20+ Cách trị viêm mũi dị ứng giúp mau chóng khỏe bệnh

Fysoline
12/11/2020
18/10/2021

 1,838 

 1,839 

Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong những căn bệnh về đường hô hấp phổ biến ở Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 20+ cách trị viêm mũi dị ứng giúp bạn mau chóng khỏe bệnh.

1. Thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng

Để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả, trước hết bạn cần hiểu biết về căn bệnh này và dưới đây là những thông tin hữu ích:

1.1. Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?

Bệnh viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân lạ tiếp xúc và xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp.

Hệ miễn dịch tự nhiên bảo vệ cơ thể con người mà trong đó, tác dụng chính là chống lại các chất lạ xâm nhập vào cơ thể. Quá trình phản xạ này phóng thích ra các chất gây viêm (như histamin) để chống lại các tác nhân gây kích ứng. Từ đó tạo ra các triệu chứng bất thường cũng chính là biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng, trong đó có thể kể đến như:

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng
Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng.
  • Phấn hoa, hóa chất, bụi vải, sợi, lông động vật (chó, mèo…), nước hoa, khói thuốc lá, ký sinh trùng (nấm mốc, bọ chét, mạt…)
  • Cơ địa dị ứng với các loại hải sản như: tôm, cua, cá, ghẹ…
  • Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Thành phần hóa học bên trong một số loại thuốc, dược phẩm như thuốc gây tê, gây mê, kháng sinh, aspirin…
  • Viêm nhiễm bởi vi khuẩn (S. pneumoniae, H. influenzae, cầu khuẩn): Độc tố của vi khuẩn, nấm do các nhiễm trùng mãn tính ở xoang mũi, amidan, răng miệng…
  • Cấu trúc mũi hẹp, vách ngăn bị vẹo, gai và hệ thống mào vách ngắn… cũng là nguyên do dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng.
  • Người có tiền sử bệnh lý liên quan đến dị ứng như: Viêm da dị ứng, hen suyễn, tổ đỉa, mề đay, … hoặc di truyền từ bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ.

1.3. Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Các biểu hiện thường gặp của người bệnh bị viêm mũi dị ứng đó là:

  • Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi liên tục.
  • Ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt.
  • Đỏ mắt, cổ họng, da hoặc các vùng khác trên cơ thể.
  • Ho, ngứa họng, có cảm giác nóng rát ở vòng hầu họng, lâu ngày dẫn tới viêm phế quản, viêm họng,…
  • Loạn khứu giác, ngủ ngáy, mất khả năng phân biệt mùi hương…
  • Xuất hiện quầng thâm dưới bọng mắt.
  • Xuất hiện những đốm dạng chàm như vùng da bị khô, ngứa và thường có mụn nước, phát ban…
  • Thường xuyên bị đau đầu, ù tai, chóng mặt.
  • Cơ thể mệt mỏi, tinh thần lo lắng, bất an, biểu hiện suy giảm trí nhớ…

1.4. Phân biệt các bệnh viêm mũi

Người bệnh dễ nhầm lẫn bệnh viêm mũi dị ứng với viêm mũi thông thường và viêm mũi xoang vì biểu hiện của các bệnh này khá giống nhau . Để phân biệt 3 bệnh này, người bệnh có thể dựa trên một số đặc điểm sau:

  • Viêm mũi dị ứng: Là tình trạng mũi phản ứng lại với những vật thể lạ, nhỏ (dị nguyên) có trong không khí như phấn hoa, lông chó mèo, khói bụi… Một số phản ứng phổ biến như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi liên tục…
  • Viêm mũi thông thường: Đây là một tình trạng bệnh nhiễm siêu vi đường hô hấp trên. Các triệu chứng bệnh gần giống với cảm cúm, cảm lạnh. Cảm cúm do một loại siêu vi khác gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn.
  • Viêm mũi xoang: Vị trí của các xoang mũi bao quanh hốc mũi và nằm dưới mắt và có thông với hốc mũi. Vì vậy, người bị viêm mũi xoang thì dịch nhầy sẽ chảy ra theo đường mũi dẫn tới tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi, nước mũi có mùi tanh, hôi…

Để phân biệt được chính xác các bệnh viêm mũi kể trên, hãy tới các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng chẩn đoán bệnh và đưa ra cách điều trị phù hợp.

