20,240
Trẻ sơ sinh bị khò khè là nỗi lo thường trực của mỗi bậc phụ huynh. Làm thế nào để giải quyết triệt để những triệu chứng khò khè của bé đây? Fysoline sẽ mách mẹ một số mẹo nhỏ nhé!
1. Lý do khiến bé bị khò khè
Hiện tượng khò khè có thể do một số nguyên nhân sau:
- Nếu trẻ còn nhỏ, dưới 1 tuổi, trẻ sơ sinh thở khò khè còn là dấu hiệu của việc bị mềm sụn thanh quản, hoặc các mạch máu lớn chèn vùng thanh quản của bé làm cho bé khó thở. Nếu bé bị viêm thanh phế quản cấp tính thì ngoài thở khò khè, bé còn có các dấu hiệu khác như ho nhiều và bị khàn tiếng.
- Những bệnh viêm, virus thông thường như cảm cúm, sốt cũng làm cho trẻ khó thở. Lúc đầu dấu hiệu có thể chỉ là ho, nhưng khi bé bị ho nhiều, đặc biệt có đờm dịch thì bé rất dễ thở khò khè. Những lúc này, bé thường có những biểu hiện khác như phổi phập phồng, cánh múi cũng phập phồng, tiếng thở ro ro bất thường. Trường hợp này các mẹ nên đưa bé đi khám vì có thể bé bị viêm phổi.
- Trẻ em bị dị ứng, hay có biểu hiện trào ngược dạ dày cũng sẽ gặp khó khăn trong việc thở nên cũng tạo ra tiếng khò khè khi ngủ.
- Bé bị viêm amidan cấp tính sẽ bị hò kèm theo đờm dính và có thể có dấu hiệu sưng phù ở vòng cằm, họng.

2. Biện pháp giúp bé giảm khò khè
Khi bé bị khò khè, mẹ có thể áp dụng các cách dưới đây để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
- Vệ sinh mũi cho bé hàng ngày với nước muối sinh lý
- Giữ ấm cho trẻ: chủ động giữ ấm cho trẻ để hạn chế bé sổ mũi, tránh việc các bé hay khịt vào, làm cho nước mũi chảy vào cuống họng gây ra ho.
- Tiếp tục cho bé bú sữa thường xuyên. Trong khi cho bú, mẹ một tay ôm giữ lưng và mông con, một tay thì đỡ lấy bầu ti, hai ngón tay trỏ và giữa kẹp nhẹ phía trên quầng đen núm vú để chặn bớt sữa khi sữa phun tia để tránh tình trạng bé bị sặc sữa.
- Cho trẻ uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng bị mất nước. Uống nước làm mát họng, và cũng làm sạch họng. Các mẹ có thể pha chút nước chanh vào nước ấm rồi cho bé uống để làm sạch dịch hoặc một số đờm còn lại ở cổ họng của bé.
- Bôi tinh dầu tràm vào gan bàn chân của bé vào mỗi buổi tối, hoặc cho vào chậu nước tắm cho bé để tránh sổ mũi, giúp mũi lưu thông, giữ ấm và làm bé dễ ngủ.
- Nếu bé đã biết ăn dặm thì đảm bảo bé được ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng
- Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm, máy phun sương khi thời tiết hanh khô hoặc khi có sử dụng điều hòa.
[Fysoline Review] Kinh nghiệm chữa khi trẻ sơ sinh bị khò khè

3. Các chú ý cần cho bé khám tại các bệnh viện, phòng khám
Trong quá trình chăm sóc cho bé, nếu bé có các triệu chứng nặng hơn thì mẹ nên cho bé đi khám ngay:
- Trẻ thở khò khè kèm khó thở, tím tái.
- Bé dưới 3 tháng tuổi bị khò khè khó thở, thở dốc
- Trẻ thở khò khè kéo dài 3-4 tuần
- Trẻ thở khò khè kèm nôn ói, sốt cao.
- Trẻ thở khó, co rút lồng ngực mỗi lần hít thở.
- Trẻ thở không đều, khó hít vào và phải gắng sức để thở ra.
- Trẻ có tiền sử bị hen suyễn, bỗng khó thở đột ngột, tiếng thở khò khè cần được đi khám sớm.

Trên đây là những lý do và các mẹo xử lý khi trẻ sơ sinh bị khò khè các mẹ nên biết để bảo vệ bé tránh trường hợp nặng hơn ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Chúc mẹ và các bé luôn khoẻ!
Trả lời