Cách vệ sinh mũi bằng nước muối chữa viêm xoang hiệu quả

Fysoline
01/06/2021
26/10/2021

 9,114 

 9,115 

Cách vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý là biện pháp điều trị viêm xoang đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng có thể khiến tình trạng viêm mũi nặng hơn. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy cùng Fysoline tham khảo bài viết dưới đây.

1. Nước muối sinh lý hỗ trợ chữa viêm xoang như thế nào?

Viêm xoang là tình trạng lớp niêm mạc trong xoang mũi bị viêm nhiễm, dịch nhầy bên trong xoang mũi đặc quánh, bít tắc đường thở và cản trở hô hấp.

7 thông tin về bệnh viêm xoang mà bạn nhất định phải đọc

Sử dụng nước muối sinh lý là biện pháp vệ sinh mũi giúp làm sạch niêm mạc mũi, kháng viêm, làm lành các tổn thương do viêm xoang để cải thiện tình trạng viêm xoang. Cụ thể:

  • Làm sạch niêm mạc mũi: Nước muối sinh lý có thành phần 0.9 % Natri Clorid. Tại nồng độ này, dung dịch nước muối cân bằng với dịch trong cơ thể, dễ dàng len lỏi vào các hốc mũi để làm sạch xoang mũi.
  • Kháng khuẩn, kháng viêm: Đa số vi khuẩn không tồn tại được trong môi trường muối NaCl 0.9%. Vì thế, dùng nước muối sinh lý để rửa mũi sẽ ức chế hoạt động của các tác nhân gây hại trong khoang mũi, tạo 1 lớp màng bảo vệ niêm mạc mũi, giúp kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.
  • Làm lành các tổn thương vùng mũi: Hàm lượng khoáng chất đa dạng trong nước muối giúp hỗ trợ làm lành, phục hồi vùng khoang mũi bị tổn thương (Ví dụ nước muối biển sâu).
  • Đẩy những chất nhầy, vi khuẩn ra khỏi mũi: Dung dịch Natri Clorid 0,9% không chỉ làm sạch bụi bẩn trong xoang mũi mà còn có tác dụng đẩy chất nhầy và vi khuẩn ra khỏi xoang mũi, cải thiện tức thời triệu chứng của bệnh.
Bệnh viêm xoang
Sử dụng nước muối sinh lý hỗ trợ đẩy dịch nhầy, chất bẩn và vi khuẩn ra khỏi mũi

2. Cách vệ sinh mũi bằng nước muối trị viêm xoang tại nhà

Trên thị trường hiện nay có 2 loại bình rửa mũi xoang sử dụng để vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý là:

  • Bình xịt mũi
  • Bình Neti pot
Bình xịt mũi Bình Neti pot
Hình ảnh

Bình xịt mũi
Bình xịt rửa mũi với vòi nhấn và nắp đậy

Cách vệ sinh mũi bằng nước muối khi sử dụng bình Netipot
Bình Neti pot hình ấm trà
Trường hợp sử dụng Viêm xoang nhẹ, chất nhầy ít Chất nhầy nhiều, cần phải sử dụng 1 lượng nước lớn để làm sạch
Cấu tạo

Bình xịt mũi là bình dụng cụ rửa mũi dạng phun sương, dẫn dung dịch từ bình xịt vào mũi qua tác dụng lực nhấn ở nắp vòi phun

Bình Neti pot là dụng cụ rửa mũi chuyên dụng hình ấm trà, rửa mũi bằng cách đổ dịch rửa vào một bên lỗ mũi, cho dịch đi qua xoang và đi ra từ lỗ mũi bên kia.

Ưu điểm
  • Dễ sử dụng hơn bình Neti pot
  • Giá cả phải chăng
  • Các giọt sương nhỏ, đi sâu vào xoang mũi, làm sạch hiệu quả
  • Nhỏ gọn, dễ mang theo khi ra ngoài
  • Phù hợp sử dụng cho mọi đối tượng
  • Một số loại có sẵn dung dịch nước muối sinh lý để xịt vệ sinh mũi rất tiện lợi và vệ sinh.
  • Phù hợp làm sạch toàn bộ xoang mũi
  • Loại bỏ hiệu quả chất nhầy, bụi bẩn, vi khuẩn ra khỏi xoang mũi
Nhược điểm Khả năng làm sạch và loại bỏ vi khuẩn kém hơn bình Neti pot.
  • Giá thành cao
  • Khó sử dụng cho trẻ nhỏ khi trẻ quấy khóc
  • Khó mang theo khi đi ra ngoài.
  • Phải mua thêm dung dịch nước muối hoặc pha nước muối để sử dụng. Nước muối tự pha có thể không đảm bảo vệ sinh/không  chính xác nồng độ cần thiết làm giảm hiệu quả.