2. 20+ cách trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

Bị viêm mũi dị ứng phải làm sao? Dưới đây là hơn 20 phương pháp chữa viêm mũi dị ứng quanh năm hiệu quả cho người bệnh:

2.1. Cách bấm huyệt trị viêm mũi dị ứng đơn giản

Dưới đây là 9 huyệt đạo trên cơ thể giúp bạn trị viêm mũi dị ứng hiệu quả bằng phương pháp bấm huyệt:

Bấm huyệt quyền liêu

  • Tác dụng: Huyệt quyền liêu có tác dụng trị nghẹt mũi, giúp khai thông đường thở. Bởi vậy, bấm huyệt này thường xuyên sẽ hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng rất tốt.
  • Vị trí huyệt quyền liêu: Huyệt quyền liêu nằm phía dưới xương gò má, tại giao điểm của bờ ngoài của mắt kéo thẳng xuống và đường chân cánh mũi kéo dài ra.
  • Cách bấm huyệt quyền liêu:
    • Dùng ngón tay massage nhẹ nhàng huyệt quyền liêu 2 bên mũi trong 5 phút. Sau đó, dùng ngón cái ấn và giữ huyệt khoảng 1 phút.
    • Thực hiện đều đặn mỗi ngày từ 3-5 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Bấm huyệt tỵ thông

  • Tác dụng: Chữa trị các bệnh liên quan đến mũi, trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng.
  • Vị trí huyệt tỵ thông: Nằm ở đầu chót trên của rãnh nhân trung.
  • Cách bấm huyệt tỵ thông:
    • Trước tiên, gấp ngón tay cái lại. Sau đó, dùng mặt lưng của khớp nằm giữa đốt ngón tay thứ nhất và thứ 2 day và ấn huyệt này.
    • Thực hiện day ấn trong khoảng 2 phút cho đến khi huyệt nóng thì dừng lại. Thực hiện bấm huyệt tỵ thông thường xuyên giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm mũi dị ứng.

Bấm huyệt ế phong

Bấm huyệt đạo ế phong trị viêm mũi dị ứng.
Bấm huyệt đạo ế phong trị viêm mũi dị ứng.
  • Tác dụng: Đẩy lùi các triệu chứng ù tai, điếc tai, viêm tai và giúp mắt sáng hơn. Cách làm này còn giúp cơ thể chữa các chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, cảm cúm…
  • Vị trí huyệt ế phong: Nằm ở phía sau góc dái tai, chỗ hõm giữa gai xương chũm và góc hàm dưới.
  • Cách bấm huyệt ế phong:
    • Dùng hai ngón tay cái ấn nhẹ vào huyệt ế phong. Tăng dần lực tay cho đến khi thấy đau thì dừng lại. Duy trì trong 10 phút
    • Thực hiện đều đặn ngày 2-3 lần.

Bấm huyệt thiếu thương

  • Tác dụng: Giúp cơ thể thông kinh khí, thanh phế nghịch và thông vùng lợi học nên người bị viêm mũi dị ứng có thể bấm huyệt này để giảm triệu chứng bệnh.
  • Vị trí huyệt thiếu thương: Huyệt này nằm ở ngay bờ ngoài của móng tay cái, phía dưới góc móng tay.
  • Cách bấm huyệt thiếu thương:
    • Dùng tay còn lại day ấn huyệt đạo trong khoảng 1 phút. Thực hiện tương tự với bên còn lại.
    • Duy trì liên tục trong khoảng thời gian dài sẽ đem đến hiệu quả rõ rệt.

Bấm huyệt ấn đường

Bấm huyệt ấn đường trị viêm mũi dị ứng
Vị trí của huyệt ấn đường.
  • Tác dụng: bấm huyệt ấn đường hay còn gọi là huyệt thượng đan giúp cơ thể an thần, đầu óc tỉnh táo, dưỡng tâm, thông mũi, sáng mắt… Đặc biệt, huyệt ấn đường có khả năng trị ngạt mũi hiệu quả bằng cách giải phóng dịch nhầy trong mũi, thông mũi, giải trừ phong nhiệt.
  • Vị trí huyệt đạo ấn đường: Điểm giao nhau của đường sống mũi và điểm giữa hai đầu lông mày là vị trí huyệt ấn đường.
  • Cách bấm huyệt ấn đường:
    • Day ấn huyệt này từ nhẹ đến mạnh dần trong khoảng 3 phút.
    • Trong quá trình xoa bóp có thể dùng thêm dầu gió để tăng cảm giác dễ chịu.
    • Thực hiện động tác này khoảng 40 lần/ngày cho đến khi khỏi bệnh.
    • Nếu thấy trán nóng, mũi thông thoáng là thực hiện đúng cách.

Bấm huyệt hợp cốc

  • Tác dụng: giúp cơ thể thông kinh lạc, giải biểu, tán tà. Đồng thời tăng vệ khí và chức năng của hệ miễn dịch.
  • Vị trí huyệt hợp cốc: Để xác định vị trí huyệt hợp cốc, bạn khép ngón trỏ và ngón cái lại sát nhau, huyệt sẽ nằm ở điểm cao nhất của cơ ngón cái và ngón trỏ. Hoặc dùng ngón cái day ấn từ phía ngoài, dọc theo xương bàn tay đến cổ tay. Vị trí đau nhất khi day ấn chính là huyệt đạo hợp cốc.
  • Cách bấm huyệt hợp cốc:
    • Dùng ngón cái tay còn lại để day ấn lên huyệt.
    • Lần lượt thực hiện cả hai bên huyệt đến khi có cảm giác tê tức thì dừng lại.

