Trẻ sơ sinh sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không?

Fysoline
12/10/2020
18/10/2021

 2,613 

 2,614 

Sổ mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vào thời điểm giao mùa. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị sổ mũi lâu ngày có thể là triệu chứng của những căn bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Đâu là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị sổ mũi lâu ngày và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

[Chia sẻ] Kinh nghiệm vệ sinh cho trẻ sơ sinh đúng cách

1. Trẻ sơ sinh sổ mũi lâu ngày nguy hiểm như thế nào?

Nếu triệu chứng viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ kéo dài từ 7 đến 10 ngày hoặc thậm chí hơn thì trẻ có nguy cơ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như: Viêm mũi họng, viêm mũi mạn tính, nặng hơn có thể là nhiễm trùng đường hô hấp hoặc viêm xoang.

Vì vậy, nhận biết nguyên nhân trẻ bị sổ mũi và tìm hiểu cách điều trị là việc làm vô cùng cần thiết.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi lâu ngày nguy hiểm như thế nào
Nguy cơ mắc phải những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp nặng khi trẻ bị sổ mũi kéo dài.

2. Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ sơ sinh sổ mũi

2.1. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi lâu ngày do cảm lạnh

Nguyên nhân:

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ cảm lạnh do hệ miễn dịch còn non yếu. Vì thế, trẻ chưa đủ khả năng chống chọi với các loại virus mang mầm bệnh từ môi trường xung quanh.

Biểu hiện:

Những dấu hiệu thường thấy khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi do cảm lạnh như: Ho, sốt, trẻ bị chảy nước mũi trong, đau họng, khàn giọng,…

Cách điều trị:

  • Cung cấp đủ nước cho trẻ, cho trẻ ăn đủ bữa để tăng sức đề kháng.
  • Vệ sinh mũi bằng cách nhỏ nước muối sinh lý và nhẹ nhàng làm sạch mũi cho trẻ.
  • Giữ ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm hoặc đặt khăn ẩm trong phòng ngủ.
Vi khuẩn gây cảm lạnh khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Virus, vi khuẩn gây cảm lạnh và viêm mũi ở trẻ sơ sinh.

2.2. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi do cảm cúm

Nguyên nhân:

Cảm cúm là bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt trẻ nhỏ rất dễ mắc phải do hệ hô hấp và miễn dịch còn yếu. Bệnh do virus cúm gây ra có khả năng lây lan nhanh.

Dấu hiệu:

Những dấu hiệu khi trẻ cảm cúm giống với khi trẻ cảm lạnh: ho, sốt, hắt hơi, chảy nước mũi trong…

Cách điều trị:

  • Cho trẻ ăn đúng và đủ bữa để tăng sức đề kháng, chống lại virus.
  • Sử dụng nước ấm cho trẻ.
  • Tiêm phòng cúm.

2.3. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi do không khí khô

Nguyên nhân:

Không khí vào mùa đông khô là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, do khi tiếp xúc với không khí khô có thể làm khô chất tiết mũi của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết:

Bé hay khịt khịt mũi nhưng không bị chảy nước mũi.

Cách điều trị:

  • Sử dụng thuốc xịt mũi có chứa muối sinh lý có ích để làm ẩm mũi của trẻ và dịu triệu chứng.
  • Dùng máy bốc hơi nước trong phòng làm tăng độ ẩm cho môi trường xung quanh của trẻ.
Máy bốc hơi
Dùng máy bốc hơi nước để tăng độ ẩm trong không khí.

2.4. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi do chất gây dị ứng

Nguyên nhân:

Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm nhiễm, dị ứng với các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt đối với niêm mạc mũi của trẻ, khi tiếp xúc với không khí khô, khói bụi, khói thuốc, gió lạnh và cả sữa (sữa bị đưa lên mũi khi trẻ ọc sữa) niêm mạc phản ứng rất mạnh khiến tình trạng sổ mũi xảy ra.

Dấu hiệu nhận biết:

Các triệu chứng thường gặp là: thở ồn ào, hắt hơi nhiều, chảy nước mũi trong,…

Cách điều trị:

Cha mẹ cần lựa chọn loại nước muối sinh lý phù hợp theo khuyến cáo của bác sĩ để làm sạch mũi cho trẻ và giải quyết vấn đề gây dị ứng ở trẻ.

