Trẻ bị cảm cúm sổ mũi – 5 thông tin cha mẹ cần biết

Fysoline
18/09/2020
17/10/2021

 5,989 

 5,990 

Trẻ bị cảm cúm sổ mũi phổ biến nhất là khi giao mùa. Khi trẻ gặp phải tình trạng này, mẹ nên làm gì để giúp bé giảm bớt khó chịu? Theo dõi ngay những thông tin dưới đây để biết cách xử lý đúng khi bé bị cảm cúm sổ mũi.

[Review] Kinh nghiệm chữa khi bé bị cảm lạnh sổ mũi

1. Nguyên nhân trẻ bị cảm cúm sổ mũi

Mẹ cần lưu ý những nguyên nhân sau vì chúng là tác nhân khiến trẻ bị cảm cúm sổ mũi:

  • Do thời tiết: Thời tiết lạnh mà không được giữ ấm khiến trẻ dễ bị cảm cúm hơn.
  • Do môi trường: Trẻ sống trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, bí bách không thông thoáng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như sổ mũi cảm cúm.
  • Do virus: Bệnh cúm do virus gây ra với các type khác nhau như cúm A, B, C. Trẻ dễ bị cúm nếu chưa tiêm vắc xin cúm, lây nhiễm từ người khác,…
Nguyên nhân trẻ bị cảm cúm sổ mũi
Trẻ không được tiêm vắc xin cúm dễ mắc cảm cúm sổ mũi

2. Triệu chứng trẻ bị cảm cúm sổ mũi

Trẻ khi bị cảm cúm sổ mũi thường có những triệu chứng sau đây:

  • Sốt trên 38 độ, chảy nước mũi.
  • Ho khan, hắt xì liên tục hoặc ngắt quãng.
  • Trẻ nhỏ thường ốm yếu, quấy khóc, buồn ngủ và ít đói hơn bình thường.
  • Trẻ lớn hơn có thể rất mệt và khó chịu. Bé có thể phàn nàn rằng cổ họng của bị đau.
  • Biếng ăn, không chịu ăn do cổ họng đau.
  • Trẻ có thể bị tiêu chảy.

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi – Cha mẹ cần làm gì giúp bé nhanh khỏi?

Triệu chứng trẻ bị cảm cúm sổ mũi
Trẻ ho khan là dấu hiệu của cảm cúm

3. Cách hỗ trợ điều trị khi trẻ bị cảm cúm sổ mũi tại nhà

Để cải thiện tình trạng cảm cúm sổ mũi của trẻ tại nhà, mẹ có thể tham khảo những cách hiệu quả sau đây:

3.1. Cho bé uống nước và nghỉ ngơi

Trẻ khi bị cảm cúm sổ mũi hay bị mất nước làm miệng và cổ họng bị khô, dễ dẫn tới ho khan và mệt mỏi. Khi bé bị cúm, mẹ cần:

  • Cho trẻ uống nước hoặc uống sữa. Cho trẻ uống nước nhiều lần trong ngày. Có thể bổ sung thêm chất điện giải nếu bé không chịu uống sữa.
  • Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho bé uống nước ép hoặc sinh tố trái cây, cho trẻ ăn cháo loãng.
  • Để trẻ nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng mát.

3.2. Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý

Khi bị cảm cúm sổ mũi, trẻ sẽ rất khó chịu vì bị viêm mũi, nghẹt mũi, tắc mũi. Nếu không vệ sinh mũi sạch sẽ cho trẻ, nước mũi chảy xuống họng gây nguy cơ viêm nhiễm. Việc vệ sinh mũi cho trẻ không chỉ giúp ngăn ngừa tắc nghẹt mũi mà còn giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trong khoang mũi. Nước muối sinh lý duy trì độ ẩm trong khoang mũi giúp bé thấy dễ chịu hơn.