Bấm huyệt phong trì

Bấm huyệt phong trì điều trị bệnh viêm mũi dị ứng
Bấm huyệt phong trì là cách trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả.
  • Tác dụng: trị viêm mũi dị ứng, cải thiện tuần hoàn máu và chữa rối loạn tiền đình. Cách xác định vị trí huyệt phong trì như sau:
  • Vị trí huyệt phong trì: huyệt phong trì nằm ở phần phía dưới hộp sọ, ngay chỗ lõm hai bên khối cơ gáy.
  • Cách bấm huyệt phong trì:
    • Dùng hai ngón cái để day và ấn hai huyệt phong trì hai bên.
    • Thực hiện trong khoảng 1 phút rồi tạm nghỉ.

Bấm huyệt nghinh hương

  • Tác dụng: Bấm huyệt nghinh hương khiến cơ thể tán phong nhiệt, thông tỷ khiếu, giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi,… Từ đó, hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả.
  • Vị trí huyệt nghinh hương: nằm ở hai bên cánh mũi, cách cánh mũi khoảng 0.8cm, trên rãnh mũi má.
  • Cách bấm huyệt nghinh hương:
    • Dùng hai ngón tay day ấn vào hai bên huyệt. Trong quá trình day, người bệnh vừa hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.
    • Thực hiện bấm huyệt này 2 phút mỗi ngày là cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Bấm huyệt dũng tuyền

Bấm huyệt dũng tuyền điều trị viêm mũi dị ứng
Huyệt dũng tuyền nằm dưới lòng bàn chân.
  • Tác dụng: giúp lưu thông máu trong cơ thể. Thực hiện bấm huyệt dũng tuyền trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm đau đầu, triệu chứng viêm mũi dị ứng thuyên giảm đáng kể.
  • Vị trí huyệt dũng tuyền: co hết ngón chân lại. Chỗ hõm xuất hiện ở 1/3 trước gan bàn chân chính là vị trí huyệt đạo dũng tuyền.
  • Cách bấm huyệt dũng tuyền:
    • Đắp tỏi đã bóc vỏ và giã nhuyễn vào huyệt dũng tuyền.
    • Nên thực hiện mỗi tối trước khi ngủ.

2.2. Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng theo dân gian

Từ xa xưa, các bài thuốc dân gian đã được cha ông áp dụng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng – một trong các căn bệnh phổ biến nhất của người Việt. Bài thuốc dân gian đơn giản mà đem lại hiệu quả rất tốt nên được lưu truyền tới tận bây giờ.

2.2.1. Cách chữa trị viêm mũi dị ứng bằng mật ong

Các thành phần trong mật ong có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn khi bị viêm mũi dị ứng. Hỗ trợ nâng cao đề kháng và cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Bởi vậy, đây là bài thuốc dân gian được rất nhiều người tin dùng để trị bệnh viêm mũi dị ứng.

Chuẩn bị:

  • 3 thìa mật ong
  • 2 nhánh tỏi tươi

Thực hiện:

  • Bóc vỏ và đập dập 2 nhánh tỏi. Chắt lấy nước cốt.
  • Trộn đều nước ép tỏi với 3 thìa mật ong.
  • Sử dụng bông ngoáy tai y tế thấm dung dịch rồi cho vào mũi. Giữ mỗi bên từ 2 – 5 phút để dung dịch thấm vào lớp niêm mạc mũi.
  • Để quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả tốt, bạn nên thực hiện phương pháp này 3 lần/ngày.

2.2.2. Chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Trong tỏi có chứa allicin có tác dụng tiêu diệt virut, vi khuẩn gây bệnh viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó, chất glycogen trong tỏi còn giúp kháng viêm, giảm phù nề sưng huyết. Sử dụng tỏi là cách trị bệnh viêm mũi dị ứng được dân gian áp dụng từ xa xưa cho tới tận ngày nay vì tỏi có công dụng rất tốt trong việc chữa bệnh.

Chuẩn bị:

  • 2 củ tỏi đã bóc vỏ, giã nhuyễn
  • 2 thìa mật ong
  • Bông gòn y tế

Thực hiện:

  • Ép tỏi đã được bóc vỏ, giã nhuyễn để lấy nước cốt. Trộn với mật ong.
  • Dùng bông gòn y tế thấm dung dịch trên, sau đó nhét vào 2 lỗ mũi. Giữ khoảng 15 phút.
  • Vệ sinh lại mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý đẳng trương.
  • Thực hiện 3 lần trong ngày.

