2,453
Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong các bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt cũng như sức khỏe người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ dẫn đến các biến chứng như rối loạn giấc ngủ, viêm xoang mãn tính, viêm xoang dị ứng, viêm amidan,… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh viêm mũi dị ứng cho bạn.
1. Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với dị nguyên (chất/vật gây dị ứng) đường hô hấp. Một số triệu chứng điển hình của bệnh như hắt hơi liên tục, ngứa ngáy mũi, chảy nước mũi, nhức mắt, chảy nước mắt,…
2. Đối tượng có thể mắc bệnh viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng phổ biến với mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp hơn ở người lớn với những triệu chứng mãn tính. Ngoài ra, người bị hen suyễn hoặc mắc bệnh chàm da cũng dễ bị viêm mũi dị ứng.
Bà bầu bị viêm mũi dị ứng – 5 thông tin quan trọng cần biết
3. Triệu chứng nhận biết khi bị bệnh viêm mũi dị ứng
Bạn có thể nhận biết mình có bị viêm mũi dị ứng hay không nhờ các triệu chứng sau:
- Hắt hơi: Đây là triệu chứng điển hình của người bệnh viêm mũi dị ứng. Những cơn hắt hơi diễn ra đột ngột, nhiều lần, liên tục, kéo dài và thường xuyên trong đợt bệnh. Hắt hơi nhiều dẫn đến hiện tượng đau đầu do các cơ bị co thắt lại.
- Ngứa mũi: Ngứa mũi là nguyên nhân khiến người bệnh hắt hơi liên tục.
- Chảy nước mũi: Ban đầu dịch mũi trong suốt, không mùi. Khi tình trạng bệnh nặng hơn, nước mũi trở nên đục hơn. Hiện tượng chảy nước mũi thường xảy ra khi đang hắt hơi hoặc sau khi hắt hơi.
- Nghẹt mũi: Việc chảy nhiều nước mũi và phù nề niêm mạc sẽ dẫn đến ngạt mũi 1 hoặc cả 2 bên. Người bệnh cảm thấy khó thở và buộc phải thở bằng miệng.
Đôi khi, người bệnh viêm mũi dị ứng còn cảm thấy ngứa mắt, họng hoặc ngứa ngoài da vùng cổ và ống tai ngoài.
9 biểu hiện của viêm mũi dị ứng thường gặp nhất bạn cần biết
4. Nguyên nhân bị bệnh viêm mũi dị ứng
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng gồm:
Môi trường:
- Sự thay đổi thời tiết đột ngột như chuyển mùa, trời trở lạnh, ảnh hưởng của mưa bão,…
- Các chất gây dị ứng trong nhà như bụi nhà, nấm mốc, gián, lông động vật nuôi,…
- Các chất gây dị ứng trong không khí như lông vũ, phấn hoa, khói thuốc lá,..
Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm.
Dị ứng hóa chất: Dị ứng với thành phần hóa học có trong các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc gây mê,… là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng.
Di truyền: Theo thống kê, nếu chỉ bố hoặc mẹ bị viêm mũi dị ứng thì con cái bị bệnh này có xác suất khoảng 30%. Tuy nhiên, nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh thì con số này có thể lên tới 50%.
5. Phân biệt bệnh viêm mũi và viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng | Viêm mũi | |
Tiền sử | Bệnh nhân đã có tiền sử liên quan đến dị ứng. | Bệnh nhân có tiền sử bị viêm mũi dị ứng do nhiễm khuẩn và lây nhiễm qua đường hô hấp. |
Nguyên nhân – Cơ chế | Do cơ chế phản ứng của cơ thể với các dị nguyên, làm giải phóng histamin quá mức, gây ra phản ứng quá mẫn (dị ứng).Tác nhân gây bệnh:
|
Viêm mũi do nhiễm khuẩn: Vi khuẩn, virus…
Viêm mũi không do vi khuẩn: Thường gặp nhất là viêm mũi vận mạch, chủ yếu do mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. |
Triệu chứng | Nhanh, đột ngột, với các dấu hiệu điển hình như: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi 2 bên và ngứa mũi.
Có thể gặp các triệu chứng viêm kết mạc dị ứng đi kèm. |
Không đột ngột, hắt hơi ít nhưng lại nghẹt mũi nhiều, nước mũi có dạng dịch nhầy đặc hoặc dịch mủ.