Điều quan trọng là mẹ cần lựa chọn đúng loại nước muối sinh lý an toàn, tốt cho trẻ như nước muối sinh lý đẳng trương – Fysoline Hồng hoặc nước muối biển sâu – Fysoline Xanh xịt. Đây là sản phẩm nước muối sinh lý nổi tiếng từ Pháp với công thức an toàn cho trẻ, đạt các tiêu chuẩn vô khuẩn của Châu Âu như CE (được phép lưu hành toàn liên minh Châu Âu).

Nước muối sinh lý đẳng trương – Fysoline Hồng sử dụng được cho cả các bé sơ sinh từ 0 ngày tuổi thành phần tinh khiết, không chất bảo quản.

Nước muối biển sâu – Fysoline Xanh xịt sử dụng hiệu quả cho trẻ từ 3 tháng tuổi.

Nước muối sinh lý Fysoline Hồng
Nước muối sinh lý Fysoline Hồng an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi

3.3. Hỗ trợ trị cảm cúm sổ mũi ngay khi chớm bệnh bằng nước muối kháng viêm

Mẹ có thể ngăn ngừa cảm cúm sổ mũi tiến triển nặng hơn bằng cách sử dụng nước muối sinh lý kháng viêm ngay khi sớm bệnh.
Tuy nhiên, mẹ cần thận trọng khi lựa chọn các loại nước muối an toàn cho trẻ. Không nên sử dụng các loại nước muối kháng viêm chứa kháng sinh để tránh tình trạng nhờn thuốc, kháng kháng sinh.

Nước muối sinh lý kháng viêm – Fysoline Vàng ống và Fysoline Vàng xịt là bộ sản phẩm không phải kháng sinh nhưng có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi, sổ mũi an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi. Mẹ nên sử dụng một trong hai loại nước muối này để nhỏ điều trị khi trẻ bị cảm cúm sổ mũi.

Fysoline Vàng có khả năng hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp trên dạng nhẹ, viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi. Sản phẩm không có corticoid, không có xylometazolin, không có kháng sinh và không có chất bảo quản, hạn chế tối đa nguy cơ gây kích ứng lên trẻ.

Nước muối sinh lý kháng viêm của Pháp
Nước muối sinh lý kháng viêm Pháp Fysoline Vàng ống an toàn với trẻ sơ sinh

3.4. Hỗ trợ trị cảm cúm cho trẻ bằng bài thuốc dân gian

Mẹ có thể áp dụng những bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ trị cảm cúm cho trẻ:

3.4.1. Hỗ trợ trị cảm cúm cho trẻ bằng lá hẹ

Theo Đông y, lá hẹ là thảo dược có tính thanh nhiệt, tiêu đờm. Trong lá hẹ có chứa các hợp chất với khả năng ức chế hoạt động của một số vi khuẩn. Sử dụng lá hẹ giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng cảm cúm sổ mũi ở trẻ.

Cách dùng lá hẹ hỗ trợ trị cảm cúm:

  • Mẹ lấy một nắm lá hẹ tươi đem rửa sạch, cắt khúc 2cm.
  • Cắt nhỏ thành từng khúc sau đó cho lá hẹ vào bát, thêm mật ong ngập lá hẹ.
  • Hấp cách thủy trong 30 phút.
  • Sau khi hấp, mẹ để nguội tự nhiên và chắt nước cho bé dùng 2-3 thìa mỗi lần, ngày dùng 3 lần.

3.4.2. Hỗ trợ trị cảm cúm cho trẻ bằng gừng

Gừng có tính ấm, vị cay từ lâu đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về cảm cúm, cảm lạnh, phong hàn,… Mẹ có thể hỗ trợ trị cảm cúm cho bé bằng gừng theo cách sau đây:

  • Dùng khoảng 200g gừng tươi rửa sạch, đập dập
  • Cho gừng vào nước ấm ngâm khoảng 5 phút.
  • Mẹ sử dụng nước gừng này để tắm cho trẻ. Có thể cho thêm tinh dầu tràm.
  • Sau khi tắm xong, mẹ lau khô người và mặc quần áo cho bé.
Trị cảm cúm cho trẻ bằng gừng
Gừng là phương thuốc tự nhiên giúp trẻ cải thiện cảm cúm

3.4.3. Hỗ trợ trị cảm cúm cho trẻ bằng lá tía tô

Trong Đông y, lá tía tô có tính ấm, vị cay. Lá có tác dụng phòng và ngăn ngừa cảm cúm, hỗ trợ điều trị ho khan, ho có đờm, nghẹt mũi và sổ mũi.