2.2.3. Cách trị viêm mũi dị ứng bằng gừng

Gừng là nguyên liệu dễ kiếm, lại có có công dụng giảm đau, chống viêm nhiễm, tăng cường lưu thông máu. Sử dụng gừng là cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng được nhiều người tin dùng.

Chuẩn bị:

  • 1 muỗng canh gừng băm
  • 1 miếng quế nhỏ
  • 2 thìa mật ong
  • 1 thìa nước cốt chanh
  • Nước sôi

Thực hiện:

  • Cho quế và gừng vào ấm rồi đổ nước sôi. Đậy nắp chờ khoảng 20′, sau đó lọc bỏ bã.
  • Thêm 1 thìa nước cốt chanh, 2 thìa mật ong sau đó khuấy đều và nên uống khi nước còn ấm.

2.2.4. Chữa viêm mũi dị ứng bằng gấc

Sử dụng hạt gấc là cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả mà ít người biết. Hạt gấc có tác dụng giảm nghẹt mũi, đau nhức. Các thành phần trong hạt gấc như vitamin A, E,… giúp giữ ẩm, làm dịu kích ứng trong mũi.

Chuẩn bị:

  • 20-25 hạt gấc
  • Rượu trắng 40 độ

Thực hiện:

  • Nướng hạt gấc trên bếp than cho đến khi vỏ gấc hơi cháy
  • Tiếp, giã nát rồi bỏ vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng ngập toàn bộ hạt gấc
  • Sau 2 – 5 ngày, thấm tăm bông vào dung dịch rồi bôi lên sống mũi.
  • Sau khoảng vài phút, dịch mũi loãng ra, hãy xì nhẹ để loại bỏ các tạp chất.

2.2.5. Cách chữa viêm mũi dị ứng dân gian bằng củ nghệ

Củ nghệ chứa nhiều chất chống oxy hóa curcumin có thể kháng viêm, là cách chữa viêm mũi dị ứng dân gian rất tốt. Ngoài ra, cách làm cũng vô cùng đơn giản, dễ thực hiện.

Nghệ tươi chữa viêm mũi dị ứng
Nghệ tươi có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Chuẩn bị: 1 củ nghệ tươi

Thực hiện:

  • Nghệ đen rửa sạch, giã nát để vắt nước cốt
  • Sử dụng tăm bông thấm nước cốt nghệ đưa vào mũi. Tần suất 2-3 lần/ngày
  • Cuối cùng vệ sinh lại mũi bằng nước sạch.

2.2.6. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu

Ngâm chân bằng nước lá ngải cứu được xem là một trong những cách chữa trị viêm mũi dị ứng dân gian thông dụng nhất hiện nay. Lá ngải cứu giúp diệt khuẩn, kháng viêm, giảm đau hiệu quả.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm ngải cứu
  • 2 lít nước

Thực hiện:

  • Đầu tiên nấu lá ngải cứu với nước, xong đổ ra chậu.
  • Dùng nước ngải cứu để ngâm hai chân.
  • Thực hiện đều mỗi tối giúp thuyên giảm tình trạng nghẹt mũi.
  • Chú ý để nước nguội bớt rồi mới ngâm chân để tránh bị bỏng.

2.2.7. Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng lá lốt

Lá lốt chứa nhiều kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ chữa viêm mũi dị ứng.

Xông mũi với lá lốt chữa bệnh viêm mũi dị ứng
Xông mũi với nước lá lốt 10 phút/ ngày để trị bệnh viêm mũi dị ứng.

Chuẩn bị: Lá lốt

Thực hiện:

  • Cách 1: Giã nát lá lốt rồi nhét vào 2 bên mũi khoảng 5 phút. Sau đó xì nhẹ và rửa mũi lại bằng nước sạch.
  • Cách 2: Xay lá lốt, chắt nước cốt để nhỏ mũi. Thực hiện 2 lần/ngày.
  • Cách 3: Nấu lá lốt với 1 – 2 lít nước, xông khoảng 10 phút mỗi ngày.
  • Cách 4: Ăn các món ăn được chế biến từ lá lốt như chả lá lốt, ốc chuối đậu,… cũng là một cách trị bệnh viêm mũi dị ứng.

2.2.8. Trị viêm mũi dị ứng bằng lá hoa xuyến chi

Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng cây xuyến chi đã được nhiều người công nhận tính hiệu quả. Bởi trong lá chứa hoạt chất methanol hay acetone, cùng các khoáng chất như magie, sắt, mangan có công dụng tiêu độc, giảm viêm, sát trùng.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá hoa xuyến chi
  • Bông gòn y tế

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá hoa xuyến chi, ngâm với nước muối để loại bỏ hết chất bẩn.
  • Sau 15 phút thì vớt dược liệu, để ráo rồi giã nát, lọc nước cốt.
  • Dùng bông gòn thấm vào nước cốt rồi nhét vào 2 lỗ mũi ít nhất 10 phút.