Như vậy, bình Neti pot chỉ phù hợp sử dụng cho người lớn, trong khi đó bình xịt phù hợp cho cả người lớn và trẻ em. Ngoài ra, bình xịt vượt trội hơn vì tiện lợi, dễ dàng mang ra ngoài để sử dụng ở mọi lúc mọi nơi.

Lưu ý: Trước khi sử dụng cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý này, bạn nên lưu ý vệ sinh dụng cụ rửa mũi và rửa tay bằng xà phòng tiệt khuẩn sạch sẽ để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm.

Cách sử dụng hai dụng cụ này để vệ sinh mũi hay rửa mũi bằng nước muối cụ thể như sau:

2.1. Các bước vệ sinh mũi bằng nước muối bằng bình xịt

Khi rửa mũi bằng bình xịt, bạn cần chú ý thao tác đúng kỹ thuật để dịch nhầy, vi khuẩn không bị chảy ngược vào trong. Chi tiết các bước rửa mũi bằng bình xịt như sau:

Bước 1 – Chuẩn bị dụng cụ: Các loại bình xịt rửa mũi được bán phổ biến nên rất dễ dàng mua sử dụng

Bước 2 – Xịt rửa mũi: Các bước vệ sinh mũi sau khi chuẩn bị như sau:

  • Hơi ngửa mặt lên trên, dùng một tay bịt một bên lỗ mũi, tay còn lại dụng bình xịt để xịt trực tiếp vào khoang mũi. Kết hợp vừa xịt vừa hít thật sâu để hỗ trợ dịch rửa đi sâu vào bên trong.
  • Sau 3 phút, xì nhẹ để đẩy hết dịch rửa và bụi bẩn ra ngoài.
  • Thực hiện tương tự như bên mũi vừa thực hiện
  • Lặp lại khoảng 2 – 3 lần để việc vệ sinh mũi đạt hiệu quả cao.

Bước 3 – Kết thúc vệ sinh mũi: Xì hết dịch rửa và dịch nhầy trong mũi ra ngoài. Sau đó, đậy nắp bình xịt, vệ sinh và bảo quản bình xịt vào chỗ khô thoáng.

Rửa mũi bằng bình xịt
Đầu hơi ngửa về sau khi sử dụng bình xịt để nước muối đi vào khoang mũi tốt hơn

2.2. Các bước vệ sinh mũi bằng nước muối bằng bình Neti pot

Để sử dụng cách rửa mũi xoang bằng bình Neti pot, bạn nên lưu ý các chuẩn bị dung dịch và dụng cụ sạch sẽ, đồng thời, đảm bảo đúng tư thế, kỹ thuật để dịch rửa không trôi ngược vào trong. Chi tiết cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý khi sử dụng bình Neti pot vệ sinh mũi như sau:

  • Bước 1 –  Vệ sinh bình Neti pot: Sử dụng nước ấm và xà phòng để làm sạch bình, sau đó để khô tự nhiên.
  • Bước 2 – Chuẩn bị dung dịch nước muối: Dung dịch nước muối sử dụng có thể  mua sẵn hoặc tự pha nước muối theo tỷ lệ 1/2 thìa cà phê muối (0.45 mg) và 500ml nước. Sau đó, đổ dung dịch nước muối vào khoảng 2/3 bình Neti pot.
  • Bước 3 – Chuẩn bị tư thế: Ngả người về phía trước và nghiêng đầu qua một bên một góc 45 độ. Đặt vòi bình Neti pot lên một bên lỗ mũi phía.
  • Bước 4 – Vệ sinh mũi: Thở bằng miệng, đồng thời đổ nước trong bình vào lỗ mũi bên trên, nước sẽ chảy ra theo lỗ mũi còn lại. Điều chỉnh lại tư thế nếu nước chảy ngược vào mũi hoặc cổ họng.
  • Bước 5 – Vệ sinh mũi còn lại: Đổi bên mũi và thực hiện tương tự như mũi bên kia.
  • Bước 6 – Kết thúc vệ sinh mũi: Hỉ mũi nhẹ nhàng vào bồn rửa hoặc khăn ẩm.
  • Bước 7 – Bảo quản bình Neti pot: Rửa lại bình và bảo quản trong nơi khô ráo thoáng mát.
Tư thế đúng khi sử dụng bình rửa mũi Neti pot
Tư thế đúng khi sử dụng bình Neti pot để thực hiện cách rửa mũi bằng nước muối giúp đảm bảo vệ sinh mũi được sạch sẽ; nước mũi và dịch rửa không bị trôi ngược vào trong

3. 3 lưu ý khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý chữa viêm xoang

Một số lưu ý khi sử dụng dung dịch nước muối sinh lý chữa viêm xoang cần được ghi nhớ là:

3.1. Lựa chọn loại nước muối sinh lý đẳng trương

Nước muối sinh lý đẳng trương là dung dịch muối natri clorid 0,9 % (tương ứng với 0,9 gam muối Natri clorid trong 100 ml nước). Ở nồng độ này, nước muối sinh lý có thể phát huy tối đa công dụng làm sạch mũi. Nếu nồng độ thấp hơn 0.9%, lượng muối trong dung dịch không đủ để phát huy được hiệu quả sát khuẩn và làm sạch. Ngược lại, nồng độ cao hơn 0,9% sẽ làm tăng nguy cơ gây kích ứng và tổn thương niêm mạc.