Bệnh nhân mệt mỏi, rã rời toàn thân, có thể bị sốt và sợ lạnh. |
Xét nghiệm | Lượng tế bào bạch cầu ái toan (eosinophil) tăng đáng kể | Có rất ít các tế bào bạch cầu ái toan (eosinophil) |
Cách điều trị viêm mũi dị ứng |
|
|
6. Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng
Dưới đây là 4 cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả mà bạn nên biết:
6.1. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng nước muối
Sử dụng nước muối sinh lý và nước muối kháng viêm là phương pháp trị viêm mũi dị ứng đơn giản mà hiệu quả và an toàn.
Fysoline là dòng nước muối sinh lý hàng đầu tại Pháp, được các chuyên gia sức khỏe hàng đầu khuyên dùng để điều trị viêm mũi dị ứng cho mọi lứa tuổi.
Bộ đôi Fysoline Hồng và Fysoline Vàng (ống) phù hợp cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi để hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Với cấu trúc ống đơn liều 5ml, bộ đôi sản phẩm này chặn đứng nguy cơ lây nhiễm chéo – tình trạng thường xảy ra khi sử dụng nước muối đa liều, khiến bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ càng thêm nặng. Thiết kế đầu ống đơn liều bo tròn và nhẵn không làm tổn thương niêm mạc mũi trẻ.
Ngoài ra, bộ đôi Fysoline đơn liều chứa nước muối 100% tinh khiết, 0% chất bảo quản nên vô cùng dịu êm và an toàn, không lo bé bị kích ứng.
Fysoline Vàng với chiết xuất Thymol từ cỏ xạ hương giúp tăng cường khả năng chống chịu của đường hô hấp đối với virus, vi khuẩn, từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.
*Hướng dẫn sử dụng: Để điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả, trước hết cần làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý đẳng trương Fysoline Hồng. Sau đó, dùng Fysoline Vàng để chữa viêm mũi dị ứng.
Với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên và người lớn, Fysoline Xanh xịt – Nước muối biển sâu và Fysoline Vàng xịt – Nước muối kháng viêm là bộ sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng. Dạng bình xịt có van một chiều ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập, giúp Fysoline vô trùng trong mỗi liều xịt.
Fysoline Xanh xịt với thành phần nước muối biển sâu 100% tinh khiết, chứa các khoáng chất tốt cho niêm mạc mũi. Đầu xịt tạo các hạt phun sương mịn, siêu nhỏ giúp đi sâu vào khoang mũi và tăng khả năng bám dính. Nhờ đó, sản phẩm giúp làm ẩm, duy trì hoặc khôi phục lại sự cân bằng sinh lý của niêm mạc mũi.
Fysoline Vàng xịt có cùng thành phần với Fysoline Vàng ống, giúp hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả và an toàn cho cả phụ nữ có thai hay những người có cơ địa nhạy cảm nhất.
15 cách chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu an toàn và hiệu quả
6.2. Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh
Để việc chữa bệnh viêm mũi dị ứng đạt hiệu quả tốt, cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Các biện pháp thiết thực mà bạn có thể áp dụng như:
- Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường.
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi làm việc sạch sẽ bằng cách dọn dẹp thường xuyên.
- Sử dụng máy lọc không khí trong phòng ngủ.
- Hạn chế đi tới những nơi có yếu tố kích thích bệnh như vườn hoa, nhà kho nhiều bụi, khu vực có nhiều nấm mốc,…
- Tránh tiếp xúc các loại thú cưng có thể gây dị ứng.
6.3. Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng
Đối với việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng thuốc, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng thuốc theo kê đơn.
Các loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng là:
- Thuốc kháng histamin: Người bệnh có thể dùng thuốc kháng histamin để điều trị dị ứng dựa trên cơ chế hoạt động bằng cách ngăn cơ thể tạo ra histamin.
- Thuốc Natri cromolyn: làm thông khoang mũi, giúp mũi sạch, giảm triệu chứng của bệnh như chảy nước mũi, nghẹt mũi.
- Thuốc co mạch: Các loại thuốc co mạch như Oxymetazolin, naphazolin, xylometazolin… được dùng trong thời gian ngắn với mục đích cải thiện tình trạng nghẹt mũi nặng.
6.4. Cách trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp dân gian
Hiện nay, trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp dân gian vẫn rất phổ biến vì nguyên liệu dễ kiếm, cách làm đơn giản mà lại hiệu quả.