2.2.9. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng lá bạc hà

Lá bạc hà có chứa menthol và methyl acetate giúp thần kinh thư giãn, kháng khuẩn và có thể thông mũi xoang. Xông mũi bằng lá bạc hà là bài thuốc dân gian trị viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá bạc hà tươi
  • 1/2 lít nước

Thực hiện:

  • Nấu lá bạc hà với nước sôi khoảng 5 phút thì đổ ra bát.
  • Tiến hành xông mũi đều đặn 1-2 lần/ ngày để thấy hiệu quả nhanh chóng.

2.2.10. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng húng chanh

Lá húng chanh có tác dụng chống viêm mạnh. Bởi vậy sử dụng lá húng chanh là cách điều trị viêm mũi dị ứng được nhiều người sử dụng vì đem lại hiệu quả tích cực.

Uống trà húng chanh chữa bệnh viêm mũi dị ứng
Duy trì thói quen uống trà húng chanh 2-3 lần/ngày sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

Chuẩn bị: 1 nắm lá húng chanh tươi

Thực hiện:

  • Rửa sạch và vò nhẹ lá húng chanh rồi hãm với nước sôi trong 10 – 15 phút
  • Mỗi ngày uống trà lá húng chanh 2 – 3 lần
  • Có thể pha thêm 1 thìa mật ong vào trà lá húng chanh để tăng hương vị và công dụng chữa bệnh.

2.2.11. Chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng cây giao

Tác dụng chính của cây dao là giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn, khử phong và sát trùng. Loại cây này thường được dùng để điều trị các bệnh liên quan đến hệ hô hấp, ví dụ như bệnh viêm mũi dị ứng

Chuẩn bị:

  • 20 đốt giao
  • 300ml nước
  • 1 tờ lịch to

Thực hiện:

  • Rửa sạch cây giao, cắt khúc ngắn.
  • Đun sôi 300ml nước. Cho cây giao vào đun tiếp 5 phút nữa.
  • Cuốn tờ lịch thành hình điếu thuốc. Đầu nhỏ nhét vào vòi ấm rồi đưa mũi vào đầu to để hít hơi nước.
  • Bạn xông mũi khoảng 20 phút, mỗi ngày 2 lần để chữa viêm mũi dị ứng.

Chú ý: cực kỳ cẩn thận trong quá trình sử dụng cây dao. Tuyệt đối không được để mủ cây giao bắn vào mắt bởi nó có thể làm mù mắt.

2.2.12. Cách chữa trị viêm mũi dị ứng bằng cây ngũ sắc

Đây là cách trị viêm mũi dị ứng đơn giản mà hiệu quả. Bài thuốc dân gian từ cây ngũ sắc có tác dụng sát trùng, tiêu thũng, cung cấp hoạt chất kháng viêm, giảm phù nề tiết dịch. Từ đó đem lại hiệu quả rõ rệt trong chữa bệnh viêm mũi dị ứng.

Bài thuốc cây ngũ sắc chữa bệnh viêm mũi dị ứng
Cây ngũ sắc là bài thuốc dân gian chữa viêm mũi dị ứng được nhiều người sử dụng.

Chuẩn bị:

  • 100g hoa ngũ sắc
  • Nước muối
  • Cối (hoặc máy xay), vải sạch, bông gòn y tế

Thực hiện:

  • Rửa sạch hoa ngũ sắc với nước muối rồi giã nát.
  • Sau đó dùng vải sạch để vắt lấy nước cốt.
  • Sử dụng bông y tế thấm nước rồi nhét vào 2 bên mũi trong khoảng 10 phút.
  • Xì nhẹ mũi để đẩy dịch nhầy, vi khuẩn,… ra ngoài.

2.2.13. Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây kinh giới

Kinh giới là cây thuốc nam có khả năng ức chế nhanh chóng phản ứng dị ứng. Uống nước kinh giới rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, phong hàn,…

Chuẩn bị: 1-2 cây kinh giới tươi

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá kinh giới, cho vào ấm đun sôi khoảng 10′.
  • Uống đều đặn mỗi ngày.

2.2.14. Trị viêm mũi dị ứng hiệu quả bằng cây lược vàng

Đây là cách trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng dược liệu thiên nhiên nên có độ an toàn cao. Bài thuốc này có khả năng tác động từ sâu bên trong cơ thể, giúp ức chế các tác nhân gây hại. Đồng thời ngăn ngừa không cho bệnh phát triển, làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

Chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc từ cây lược vàng
Chữa viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc từ cây lược vàng.

