3,482
Vào dịp giao mùa, khí hậu nóng ấm, mưa nhiều, thời tiết biến đổi khó lường khiến tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp ở Việt Nam không ngừng gia tăng. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 3,7 triệu người tử vong vì bệnh hô hấp. Ở trẻ em, chỉ tính riêng bệnh viêm phổi cũng đã có khoảng 4,3 nghìn trẻ tử vong mỗi ngày.
Các bệnh hô hấp trẻ dễ mắc phải trong những ngày giao mùa
Trong tháng giao mùa, con trẻ dễ mắc phải các bệnh hô hấp do sức đề kháng còn yếu. Bởi vì, thời tiết Việt Nam bắt đầu xuất hiện những ngày mưa với độ ẩm cao, nhiệt độ khá thấp tạo điều kiện cho vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh, nhất là bệnh hô hấp phát triển và phát tán mạnh trong không gian.
Theo WHO, các bệnh về đường hô hấp là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong ở trẻ, đặc biệt là ở trẻ dưới năm tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh/tử vong do bệnh hô hấp phụ thuộc vào tình hình môi trường/khí hậu khác nhau ở các khu vực khác nhau trên thế giới. WHO ước tính khoảng 10,6 triệu trẻ dưới năm tuổi chết mỗi năm do nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, đặc biệt là viêm phổi. Con số đó chiếm khoảng 19% tổng số người chết trên toàn cầu.
Những bệnh hô hấp thường trẻ hay mắc phải khi chuyển mùa thường ở hai dạng sau:
– Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: Với viêm đường hô hấp trên như viêm mũi sổ mũi, viêm họng, viêm tai giữa cấp và viêm đường hô hấp dưới như viêm thanh khí phế quản, viêm tiểu phế quản (trẻ dưới 24 tháng), viêm phổi.
– Bệnh dị ứng đường hô hấp: Hen suyễn, viêm mũi xoang dị ứng, …
Nguyên tắc phòng bệnh hô hấp cho trẻ trong những tháng ngày mưa gió
Nhân dân ta có câu nói: “phòng bệnh hơn chữa bệnh” quả không sai.
Do sức đề kháng chưa đủ mạnh, trẻ là đối tượng dễ mắc bệnh đặc biệt là bệnh hô hấp hơn cả. Sức đề kháng yếu còn khiến trẻ dễ bị nhiễm chéo bệnh khi nằm viện dẫn đến trẻ đau ốm liên miên, cha mẹ thêm lo lắng, mệt mỏi. Vì vậy, mẹ cần có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho trẻ để con có sức mạnh sẵn sàng vượt qua những thay đổi bất thường của thời tiết.
Đóng kín cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà
Thời điểm giao mùa là lúc hay có những cơn mưa phùn, độ ẩm không khí tăng cao. Mẹ hãy đóng kín các cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Nhờ vậy, mẹ có thể hạn chế trẻ bị mắc bệnh ho, hen suyễn.
Giữ ấm đúng mức cho trẻ nhỏ
Mẹ cần giữ ấm “đúng mức” cho con, nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ có sẵn bệnh nền: Mặc quần áo thoáng mát khi trời nóng, trời mưa phải mặc đủ ấm nhưng không giữ ấm quá mức khiến trẻ nóng bức đổ mồ hôi sẽ dễ mắc bệnh; tránh gió lùa, tránh đưa trẻ ra đường khi trời đang mưa; sử dụng quạt mát, máy lạnh hợp lí.
Vệ sinh mũi thường xuyên cho trẻ
Mũi là một trong những cơ quan quan trọng của hệ hô hấp. Mũi có chức năng lọc, sửa ấm và làm ẩm không khí trước khi đi vào hệ hô hấp. Vì vậy, làm sạch mũi là một trong những bước bảo vệ hệ hô hấp của trẻ mà mẹ cần làm hàng ngày. Thay vì sử dụng dung dịch nước muối pha sẵn, không rõ nguồn gốc, mẹ nên lựa chọn dòng nước muối đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn an toàn châu Âu, … như nước muối biển sâu.
Mẹ có thể sử dụng nước muối biển sâu dạng xịt để dễ dàng thao tác. Dạng xịt còn giúp làm sạch bụi bẩn, cân bằng độ ẩm và sinh lý niêm mạc mũi của trẻ. Ưu tiên chọn sản phẩm xịt có khấc chặn an toàn để vòi không đi quá sâu vào mũi trẻ. Mũi được vệ sinh sạch, độ ẩm phù hợp thì chức năng lọc hoạt động tốt nhất, tăng khả năng phòng tránh các bệnh hô hấp cho trẻ.
Với những trẻ dưới 3 tháng tuổi niêm mạc mũi còn mỏng manh và rất nhạy cảm. Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý thay cho dạng xịt để rửa mũi cho con nhé.
>> Chuyên gia hướng dẫn cách thao tác xịt mũi đúng cách an toàn cho trẻ
Rửa mũi bằng nước muối dạng ống đơn liều hay dạng xịt đều giúp làm sạch mũi, kích thích hỉ mũi từ đó giúp mũi thông thoáng hơn.
Thay chăn ga thường xuyên
Không khí ẩm khiến chăn ga dễ nấm mốc, có thể là dị nguyên gây bệnh hô hấp cho trẻ. Mẹ cần thay chăn ga ít nhất 1 lần/tuần. Bởi vì những chất bẩn do nấm mốc rất khó giặt sạch nếu để lâu ngày. Điều đó làm tăng nguy cơ mắc chứng viêm mũi dị ứng và viêm xoang cho cả trẻ và gia đình.
Tham vấn Nhi khoa: ThS.BS Đinh Ngọc Hoa
Trả lời