10,927
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là cách vệ sinh răng miệng cho trẻ mới chào đời. Trẻ được rơ lưỡi thường xuyên sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng và hạn chế tình trạng tưa lưỡi, gây khó chịu cho trẻ nhỏ. Để nắm rõ về những lưu ý và cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, hãy cùng Fysoline tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hằng ngày
Trẻ sơ sinh là trẻ từ 0 tháng đến 3 tháng tuổi. Trong giai đoạn mới chào đời này, trẻ tuy chưa cần đánh răng, nhưng việc rơ lưỡi, vệ sinh miệng là vô cùng quan trọng bởi những lý do sau:
- Thứ 1: Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là biện pháp loại bỏ vi khuẩn để làm sạch khoang miệng. Trẻ sơ sinh sau khi bú mẹ thường đọng lại cặn sữa trên lưỡi, điều này vô tình tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây hôi miệng và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ
- Thứ 2: Trẻ sơ sinh, sau khi mới chào đời, chưa có khả năng tự vệ sinh và bảo vệ răng miệng. Do vậy, các bố mẹ cần là người hỗ trợ con em của mình bảo vệ răng miệng sạch sẽ.
- Thứ 3: Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là biện pháp phòng tránh tình trạng tưa lưỡi (nấm lưỡi) ở trẻ. Bị tưa lưỡi sẽ ảnh hưởng đến vị giác, khiến trẻ chán ăn, bỏ bú làm các mẹ lo lắng.
Do vậy, các mẹ nên chú trọng vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách rơ lưỡi thường xuyên.
Tùy vào các các mẹ cho trẻ bú sữa mà tần suất rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh có sự khác nhau:
- Trẻ bú mẹ hoàn toàn (2 – 3 ngày/ lần): Trẻ bú mẹ hoàn toàn không cần phải rơ lưỡi quá thường xuyên, do khi bú mẹ, lưỡi của trẻ được vệ sinh tự nhiên khi cọ sát với đầu ti và bầu ngực của mẹ.
- Trẻ bú mẹ kết hợp với bú ngoài (1 ngày/ lần): Những trẻ được bú mẹ kết hợp với sữa công thức cần được vệ sinh lưỡi thường xuyên hơn. Nguyên nhân là do sữa công thức dễ đóng cặn và đọng lại trên lưỡi của trẻ nhiều hơn sữa mẹ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, hôi miệng và tưa lưỡi ở trẻ.
- Trẻ bú ngoài hoàn toàn (2 lần/ ngày): Trẻ sử dụng sữa công thức hoàn toàn cần được rơ lưỡi và vệ sinh miệng thường xuyên nhất do sữa công thức đọng lại trên lưỡi nhiều hơn so với trẻ bú mẹ thông thường.
2. Các bước thực hiện rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Rơ lưỡi cho trẻ không phải là việc làm quá khó. Tuy nhiên rơ lưỡi đòi hỏi các mẹ phải khéo léo và nhẹ nhàng với trẻ để tránh trường hợp trẻ trớ sữa hay tổn thương niêm mạc miệng. Các mẹ nên nắm vững cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh như sau:
2.1. Chuẩn bị trước khi thực hiện
Trước khi rơ lưỡi cho trẻ, các mẹ cần chuẩn bị gạc và dung dịch rơ lưỡi phù hợp:
- Gạc rơ lưỡi: Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, các mẹ nên lưu ý các tiêu chí khi lựa chọn dụng cụ rơ lưỡi cho trẻ như sau:
- Lựa chọn các sản phẩm chuyên dụng, mềm mại, an toàn như: gạc rơ lưỡi hay miếng rơ lưỡi khi vệ sinh lưỡi cho trẻ để tránh kích ứng và tổn thương niêm mạc trẻ nhỏ.
- Tránh sử dụng khăn xô vì các sợi bông, khăn xô xù lông có thể bay vào mũi, vòm miệng, họng, ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ
- Lưu ý chất liệu, thành phần, nguồn gốc xuất xứ của gạc rơ lưỡi để đảm bảo an toàn, hạn chế kích ứng, dị ứng do niêm mạc trẻ sơ sinh rất nhạy cảm.
- Dung dịch rơ lưỡi: Các mẹ nên ưu tiên sử dụng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, các mẹ không nên sử dụng các nguyên liệu khác như lá ngót hay mật ong vì bé dễ nuốt vào dạ dày. Trong khi đó, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non, chưa phát triển, dễ dẫn tới hậu quả rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,….