Chuẩn bị:

  • 10 gram lá cây lược vàng
  • Muối hạt

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá cây lược vàng rồi ngâm với nước muối pha loãng từ 10-15 phút để làm sạch bụi bẩn, tạp chất trên lá.
  • Vớt lá cây lược vàng ra ngoài và rửa lại lần nữa với nước sạch, để ráo nước.
  • Cho dược liệu vào miệng, nhai kỹ và nuốt từ từ cả tinh dầu và bã dược liệu.
  • Thực hiện đủ 3 lần/ngày.

2.2.15. Chữa viêm mũi bằng cây tầm ma

Cây tầm ma kháng histamin – nguyên nhân chính gây bệnh viêm mũi dị ứng. Cây tầm ma chống viêm hiệu quả nên được sử dụng để trị viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Chuẩn bị:

  • 1 muỗng lá tầm ma khô
  • 2 thìa mật ong
  • 200ml nước

Thực hiện:

  • Cho lá tầm ma vào 1 ấm nước to.
  • Đun sôi 200ml nước rồi đổ vào ấm, đậy nắp ngâm 15 phút.
  • Sau đó lọc bỏ bã lá, thêm mật ong vào khuấy đều.
  • Ngày uống đều đặn 2-3 lần.

Chú ý: nên uống khi nước còn ấm.

2.2.16. Điều trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng cây cà gai

Cây cà gai thường được dùng để chữa viêm mũi dị ứng. Trong y học cổ truyền, cây cà gai là vị thuốc có tính ẩm, vị cay, có tác dụng giảm đau, chống viêm.

Chuẩn bị: Lá cà gai

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá cà gai, phơi khô rồi đem đốt cháy
  • Hít khói lá cà gai bằng mũi rồi thở từ từ ra bằng miệng
  • Tần suất 2 lần/ ngày. Mỗi lần hít khói kéo dài 5 phút.

2.2.17. Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng bèo cái tươi

Lá bèo cái tươi là thảo dược có tính lạnh, vị cay, giúp chống dị ứng hiệu quả. Ngoài ra còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tốt nhờ các hoạt chất trong lá như xenlulozo, phốt pho, protein thô,…

Chuẩn bị:

  • 1 – 2 lá bèo cái tươi
  • 1 thìa nước cốt gừng
  • 1 thìa mật ong

Thực hiện:

  • Lá bèo rửa sạch, vò nát rồi cho vào cốc hoặc bát tô.
  • Đổ ấm vào rồi khuấy đều, lọc lấy nước và uống trong ngày.
  • Sau khi lọc nước thuốc, bạn có thể cho thêm 1 thìa nước cốt gừng, 1 thìa mật ong và khuấy đều.
  • Dùng 2 ly mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối để sớm thấy được hiệu quả.

2.3. Cách trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc tây

Bên cạnh các cách trị viêm mũi dị ứng dân gian, chữa bệnh bằng thuốc Tây là phương pháp được rất nhiều người sử dụng.

Sử dụng thuốc tâu điều trị bệnh viêm mũi dị ứng
Sử dụng thuốc Tây để trị bệnh viêm mũi dị ứng.

2.3.1. Thuốc kháng histamin

Nhóm thuốc kháng histamin là thuốc đối kháng thụ thể của histamin, có thể làm giảm hay làm mất tác dụng sinh học của histamin – các triệu chứng do dị ứng gây ra. Thuốc kháng H1 được sử dụng để trị viêm mũi dị ứng hiệu quả. Hiện nay, loại thuốc này đã được cải tiến qua hai thế hệ:

Nhóm thuốc kháng histamin thế hệ cũ

Đối tượng sử dụng: Không sử dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ; phụ nữ có thai, đang cho con bú. Đối với người bị hen cấp, bị viêm loét dạ dày, người có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt cũng không sử dụng được. Ngoài ra, chống chỉ định dùng cho người đang vận hành máy móc, lái xe.

Liều dùng: Tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý:

  • Nếu dùng quá liều khoảng 25-50mg/kg thể trọng có thể dẫn đến tử vong.
  • Thuốc dễ gây buồn ngủ, choáng váng đầu óc.
  • Thuốc có tác dụng kháng cholinergic nên người sử dụng có thể bị khô miệng, mờ mắt, bí tiểu.

Nhóm thuốc kháng histamin thế hệ mới

Đối tượng sử dụng: hông dùng cho người bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc; trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Chống chỉ định đối với người bị suy gan, suy thận.

Liều dùng: tùy loại thuốc trong nhóm kháng histamin sẽ có liều dùng khác nhau. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Lưu ý:

  • Người bệnh có thể gặp tình trạng mệt mỏi, choáng váng, nhức đầu,…
  • Các tác dụng phụ khác như suy gan, thiếu máu, giảm tiểu cầu, hạ huyết áp,…

2.3.2. Thuốc co mạch

Cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc Tây y
Cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc Tây y để trị viêm mũi dị ứng.