6.4.1. Chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Tỏi giúp điều hòa miễn dịch và tăng cường lưu thông khí huyết. Bởi vậy tỏi có tác dụng làm giảm nhanh triệu chứng tắc nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng gây ra.
Cách sử dụng:
- Nghiền nát tỏi cùng một ít nước lọc, lọc qua rây để lấy được nước cốt.
- Pha nước cốt tỏi với mật ong theo tỷ lệ 1:1.
- Thoa hỗn hợp vào trong niêm mạc mũi. Để khoảng 15 – 20 phút.
- Sau đó rửa mũi lại với nước muối sinh lý.
Lưu ý:
- Dây thần kinh số 5 có thể bị kích ứng nên xảy ra tình trạng đau rát nhẹ khi thoa hỗn hợp. Tuy nhiên chỉ sau vài phút, triệu chứng này sẽ thuyên giảm nhanh chóng nên người bệnh không cần lo lắng.
- Tuyệt đối không sử dụng phương pháp này với trẻ nhỏ và người có da mỏng dễ bị kích ứng.
6.4.2. Trị viêm mũi dị ứng bằng cây ngũ sắc
Tinh dầu của hoa ngũ sắc có chứa các hoạt chất giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và chống dị ứng. Bởi vậy, rất nhiều người đã sử dụng loại cây này để chữa viêm mũi dị ứng và đạt hiệu quả tốt.
Cách sử dụng:
- Lấy khoảng 10 – 15 cây ngũ sắc tươi, bỏ rễ, dùng toàn thân và hoa.
- Sau khi rửa sạch, phơi ráo rồi cắt thành từng đốt nhỏ và xay nhuyễn.
- Chắt lấy dung dịch hoa ngũ sắc để thoa vào niêm mạc mũi. Đợi khoảng 15 phút.
- Rửa sạch lại mũi.
Lưu ý:
- Cây ngũ sắc được dùng là loại cây có hoa màu tím, cao khoảng 30-50cm.
- Khi sử dụng dung dịch hoa ngũ sắc có thể xảy ra tình trạng hơi xót mũi do dây thần kinh số 5 bị kích ứng.
6.4.3. Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng
Nước gừng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ. Ngoài ra, nước gừng cũng có tác dụng lưu thông khí huyết, giúp đường thở thông thoáng, hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng rất tố. Đặc biệt biện pháp an toàn cả cho trẻ nhỏ.
Cách sử dụng:
- Gừng thái thành từng lát mỏng hòa cùng với nước sôi và mật ong.
- Mỗi ngày người bệnh nên uống 2 cốc nước gừng mật ong vào buổi sáng và buổi tối.
Lưu ý:
- Không dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vì trẻ dễ bị ngộ độc.
- Có thể thay thế mật ong bằng đường phèn để dùng cho trẻ nhỏ.
7. Chế độ dinh dưỡng với người bị bệnh viêm mũi dị ứng
Nếu muốn sớm khỏi bệnh, người bị viêm mũi dị ứng cần có chế độ ăn uống phù hợp, khoa học.
7.1. Thực phẩm nên ăn
Người bị viêm mũi dị ứng nên ăn các thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu omega-3: Các loại cá, tảo (Spirulina), hạt lanh, hạt cải, đậu nành, bí ngô, óc chó…
- Thực phẩm giàu vitamin C: Các loại trái cây như ổi, việt quất, dâu tây, cam, chanh, bưởi… Hoặc các loại rau xanh họ nhà cải như cải thìa, cải ngọt, rau chân vịt…
- Các gia vị có khả năng chống dị ứng: Gừng, nghệ, tỏi, hành…
- Thực phẩm nhiều kẽm: Thịt bò, gà, heo, ngũ cốc…
7.2. Thực phẩm nên tránh
Bên cạnh các thực phẩm nên bổ sung cho cơ thể để hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, người bệnh cũng cần đồng thời tránh các thực phẩm sau:
- Sữa và chế phẩm từ sữa như phô mai, váng sữa,…
- Các loại hải sản gây dị ứng
- Đồ ăn cay nóng
- Đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, siro…
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên, rán,..
- Thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia,..
Những thông tin hữu ích về bệnh viêm mũi dị ứng hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này, nắm được cách phòng tránh cũng như các biện pháp để chữa trị. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay cho các chuyên gia của Fysoline để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất nhé!
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 1900 6424
- Fanpage: https://www.facebook.com/fysoline/
- Website: https://fysoline.vn/
- Shopee chính hãng: https://shopee.vn/fysoline_officialstore
Trả lời