Ngoài ra, thời điểm rơ lưỡi cho trẻ cũng là điểm mà các mẹ nên lưu ý để hạn chế tình trạng trẻ nôn trớ sữa. Các mẹ nên chú ý đến thời điểm rơ lưỡi cho trẻ như sau:
- Sau khi ăn 2 tiếng: Rơ lưỡi có thể khiến trẻ buồn nôn, nôn, trớ; do vậy, các mẹ nên rơ lưỡi sau khi cho trẻ ăn 2 tiếng, khi thức ăn đã được tiêu hóa, bụng trẻ không còn no, đầy sữa.
- Trước khi ăn 30 phút: Rơ lưỡi khi trẻ bụng đói là cách hiệu quả để hạn chế trớ sữa ra ngoài. Tuy nhiên, tránh rơ lưỡi khi trẻ quá đói sẽ dẫn đến nôn khan.
Trong 2 trường hợp rơ lưỡi trên cho trẻ sơ sinh thì các bạn nên chọn rơ lưỡi cho bé sau 2 tiếng khi ăn.
2.2. Các bước thực hiện
Sau khi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, các bước thực hiện rơ lưỡi cho trẻ rất đơn giản như sau:
Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ và chuẩn bị đủ dụng cụ: miếng gạc rơ lưỡi sạch, nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý hoặc dung dịch rơ lưỡi chuyên dụng.
Bước 2: Quấn gạc quanh ngón trỏ, sau đó, nhúng gạc vào dung dịch vệ sinh lưỡi đã chuẩn bị.
Bước 3: Đặt ngón tay lên môi trẻ, nhẹ nhàng tách nhẹ miệng bé để đưa ngón tay vào trong. Lưu ý không đưa tay quá sâu khiến trẻ sợ, quấy khóc, buồn nôn. Tay còn lại của mẹ vẫn nên ôm ấp vỗ về con. Bằng cách này trẻ sơ sinh sẽ cảm thấy an toàn, dễ chịu hơn.
Bước 4: Ngay khi mở miệng bạn dùng ngón trỏ quấn gạc vệ sinh lần lượt hai bên mặt trong má, hàm trên lợi trên, hàm dưới lợi dưới sau đó mới chà sát nhẹ nhàng mặt trên lưỡi bé.
Lưu ý: Bạn cần loại bỏ các mảng bám trên lưỡi, làm sạch nướu cho con để đạt hiệu quả tối đa.
Bước 5: Nhẹ nhàng rút tay ra, cho bé tráng miệng bằng một hai thìa nhỏ nước ấm.
2.3. Video hướng dẫn rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Để nắm được chính xác cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, các mẹ có thể tham khảo hướng dẫn cụ thể sau đây:
Video hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng, phòng ngừa tưa lưỡi ở trẻ em
Các mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ 2 lần/ngày và thực hiện rơ lưỡi cho trẻ như sau:
- Quấn gạc quanh ngón tay và đổ dung dịch rơ lưỡi thấm ướt gạc trên ngón tay.
- Nhẹ nhàng đưa tay vào miệng trẻ, vệ sinh lần lượt hàm trên, lợi trên, hàm dưới, lợi dưới và lưỡi của bé.
- Lưu ý: tập trung lau kỹ phần lợi trên khoang miệng cho bé vì sữa và thức ăn chủ yếu đọng lại ở khu vực này.
- Nếu trẻ sử dụng sữa công thức, có thể tráng miệng cho con bằng sữa mẹ sau khi cho trẻ ăn sữa công thức.
Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo thêm cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh theo video dưới đây:
Các mẹ thực hiện rơ lưỡi cho trẻ theo các bước như sau:
- Chuẩn bị nước muối sinh lý hoặc nước đun sôi để nguội và gạc rơ lưỡi
- Đặt bé nằm lên giường hoặc bế trẻ lên
- Quấn gạc vào ngón trỏ hoặc ngón út, sau đó nhúng vào dịch rơ lưỡi đã chuẩn bị
- Chạm nhẹ vào môi trẻ để trẻ mở miệng ra, sau đó đưa ngón tay vào để vệ sinh miệng cho trẻ. Lưu ý massage và làm sạch nướu trên và gốc lưỡi của trẻ
Tìm hiểu thêm: 6 cách rơ lưỡi cho bé An toàn – Đơn giản
2.4. Lưu ý khi thực hiện rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh không đúng có thể khiến bé quấy khóc, không chịu rơ lưỡi. Do vậy, các mẹ cần lưu ý tránh những điều sau để bé hợp tác với mẹ mỗi lần vệ sinh răng miệng:
- Chà sát, dùng lực mạnh: Việc làm này sẽ gây tổn thương niêm mạc lưỡi non mềm, nhạy cảm của trẻ.