Đây là thuốc Tây y được sử dụng phổ biến để trị viêm mũi dị ứng. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm hiện tượng sung huyết mũi và cải thiện các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ứ dịch tiết hô hấp ở khoang mũi,…

Đối tượng sử dụng: Tuyệt đối không sử dụng cho trẻ nhỏ. Không sử dụng cho người bị tiểu đường, cường tuyến giáp, đau thắt ngực do bệnh mạch vành, người bị cao huyết áp

Liều dùng: Tùy vào mức độ sung huyết, bác sĩ chỉ định thuốc co mạch ở dạng uống hoặc dạng nhỏ, xịt mũi cho người bệnh. Cần tuân thủ theo kê đơn của bác sĩ.

Lưu ý:

  • Một số tác dụng phụ của thuốc đó là như nhịp tim nhanh, cao huyết áp, đau thắt ngực, đánh trống ngực, nhức đầu, khó ngủ, choáng váng, chán ăn,…
  • Sử dụng lâu dài có thể khiến thuốc mất tác dụng hoàn toàn. Ở một số trường hợp, thuốc co mạch dạng xịt, nhỏ mũi gây ra phản ứng dội ngược và làm nghiêm trọng hơn mức độ nghẹt mũi.

2.3.3. Thuốc corticoid

Thuốc corticoid có tác dụng kháng viêm và chống dị ứng mạnh dựa trên cơ chế ức chế hoạt động miễn dịch. Thuốc corticoid dạng xịt, nhỏ có thể giảm nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi và cải thiện tình trạng khó thở do sung huyết mũi kéo dài.

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi
  • Riêng Beclomethasone không dùng trẻ nhỏ dưới 6 tuổi

Liều dùng: Tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý:

  • Thuốc gây ức chế hoạt động miễn dịch nên có thể làm giảm tốc độ phục hồi vết thương ở niêm mạc hô hấp (vết xước, rách hoặc vết mổ do phẫu thuật).
  • Lạm dụng thuốc corticoid có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch của niêm mạc hô hấp, tăng nguy cơ bội nhiễm nấm và vi khuẩn.
  • Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc corticoid dạng hít đó là buồn nôn, nôn mửa, viêm họng, đau đầu, ho, hắt hơi, phát ban da, chảy máu cam, ngứa,…

2.3.4. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong trường hợp viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Để xây dựng kháng sinh đồ phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành nuôi cấy bệnh phẩm nhằm xác định chủng vi khuẩn và nấm men gây viêm nhiễm niêm mạc mũi.

Hướng dẫn sử dụng: Tuân theo sự chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ

Lưu ý:

  • Để đảm bảo hiệu quả điều trị, cần sử dụng kháng sinh liên tục trong thời gian được chỉ định. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hoặc sử dụng không đều vì có thể gây ra hiện tượng tái nhiễm, tăng chủng vi khuẩn kháng thuốc.
  • Kháng sinh trị viêm mũi dị ứng có thể gây ra các tác dụng phụ như phát ban, nổi mề đay, nhạy cảm với ánh sáng, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng,..

2.4. Trị viêm mũi dị ứng bằng bộ sản phẩm nước muối Pháp

Hiện nay, cách trị viêm mũi dị ứng bằng bộ sản phẩm nước muối Pháp – Fysoline đang rất được ưa chuộng trên thị trường và được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng vì thành phần tự nhiên, không chứa chất bảo quản, vô cùng êm dịu, dễ dùng. Hơn thế còn đem lại hiệu quả rất tốt.

Bộ đôi Fysoline Hồng và Fysoline Vàng (ống) an toàn khi sử dụng cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi. Với cấu trúc ống đơn liều, bộ đôi sản phẩm này chặn đứng nguy cơ lây nhiễm chéo vì sẽ dùng hết liều ngay trong ngày. Ngoài ra, đầu ống được thiết kế bo tròn và nhẵn không lo làm tổn thương niêm mạc mũi bé.

Fysoline Hồng là dòng nước muối sinh lý đẳng trương, phù hợp với sinh lý cơ thể nên hoàn toàn an toàn khi sử dụng. Fysoline Vàng với chiết xuất Thymol từ cỏ xạ hương kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả tăng cường khả năng chống chịu của đường hô hấp đối với virus, vi khuẩn, từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

*Hướng dẫn sử dụng: Trước hết làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý đẳng trương Fysoline Hồng. Sau đó, dùng nước muối kháng viêm Fysoline Vàng để hỗ trợ chữa trị viêm mũi dị ứng.

Với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên và người lớn, Fysoline Xanh xịt – Nước muối biển sâu và Fysoline Vàng xịt – Nước muối kháng viêm là bộ sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng. Dạng bình xịt có van một chiều ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập, giúp Fysoline vô trùng trong mỗi liều xịt.

