Cha Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Fysoline
13/10/2020
18/10/2021

 2,159 

 2,160 

Trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi rất dễ mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như sổ mũi do sức đề kháng chưa hoàn thiện. Nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho phụ huynh những phương pháp trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất.

[Chia sẻ] Kinh nghiệm vệ sinh cho trẻ sơ sinh đúng cách

1. Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý

Đây là cách làm được rất nhiều mẹ thông thái áp dụng hiện nay vì nó đơn giản nhưng đem lại hiệu quả rất tốt. Nước muối sinh lý là dung dịch có nồng độ 0,9% NaCl. Đây là dung dịch đẳng trương, có tác dụng tương đương với các dịch của cơ thể. Việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý có tác dụng làm loãng và rửa trôi dịch nhầy mũi, cấp ẩm và cân bằng sinh lý niêm mạc mũi. Nhờ vậy mà lỗ mũi được thông thoáng, trẻ cảm thấy dễ thở hơn.

Hiện nay tại Việt Nam, nước muối sinh lý đẳng trương – Fysoline Hồng được rất nhiều mẹ thông thái tin dùng với thành phần 100% nước muối tinh khiết, không chất bảo quản, vì vậy không gây xót hay kích ứng niêm mạc mũi trẻ.

Fysoline Hồng được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng để điều trị viêm mũi, sổ mũi vì an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.

Nước muối sinh lý Pháp Fysoline Hồng
Fysoline Hồng an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi với thành phần nước muối 100% tinh khiết.

Bố mẹ nên thực hiện vệ sinh mũi cho trẻ theo các bước sau:

  • Mở ống Fysoline bằng cách xoay nắp nhựa.
  • Đặt trẻ nằm ngang và giữ đầu nghiêng sang một bên. Đưa đầu ống vào lỗ mũi
  • Bóp nhẹ thành từng giọt để có được liều cần thiết. Lặp lại quá trình trên với lỗ mũi còn lại nếu cần thiết. Đối với trẻ sơ sinh, bóp nhẹ vào thành ống để dung dịch vào mũi với áp lực nhẹ vừa phải để tránh nguy cơ viêm tai giữa.
  • Để trẻ nằm yên một lát rồi cho trẻ ngồi dậy. Nâng cao đầu trẻ và lau dịch chảy ra (nếu có).

Chèn video hướng dẫn:

2. Điều trị sổ mũi cho trẻ bằng nước muối kháng viêm

Trị sổ mũi cho trẻ bằng nước muối kháng viêm đem lại hiệu quả rõ rệt theo thời gian sử dụng bởi vậy nên được các mẹ thông thái tin dùng. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu thì việc lựa chọn một sản phẩm nước muối kháng viêm lành tính, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng là rất quan trọng.

Hiện nay, nước muối sinh lý kháng viêm Fysoline Vàng (dạng ống và dạng xịt) là bộ sản phẩm nhỏ mũi thảo dược kháng viêm không phải kháng sinh nhưng có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi an toàn cho trẻ.

Nước muối sinh lý kháng viêm của Pháp
Nước muối kháng viêm – Fysoline Vàng ống an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.

Chiết xuất Thymol từ cỏ xạ hương có trong Fysoline kháng viêm đã được hội đồng cố vấn khoa học Đức phê duyệt, có tác dụng rất tốt trong các trường hợp viêm hô hấp ở trẻ nhỏ. Do chứa tinh chất Thymol có tính kháng viêm, sản phẩm có hiệu quả tuyệt vời trong dự phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm.

Fysoline Vàng dạng ống nhỏ giọt đơn liều với đầu ống bo tròn, nhẵn, phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt an toàn cả cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi. Còn đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên, Fysoline Vàng xịt là sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng.

Lưu ý: Không dùng Fysoline Vàng cho mắt.

Xịt muối kháng viêm Physiologica vàng
Fysoline Vàng với chai xịt nhỏ gọn, tiện lợi, phù hợp với mọi đối tượng.