- Để gạc rơ lưỡi quá khô, không đủ ẩm: Dụng cụ khô làm tăng ma sát, đau rát cho bé, làm bé quấy khóc, không muốn rơ lưỡi.
- Rơ lưỡi quá sâu vào họng bé: Việc đưa tay vào sâu sẽ kích thích nôn trớ. làm trẻ khó chịu, sợ rơ lưỡi những lần tiếp theo.
- Cố rơ lưỡi khi trẻ không muốn: Khi trẻ không hợp tác rơ lưỡi, nếu ép trẻ rơ lưỡi sẽ làm trẻ càng quấy khóc và tránh né. Các mẹ nên dỗ dành bé để bé bình tĩnh và làm quen dần với gạc rơ lưỡi.
- Giữ chặt cơ thể bé khi rơ lưỡi: Cơ thể trẻ bị giữ chặt khiến bé căng thẳng, sợ hãi. Các mẹ có thể trò chuyện với bé khi rơ lưỡi để đánh lạc hướng, tránh chú ý của trẻ đến việc rơ lưỡi
- Không lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp: Dung dịch vệ sinh lưỡi đưa vào miệng có thể có mùi vị khiến trẻ khó chịu. Các mẹ không nên ép bé sử dụng mà có thể cân nhắc đổi sang dung dịch khác hoặc dùng nước sạch để rơ lưỡi cho trẻ.
3. Những câu hỏi khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số giải đáp cho những thắc mắc khi các mẹ rơ lưỡi cho trẻ:
3.1. Có nên dùng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ không?
Các mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ. Nước thường sử dụng rơ lưỡi sẽ chỉ đem lại tác dụng vệ sinh răng miệng. Khi sử dụng nước muối sinh lý, miệng bé sẽ vừa được làm sạch, vừa được sát khuẩn nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, trong quá trình rơ lưỡi, bé có thể nuốt phải dịch rơ lưỡi, do vậy, các mẹ nên lưu ý lựa chọn loại nước muối tinh khiết, không chất bảo quản, đạt tiêu chuẩn an toàn cho trẻ như nước muối sinh lý Fysoline Pháp.
Xem thêm: Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý – 7 điều mẹ cần biết
3.2. Có nên sử dụng các phương pháp rơ lưỡi dân gian như lá ngót, mật ong không?
Các mẹ không nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá ngót hay mật ong theo dân gian. Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển. Lá ngót hay mật ong khi rơ lưỡi sẽ theo miệng xuống dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,…
Các mẹ có thể cân nhắc sử dụng lá ngót và mật ong khi hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện hơn, cụ thể là:
- Lá ngót sử dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi
- Mật ong sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi.
Xem thêm: Cảnh báo không sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh!
3.3. Trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi là dấu hiệu của tình trạng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ. Để khắc phục tình trạng này, trước hết, các mẹ hãy lưu ý rơ lưỡi, vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên.
Video lời khuyên của Ths.Bs Lý Kiều Diễm, Bệnh viện Nhi đồng thành phố về nguy hiểm nấm lưỡi ở trẻ em
Khi rơ lưỡi, các mẹ không nên cố chà mạnh để làm bong các mảng trắng trên lưỡi vì niêm mạc trẻ còn non, nhạy cảm, dễ gây chảy máu, nhiễm khuẩn.
Nếu tình trạng không được cải thiện, tưa lưỡi có xu hướng lan rộng, trẻ đau, khó chịu, các mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị nhanh chóng.
Hy vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của các mẹ về cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Các mẹ nên lưu ý lựa chọn dụng cụ, dung dịch và cách rơ lưỡi phù hợp cho các bé để việc vệ sinh răng miệng trẻ dễ dàng và an toàn hơn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, vui lòng liên hệ với tổng đài 1900 6424 để được tư vấn kịp thời và chính xác.
Trả lời