Fysoline Xanh xịt với thành phần nước muối biển sâu 100% tinh khiết, chứa các khoáng chất tốt cho niêm mạc mũi. Đầu xịt tạo các hạt phun sương mịn, siêu nhỏ giúp đi sâu vào khoang mũi và tăng khả năng bám dính. Nhờ đó, sản phẩm giúp làm ẩm, duy trì hoặc khôi phục lại sự cân bằng sinh lý của niêm mạc mũi.

Fysoline Vàng xịt có cùng thành phần với Fysoline Vàng ống, giúp hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả và an toàn cho cả phụ nữ có thai hay những người có cơ địa nhạy cảm nhất.

*Hướng dẫn sử dụng: Đầu tiên dùng Fysoline Xanh xịt để vệ sinh mũi sạch sẽ. Tiếp đến dùng Fysoline Vàng xịt để điều trị viêm mũi dị ứng.

Các sản phẩm nước muối Gifrer
Fysoline là bộ sản phẩm nước muối sinh lý hàng đầu tại Pháp.

Hiện nay, dòng nước muối Fysoline hỗ trợ trị viêm mũi dị ứng được phân phối trên khắp cả nước:

Điểm bán Offline:

  • Các siêu thị mẹ và bé uy tín như Kids Plaza, Bibomart, Con cưng, Bé bụ bẫm, Shop trẻ thơ….
  • Các nhà thuốc và hiệu thuốc trên địa bàn sinh sống

Bán Online:

4 điều cần biết khi chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối

3. Bệnh viện chữa trị viêm mũi dị ứng tốt nhất

Nếu như việc điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà không đem lại hiệu quả, khiến tình trạng bệnh kéo dài liên miên thì tốt nhất bạn nên đi khám bệnh ở các cơ sở uy tín.

Bệnh viện Đa khoa nhiều năm kinh nghiệm là lựa chọn phù hợp. Với đội ngũ giáo sư bác sĩ đầu ngành được đào tạo chuyên sâu khoa Tai – Mũi – Họng, cùng với ứng dụng công nghệ cao vào chẩn đoán – điều trị, bạn sẽ được tư vấn chính xác và nhận được phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

3 bệnh viện chữa viêm mũi dị ứng nói riêng, bệnh hô hấp nói chung tốt nhất tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là:

Chuyên khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Địa chỉ: 458 Phố Minh Khai, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Vinmec quy tụ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu, được đào tạo bài bản, chuyên sâu và có trình độ chuyên môn cao. Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị tân tiến, hiện đại bậc nhất thế giới, tương đương với các bệnh viên có tên tuổi tại Đức, Anh, Mỹ,…

BỆNH VIỆN ĐA KHOA MEDLATEC

Địa chỉ:

  1. Số 42 – 44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
  2. Số 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
  3. Số 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
  4. 119 Nguyễn Tất Thành, phường Khai Quang, Tp. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Bệnh viện đa khoa Medlatec sở hữu đội ngũ chuyên gia đầu ngành dày dặn kinh nghiệm của hơn 10 chuyên khoa. Với khả năng đáp ứng hơn 1000 lượt khám mỗi ngày tại 4 cơ sở, bệnh viện tự hào là đơn vị đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt phục vụ cộng đồng khám chữa bệnh.

BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG SÀI GÒN – PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ SÀI GÒN

Địa chỉ: 1-3, 6-8, 9-15 Trịnh Văn Cấn, P. Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Tp. HCM

Sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, tận tâm lên tới hơn 60 người cùng với hệ thống thiết bị, máy móc hiện đại, bệnh viện tai mũi họng Sài Gòn là địa chỉ tin cậy của hàng triệu khách hàng khắp cả nước.

Trên đây là 20+ cách trị viêm mũi dị ứng phổ biến, hiệu quả nhất. Bạn hãy ghi nhớ cũng như áp dụng đúng cách để có thể chữa khỏi căn bệnh khó chịu này, đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ và áp dụng biện pháp chăm sóc tại nhà.

Vui lòng để lại đánh giá cho bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 4438
TRẺ SỔ MŨI, NGHẸT MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ 5 CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
 688,327  Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh và hanh khô là thời điểm trẻ hay gặp phải những cơn...
thumbnail post 3772
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Top 8 việc cần làm ngay 
 516,667  Các triệu chứng sổ mũi khiến cho trẻ sơ sinh rất khó chịu, khiến các mẹ cũng mệt...
thumbnail post 3841
7 Nguyên nhân sổ mũi ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả
 403,899  Nghẹt mũi hay sổ mũi ở trẻ em là trường hợp khá phổ biến. Tuy nhiên, biết được...
thumbnail post 3824
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho: Nguyên nhân và cách xử lý
 504,211  Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho là vấn đề khiến không ít bố mẹ lo lắng, “đứng ngồi...
hotline image