Cách dùng lá tía tô hỗ trợ trị cảm cúm sổ mũi cho bé như sau:

  • Dùng 1 nắm cành lá tía tô rửa sạch đem đun với 1l nước.
  • Đun sôi khoảng 5 phút đổ ra bát to cho bé xông hơi.
  • Xông hơi cho bé 2 ngày một lần cho đến khi bé hết triệu chứng.

Lưu ý: Tránh để hơi nước quá nóng bay lên mặt bé. Duy trì khoảng cách an toàn với hơi nước.

Nên làm gì khi trẻ bị sổ mũi và 5 lưu ý cha mẹ cần biết

Trị cảm cúm cho trẻ bằng lá tía tô
Lá tía tô giúp hỗ trợ trị cảm cúm hiệu quả cho bé

3.4.4. Hỗ trợ trị cảm cúm cho trẻ bằng lá kinh giới

Lá kinh giới có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa cảm sốt, cảm lạnh. Từ lâu lá kinh giới đã được sử dụng để chữa cảm cúm hiệu quả.

Hỗ trợ trị cảm cúm cho bé bằng lá kinh giới như sau:

  • Dùng khoảng 30g lá kinh giới đem rửa sạch để ráo nước.
  • Đem giã nát lá kinh giới lấy nước và trộn với đường phèn hoặc mật ong.
  • Hấp nóng và cho bé uống nhiều lần trong ngày.

3.4.5. Hỗ trợ trị cảm cúm cho trẻ bằng húng chanh

Lá húng chanh có chứa nhiều tinh dầu với khả năng sát khuẩn. Theo Đông y, húng chanh có tính ấm, vị cay giúp hạ sốt, tiêu đờm, hỗ trợ trị ho và sổ mũi.

Mẹ dùng húng chanh hỗ trợ trị cảm cúm sổ mũi cho bé như sau:

  • Lấy 20g lá húng chanh rửa sạch để ráo nước.
  • Dùng 20g đường phèn đem hấp cách thủy với lá húng chanh.
  • Chắt nước uống 3-4 lần trong ngày.
Trị cảm cúm cho trẻ bằng húng chanh
Húng chanh chứa nhiều hợp chất tốt giúp trẻ bị cảm cúm sổ mũi nhanh khỏi

3.4.6. Hỗ trợ trị cảm cúm cho trẻ bằng nước chanh mật ong

Mật ong được biết đến với khả năng kháng viêm tốt. Mật ong còn giúp giữ ấm cơ thể, hỗ trợ giảm ho hiệu quả. Chanh chứa nhiều vitamin C giúp cơ thể tránh mệt mỏi. Dùng nước chanh mật ong hỗ trợ trị cảm cúm cho bé như sau:

  • Mẹ dùng 1 quả chanh cắt lát mỏng.
  • Cho chanh cắt lát vào bát, thêm mật ong đổ ngập chanh.
  • Đem hấp cách thủy sau đó để nguội tự nhiên.
  • Cho bé uống nước chanh mật ong này 3-4 lần trong ngày.

Lưu ý: Tránh dùng cho trẻ sơ sinh vì trẻ có thể bị dị ứng với mật ong.