2.5. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi do dị ứng

Nguyên nhân:

Do phản ứng với chất gây dị ứng trong không khí, chẳng hạn như phấn hoa có thể xâm nhập vào mũi, họng và mắt. Bệnh cạnh đó, những tác nhận trong không khí như nấm mốc, lông tóc thú nuôi, côn trùng hoặc bụi cũng có thể gây ra viêm mũi dị ứng ở trẻ, khiến trẻ sơ sinh sổ mũi hoặc nghẹt mũi khi tiếp xúc.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh sổ mũi do dị ứng là:

Chảy nước mũi trong, hắt hơi, khịt mũi, ho khan, khò khè, sốt, chảy nước mắt hay ngứa mắt… Đối với trường hợp dị ứng là do thức ăn hoặc sữa, các triệu chứng hay kèm có thể gặp: Nôn mửa, bụng đầy hơi, tiêu chảy, đôi khi phân có đàm và máu.

Cách điều trị:

  • Cha mẹ cần tìm nguồn gây ra dị ứng, giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế nuôi chó mèo khi trẻ còn nhỏ để tránh gây ra dị ứng ở trẻ.
  • Đưa trẻ đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc kháng histamin (thuốc điều trị dị ứng) theo chỉ định giúp làm giảm phản ứng dị ứng của cơ thể.
Trẻ bị sổ mũi do dị ứng
Trẻ bị sổ mũi do dị ứng.

2.6. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi do Amygdales hoặc VA sưng to

Nguyên nhân:

Amygdales và VA lọc vi khuẩn và vi rút xâm nhập qua mũi và cổ họng và sản sinh kháng thể để giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Một số trẻ sơ sinh có các hạch bạch huyết này quá lớn, do đã phát triển từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Amygdales và VA có thể bị viêm nhiễm, sự viêm nhiễm tái đi tái lại làm chúng sưng to hơn.

VA sưng to có thể gây tắc nghẽn mũi. Trong trường hợp nặng, chúng có thể làm nghẹt mũi hoàn toàn. VA hoặc amygdales sưng to cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ. Trong một số trường hợp, chúng có thể gây viêm tai giữa.

Dấu hiệu nhận biết:

Trẻ sẽ thở bằng miệng thay vì thở bằng mũi, hơi thở ồn ào, có giọng mũi (nghe như mũi bị nghẹt), ngáy khi ngủ, đôi khi trẻ có thể ngừng thở trong vài giây khi ngủ (ngưng thở khi ngủ).

Cách điều trị:

Đối với những trẻ bị nhẹ, cha mẹ có thể đưa con đến bác sĩ khám và sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định. Tuy nhiên, khi trẻ có VA hoặc amygdales sưng to quá mức, diễn tiến hay tái đi tái lại, có kèm các biến chứng khác như viêm xoang, viêm tai giữa hoặc ảnh hưởng giấc ngủ, ăn uống của bé,… Bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ chúng.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi do Amygdales
Amygdales sưng to.

2.7. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi do có dị vật trong mũi

Nguyên nhân:

Trẻ nhỏ thường tò mò nên trong rất nhiều trường hợp, ở mũi của trẻ có chứa những vật nhỏ như hạt, đậu khô, bỏng ngô, nút áo, viên bi, giấy, sỏi, đồ chơi bằng nhựa, cao su xốp …

Các triệu chứng khi trẻ sơ sinh sổ mũi do có dị vật ở mũi như: thở ồn ào, thường chỉ có 1 lỗ mũi bị ảnh hưởng, nước mũi chảy ra có màu xanh lá cây hoặc vàng, đôi khi kèm máu, mũi có thể sưng lên và gây đau.

Cách điều trị:

Đây không phải là một vấn đề đơn giản. Nếu gặp phải tình huống thấy trẻ vừa đặt một vật gì đó vào mũi của mình, cha mẹ nên loại bỏ nó ngay. Trường hợp cha mẹ không kịp thời ngăn cản hành động của trẻ, có thể nhỏ nước muối sinh lý sau đó dùng dụng cụ hút mũi để lấy dị vật ra. Để yên tâm hơn, cha mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ, vì mẹ có thể gây ra tổn thương mũi bé nhiều hơn nữa.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi do cho dị vật vào mũi
Trẻ cho dị vật vào mũi.

3. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Những điều cha mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi:

  • Hãy đảm bảo sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ bằng việc cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu đời.
  • Không gian trong nhà cần sạch sẽ và thoáng mát. Hạn chế bụi bẩn, nấm mốc, và lông chó mèo xuất hiện trong nhà.
  • Người lớn không hút thuốc trong nhà.
  • Trong mùa hè, việc sử dụng máy lạnh là cần thiết, tuy nhiên cần làm sạch máy lạnh định kỳ để đảm bảo không khí sạch đối với trẻ.
  • Giữ cho nhiệt độ môi trường xung quanh bé luôn ổn định. Tránh tình trạng nhiệt độ tăng giảm đột ngột.
  • Điều trị sổ mũi mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và nước muối kháng viêm: Trẻ sơ sinh không thể xì mũi để loại bỏ các chất tiết, chất nhầy trong mũi, vì thế rất dễ gây ra hiện tượng viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi. Vậy nên, để làm sạch mũi cho trẻ, ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, cha mẹ cần vệ sinh mũi cho trẻ hằng ngày bằng nước muối sinh lý và nước muối kháng viêm .
    • Đối với trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi, cha mẹ có thể làm sạch khoang mũi cho bé bằng cách sử dụng nước muối sinh lý đẳng trương – Fysoline Hồng. Đây là loại nước muối sinh lý với tác dụng: loại bỏ chất nhầy, chất tiết ở khoang mũi, loại bỏ vi khuẩn, loại bỏ các tác nhân gây dị ứng. Fysoline Hồng có thành phần 100% nước tinh khiết và Natri Clorid 0,9g, không chứa chất bảo quản. Do vậy, sản phẩm sử dụng an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.
    • Với các bé từ 3 tháng tuổi, cha mẹ có thể vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối biển sâu – Fysoline Xanh xịt với tác dụng: Làm ẩm khoang mũi, kích thích hỉ mũi, làm loãng dịch nhầy. Nước muối biển sâu – Fysoline Xanh xịt có thành phần từ nước biển tinh khiết giúp cấp ẩm và cân bằng sinh lý niêm mạc mũi.
    • Để điều trị các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, mẹ sử dụng nước muối sinh lý kháng viêm Fysoline Vàng ống cho bé từ 0 ngày tuổi và Fysoline Vàng xịt cho bé từ 3 tháng tuổi. Nước muối sinh lý kháng viêm – Fysoline Vàng có thành phần gồm nước muối và tinh chất cỏ xạ hương, ion đồng và glycerol có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả và an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nước muối sinh lý kháng viêm của Pháp
Nước muối kháng viêm – Fysoline Vàng ống trị sổ mũi an toàn và hiệu quả cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.

4. Lưu ý khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Để đảm bảo an toàn về sức khỏe cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc cho trẻ, cần theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên bôi các loại tinh dầu như: Dầu tràm, dầu camphor, menthol và hay dầu bạch đàn vào ngực trẻ bởi các tinh dầu nay đôi khi gây kích ứng khi đặt trực tiếp lên da của trẻ.
  • Không nên sử dụng bông gòn hay giấy mềm để chèn vào lỗ mũi của trẻ nhằm ngăn nước mũi chảy ra. Việc làm đó có thể gây cản trở sự lưu thông dịch tiết gây bít tắc có thể chảy vào họng hoặc gia tăng bội nhiễm…
  • Khuyến khích cả gia đình rửa tay thường xuyên để đảm bảo vệ sinh khi tiếp xúc với trẻ.

Để giảm thiểu việc trẻ sơ sinh bị sổ mũi, cha mẹ cần nắm được những thông tin cần thiết về triệu chứng trẻ bị sổ mũi và các phương pháp xử lý hữu hiệu để có giữ được trạng thái tốt nhất đồng thời ngăn ngừa tình trạng sổ mũi kéo dài gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Nếu mẹ còn băn khoăn chưa biết xử trí ra sao khi bé bị sổ mũi có thể liên hệ với chuyên gia của Fysoline để được giải đáp nhanh chóng, chính xác.

Thông tin liên hệ:

Vui lòng để lại đánh giá cho bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 4438
TRẺ SỔ MŨI, NGHẸT MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ 5 CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
 814,252  Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh và hanh khô là thời điểm trẻ hay gặp phải những cơn...
thumbnail post 3772
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Top 8 việc cần làm ngay 
 603,823  Các triệu chứng sổ mũi khiến cho trẻ sơ sinh rất khó chịu, khiến các mẹ cũng mệt...
thumbnail post 3841
7 Nguyên nhân sổ mũi ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả
 464,880  Nghẹt mũi hay sổ mũi ở trẻ em là trường hợp khá phổ biến. Tuy nhiên, biết được...
thumbnail post 3824
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho: Nguyên nhân và cách xử lý
 580,546  Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho là vấn đề khiến không ít bố mẹ lo lắng, “đứng ngồi...
hotline image