Nước muối đẳng trương có thể mua ở tất cả các hiệu thuốc trên thị trường. Chất bảo quản trong một số loại nước muối gây suy giảm khả năng đề kháng tự nhiên của xoang mũi. Vì vậy, ưu tiên sử dụng những loại nước muối đẳng trương không chứa chất bảo quản cho người bị xoang như xịt muối biển tự nhiên Fysoline.

Nước muối Fysoline có mấy loại? Tác dụng của từng loại là gì?

Người bị viêm xoang nên lưu ý không nên tự pha nước muối để sử dụng bởi những lý do sau:

  • Nguy cơ sai lệch nồng độ: Các dụng cụ cân đo tại nhà thường không chính xác, do đó, việc tự pha chế nước muối tại nhà dễ dẫn tới dung dịch rửa mũi không đạt nồng độ muối đẳng trương. Trong khi đó, nước muối rửa mũi chỉ phát huy hiệu quả làm sạch và sát khuẩn tốt nhất ở nồng độ 0,9%.
  • Nguyên liệu không sạch, không tinh khiết, làm tăng nguy cơ nhiễm bẩn và nhiễm khuẩn. Điều này là do các muối ăn trên thị trường không đảm bảo sạch như muối dược dụng, và nước sử dụng để pha dung dịch rửa mũi cần thiết phải là nước cất để đảm bảo độ sạch.
Không nên tự pha nước muối tại nhà
Không nên rửa mũi bằng nước muối tự pha tại nhà để đảm bảo vệ sinh và an toàn

3.2. Tần suất vệ sinh mũi mỗi ngày

Khi bị viêm xoang, bạn nên thực hiện cách vệ sinh mũi bằng nước muối 1 lần/ ngày vào mỗi buổi tối. Khi tình trạng nghẹt mũi đã thuyên giảm, không còn đau nhức cánh mũi, nước mũi trong, bạn có thể giảm dần số lần vệ sinh mũi vào mỗi buổi tối khoảng 3 lần/ tuần.

Người viêm xoang không nên lạm dụng, không rửa mũi quá thường xuyên (nhiều hơn 2 lần/ngày), do nguy cơ rửa trôi những yếu tố miễn dịch tự nhiên của xoang mũi, giảm khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể khỏi những vi khuẩn và virus, bụi bẩn gây bệnh.

3.3. Không rửa mũi khi bị viêm tai giữa

Người viêm xoang không nên rửa mũi khi đồng thời bị viêm tai giữa. Bởi trong trường hợp ngoài ý muốn, nước vệ sinh mũi có thể bị đẩy lên tai, đưa vi khuẩn và dịch bẩn trong mũi lên tai, ứ đọng, làm nặng thêm tình trạng viêm tai giữa.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ những thông tin cần thiết về cách vệ sinh mũi bằng nước muối khi bị viêm xoang. Để đảm bảo cải thiện tình trạng bệnh, bạn nên chú ý vệ sinh mũi đúng thao tác và ưu tiên sử dụng nước muối sinh lý đẳng trương có sẵn trên thị trường.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hay muốn tìm hiểu kỹ hơn về các sản phẩm nước muối sinh lý Fysoline, bạn có thể liên hệ qua  Fysoline hay theo số hotline 1900 6424 để được hỗ trợ tận tình nhất!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 4438
TRẺ SỔ MŨI, NGHẸT MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ 5 CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
 830,793  Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh và hanh khô là thời điểm trẻ hay gặp phải những cơn...
thumbnail post 3772
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Top 8 việc cần làm ngay 
 610,986  Các triệu chứng sổ mũi khiến cho trẻ sơ sinh rất khó chịu, khiến các mẹ cũng mệt...
thumbnail post 3841
7 Nguyên nhân sổ mũi ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả
 469,999  Nghẹt mũi hay sổ mũi ở trẻ em là trường hợp khá phổ biến. Tuy nhiên, biết được...
thumbnail post 3824
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho: Nguyên nhân và cách xử lý
 585,906  Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho là vấn đề khiến không ít bố mẹ lo lắng, “đứng ngồi...
hotline image