Trị cảm cúm cho trẻ bằng nước chanh mật ong
Hỗ trợ điều trị các triệu chứng cảm cúm với chanh mật ong

4. Thực phẩm nên cho trẻ ăn khi bị cảm cúm sổ mũi

Khi trẻ bị cảm cúm sổ mũi, bé thường chán ăn, bỏ ăn. Mẹ nên cho bé ăn những món ăn, thực phẩm sau đây để giúp bé tăng cường sức đề kháng:

4.1. Súp, cháo gà

Cháo hoặc súp gà dễ ăn, cung cấp đủ vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Thịt gà chứa acid amin cysteine giúp chống virus, chống oxy hóa. Nhờ vậy cơn sốt của bé sẽ được cải thiện đáng kể.

Các món ăn lỏng này cung cấp nước và chất điện giải giúp bé tránh mệt mỏi khi trẻ cảm cúm sổ mũi.

Trẻ bị cảm cúm sổ mũi nên ăn súp, cháo gà
Súp gà là món ăn dinh dưỡng tốt cho trẻ khi cúm sổ mũi

4.2. Trái cây họ cam, quýt

Trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C giúp bé tăng cường sức đề kháng. Các loại quả này cũng giàu chất chống oxy hóa giúp chống nhiễm trùng tốt hơn.

Trái cây họ cam quýt có tính mát giúp trẻ mau chóng hạ sốt, cung cấp nước. Mẹ có thể cho trẻ uống sinh tố hoặc nước ép tươi.

Trẻ bị cảm cúm sổ mũi nên ăn trái cây họ cam quýt
Trái cây họ cam quýt giàu vitamin C tốt cho trẻ khi cảm cúm sổ mũi

4.3. Rau lá xanh

Rau xanh lá chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh. Rau xanh lá cũng giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Mẹ nên thêm vào thực đơn của trẻ các loại rau xanh lá giàu dinh dưỡng như: Rau ngót, bông cải xanh, rau bina, mồng tơi,…

Trẻ bị cảm cúm sổ mũi nên ăn rau lá xanh
Rau lá xanh giàu vitamin và khoáng chất

4.4. Sữa chua

Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn giúp tăng cường sức khỏe đường ruột cho bé, ngăn ngừa các bệnh về dạ dày.

Ăn sữa chua giúp bé nâng cao sức đề kháng và bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất.

Trẻ bị cảm cúm sổ mũi nên ăn sữa chua
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho trẻ

5. Khi nào cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ?

Mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay khi thấy các triệu chứng sau đây:

  • Khó thở hoặc thở nhanh.
  • Ho kèm theo chất nhầy màu vàng hoặc xanh đặc.
  • Các triệu chứng cảm cúm và sổ mũi dần xấu đi, đặc biệt là sau một thời gian được cải thiện.
  • Sốt cao liên tục.
  • Nôn dữ dội hoặc liên tục.
  • Dấu hiệu mất nước. Chúng bao gồm khô miệng, nước tiểu sẫm màu hoặc có mùi nồng hoặc không có nước tiểu trong vòng 6 đến 8 giờ.
  • Khó thức dậy
  • Đau tai

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị cảm cúm sổ mũi. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể mà mẹ nên quyết định có nên điều trị cho trẻ tại nhà hay không. Tốt nhất, mẹ nên phòng ngừa bằng cách vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ với nước muối sinh lý an toàn.

Vui lòng để lại đánh giá cho bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 4438
TRẺ SỔ MŨI, NGHẸT MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ 5 CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
 822,810  Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh và hanh khô là thời điểm trẻ hay gặp phải những cơn...
thumbnail post 3772
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Top 8 việc cần làm ngay 
 607,840  Các triệu chứng sổ mũi khiến cho trẻ sơ sinh rất khó chịu, khiến các mẹ cũng mệt...
thumbnail post 3841
7 Nguyên nhân sổ mũi ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả
 467,743  Nghẹt mũi hay sổ mũi ở trẻ em là trường hợp khá phổ biến. Tuy nhiên, biết được...
thumbnail post 3824
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho: Nguyên nhân và cách xử lý
 583,580  Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho là vấn đề khiến không ít bố mẹ lo lắng, “đứng ngồi...
hotline image