3. Kê gối cao khi trẻ sơ sinh ngủ

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Chất nhầy đục, quánh đặc sẽ làm bít tắc đường hô hấp của trẻ. Việc cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ sẽ ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi. Mẹ hãy kê gối cao một góc 15 độ phía sau gáy của trẻ để tạo độ dốc cho nước mũi chảy ra ngoài. Từ đó giúp đường thở trở nên thông thoáng, trẻ cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nên kê gối cao đầu khi ngủ
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nên kê gối cao đầu khi ngủ.

4. Massage mũi

Khi trẻ bị sổ mũi, khó thở, cách làm đơn giản nhất để giảm triệu chứng này đó là massage. Massage mũi sẽ giúp khai thông mũi, giảm nghẹt mũi hiệu quả.

Mẹ hãy dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái hoặc hai ngón trỏ vuốt nhẹ hai bên sống mũi của trẻ 1-2 phút,. Động tác này giúp cho đường thở của bé thông thoáng trở lại, trẻ sẽ hết ngạt mũi nhanh chóng. Duy trì massage ngày 5-6 lần giúp trẻ dễ thở nhanh hết sổ mũi.

Massage mũi giúp trẻ nhanh hết sổ mũi
Massage mũi giúp mũi trẻ thông thoáng, trẻ nhanh hết sổ mũi.

5. Cho trẻ sơ sinh uống nhiều nước

Khi bị sổ mũi, trẻ cảm thấy khó thở nên thường xuyên thở bằng miệng và thường sẽ rất khát nước. Cha mẹ cần bổ sung nước uống cho trẻ để tránh tình trạng thiếu nước.

Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm có thể giúp trẻ bớt bị sổ mũi và cải thiện các triệu chứng khác do cảm lạnh gây ra. Nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vệ sinh mũi cho trẻ trong thời gian bị bệnh.

Cho trẻ uống nhiều nước ấm khi bị sổ mũi
Nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Trẻ cần được uống nhiều nước ấm hơn khi bị sổ mũi.

6. Tắm nước gừng ấm

Nhiều mẹ cho rằng trẻ bị sổ mũi thì không nên tắm nhưng thực tế cho thấy, tắm bằng nước gừng ấm sẽ giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh hơn. Hơi nước gừng ấm giúp kích thích lưu thông máu lên mũi, tạo điều kiện cho tổn thương nhanh được chữa lành. Đồng thời, hơi nóng cũng có tác dụng làm lỏng dịch mũi, giúp mẹ dễ hút dịch mũi cho trẻ hơn.

Tắm nước gừng ấm
Tắm nước gừng ấm giúp lưu thông máu lên mũi trẻ sơ sinh.

Trên đây là các cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản nhưng rất hiệu quả mà bố mẹ có thể áp dụng. Tuy nhiên, trong giai đoạn trẻ mắc bệnh, các bố mẹ cần lưu ý những điểm quan trọng sau:

  • Hiện nay có nhiều bài thuốc dân gian có sử dụng thêm mật ong để chữa trị sổ mũi nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng. Đối với trẻ sơ sinh thì tuyệt đối không được sử dụng mật ong vì có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc ở trẻ.
  • Khi trẻ có các dấu hiệu nặng hơn như đau đầu, đau tai, khó thở, thở khò khè nghi ngờ có dị vật trong mũi,… hay tình trạng sổ mũi kéo dài không dứt, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm nhất. Đối với các trường hợp này tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà phải tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ.

Nếu mẹ còn bất cứ băn khoăn nào, hay chưa biết nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, hãy liên hệ với chuyên gia của Fysoline để được giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất nhé.

Thông tin liên hệ:

Vui lòng để lại đánh giá cho bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 4438
TRẺ SỔ MŨI, NGHẸT MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ 5 CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
 814,230  Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh và hanh khô là thời điểm trẻ hay gặp phải những cơn...
thumbnail post 3772
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Top 8 việc cần làm ngay 
 603,815  Các triệu chứng sổ mũi khiến cho trẻ sơ sinh rất khó chịu, khiến các mẹ cũng mệt...
thumbnail post 3841
7 Nguyên nhân sổ mũi ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả
 464,873  Nghẹt mũi hay sổ mũi ở trẻ em là trường hợp khá phổ biến. Tuy nhiên, biết được...
thumbnail post 3824
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho: Nguyên nhân và cách xử lý
 580,539  Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho là vấn đề khiến không ít bố mẹ lo lắng, “đứng ngồi...
hotline image