bé an toàn và hiệu quả, mẹ cần lưu ý:
- Rơ lưỡi nhẹ nhàng, tránh tạo lực mạnh hoặc chà xát trong khoang miệng bé vì có thể gây trầy xước.
- Sử dụng nước muối sinh lý 100% tinh khiết như Fysoline Hồng, an toàn cho cả trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.
- Tránh đưa ngón tay vào sâu trong cuống lưỡi vì sẽ khiến trẻ bị nôn trớ.
- Tránh rơ lưỡi cho bé ngay sau khi vừa thức dậy vì khi bụng bé trống rỗng, bé dễ bị nôn khan.
- Sử dụng gạc tiệt trùng, mềm, tránh dùng gạc xơ cứng.
- Mẹ rửa tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho bé.
- Khuyến cáo tránh dùng mật ong để rơ lưỡi cho bé vì mật ong dễ gây dị ứng, có hại cho hệ thần kinh non nớt của trẻ.
7. 2 phương pháp dân gian để rơ lưỡi cho bé
Ngoài cách rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý, các mẹ có thể áp dụng các phương pháp dân gian được sử dụng nhiều như:
7.1. Rơ lưỡi bằng lá hẹ
Theo Đông y, lá hẹ có tính ấm, vị chua và có tác dụng giúp tiêu đờm, làm ấm, giải độc. Trong lá hẹ có chứa các hợp chất kháng khuẩn hiệu quả như sunfua, allicin, odorin,…
Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé như sau:
- Lấy khoảng 10 lá hẹ tươi, không giập nát đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng.
- Để lá hẹ ráo nước đem giã nát, chắt lấy nước.
- Mẹ rửa sạch tay, dùng gạc sạch cuốn vào đầu ngón tay.
- Chấm lấy nước lá hẹ và bôi nhẹ nhàng vào nướu và lưỡi cho bé.
- Thực hiện vài lần trong ngày.
7.2. Rơ lưỡi bằng rau ngót
Rau ngót có tính ôn, vị ngọt với tác dụng lợi tiểu và làm mát, thanh lọc cơ thể. Rau ngót chứa nhiều vitamin và các hợp chất có tác dụng làm sạch, tiêu viêm và hỗ trợ tái tạo tế bào bị tổn thương.
Cách dùng rau ngót chữa rơ lưỡi cho bé như sau:
- Lấy 1 nắm rau ngót sạch. Nếu nhà không trồng, mẹ nên đi xin hoặc mua tại các địa chỉ uy tín, tránh dùng rau ngót có dư lượng chất hóa học.
- Rau ngót đem rửa sạch, thêm vài hạt muối tinh và giã chắt lấy nước cốt.
- Mẹ rửa tay, dùng gạc sạch buộc vào đầu ngón tay, thấm nước cốt rau ngót và bôi nhẹ nhàng vùng lưỡi cho bé.
- Thực hiện sau khi bé bú, khoảng 3-4 lần trong ngày.
Xem thêm: 6 cách rơ lưỡi cho bé tại nhà AN TOÀN
Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý là cách hiệu quả để giúp bé ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trong khoang miệng. Mẹ cần lựa chọn các loại nước muối sinh lý an toàn để rơ lưỡi mà không gây ra tác dụng phụ nào cho bé.
Trả lời