Mấy tháng tuổi thì bắt đầu cho bé ăn dặm?

Fysoline
08/07/2019
26/06/2020

 4,891 

 4,892 

Theo các nghiên cứu thì bắt đầu từ 6 tháng tuổi mẹ đã có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý các dấu hiệu nếu bé tỏ ra thích thú và hợp tác với việc ăn dặm thì mẹ mới nên bắt đầu vì tùy vào từng bé sẽ có các cơ chế khác nhau mà biểu hiện ra là thích hay không thích.

Các dấu hiệu mẹ có thể theo dõi xem bé có thích ăn dặm hay không?

Điều kiện cần là khi bé trên 6 tháng tuổi là mẹ cho bé ăn dặm và điều kiện đủ là các dấu hiệu dưới đây mẹ nhé!

– Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.

– Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.

– Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.

– Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.

– Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào mồm bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).

– Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.

Các nguyên tắc khi bắt đầu cho bé ăn dặm mẹ cần nhớ!

  • Không vội vàng

Nhiều bà mẹ thậm chí đã cho bé tập ăn dặm khi chưa đầy 6 tháng trong khi các chuyên gia và bác sĩ đã khuyến cáo bé dưới 6 tháng chỉ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn vì lúc này hệ tiêu hóa của con còn chưa hoàn thiện, tiếp xúc với các loại thức ăn sẽ khiến hệ tiêu hóa dễ bị tổn thương hơn.

  • Không thúc ép con ăn

Nếu con chưa sẵn sàng với việc ăn dặm thì mẹ không nên thúc ép con ăn. Hãy để con từ từ cảm nhận thức ăn bằng các món ăn nhẹ nhàng như nước ép, bột ăn dặm…

  • Không chạy theo số lượng

Vì lúc này bé còn nhỏ nên mẹ cũng không nên ép con ăn quá nhiều, nên theo dõi số lượng thức ăn mà bé ăn hàng ngày và độ thích thú của bé để quyết định có nên tăng số lượng hay không.

  • Nên bắt đầu với rau, cháo, sữa ngũ cốc

Mẹ không nên bắt đầu cho bé ăn dặm với thịt mà nên bắt đầu với rau, cháo, sữa ngũ cốc.

  • Đa dạng các món ăn

Nếu bé từ chối món ăn dặm nào đó thì không nên cố ép. Đôi khi để bé thích được mùi vị mới cha mẹ phải thử tới 10-15 lần. Ví dụ nếu bé có từ chối thịt hoặc rau thì cũng không có gì đáng sợ. Hãy thử lại sau 10-12 ngày và thử làm vài lần với những cách chế biến khác nhau.

  • Thử nghiệm là tốt nhưng phải khi bé khỏe mạnh

Chỉ cho bé ăn thực phẩm mới khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Không thử nghiệm khi bé mọc răng, bị cảm, mệt. Cần bé khỏe và người mẹ cho con ăn dặm cũng phải thấy khỏe khoắn. Trường hợp sức khỏe bé không đảm bảo (sau tiêm chủng, người nhà hắt hơi sổ mũi, với nguy cơ ngày hôm sau bé cũng sẽ bị sổ mũi), gia đình có dự định cho những thay đổi sinh hoạt trong thời gian gần (đi du lịch, tổ chức tiệc đông người tại nhà…), tốt nhất là nên đợi thêm một tuần cho tới khi mọi sinh hoạt trở lại bình thường mới bắt đầu cho bé ăn dặm.

  • Cho bé dùng đồ ăn dặm trước khi dùng thức ăn chính:

Cho bé ăn cháo sữa ngũ cốc, sau đó mới cho bú mẹ hoặc bú bình.

  • Khoảng cách giữa hai lần thử món ăn không dưới 5 ngày.

Ví dụ ngày đầu bạn thay sữa mẹ bằng 20 g cháo sữa rồi cho bé bú thêm. Những ngày tiếp theo dùng 40, 60, 80, 100 g cháo, tăng dần trong vòng 5-7 ngày thì thay thế hoàn toàn bữa sữa mẹ.

  • Không thêm đường và hạn chế muối cho thức ăn của bé

Đường và muối đều chưa phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé

Vui lòng để lại đánh giá cho bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 1153
11 thực phẩm tuyệt đối cấm kị cho trẻ sơ sinh mẹ phải nhớ
 37,658  Trẻ dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành đầy đủ và hoàn thiện dần các...
thumbnail post 1150
5 bí quyết tránh trớ sữa ở trẻ sơ sinh
 34,214  Nhiều bé sơ sinh rất hay có hiện tượng trớ sữa, ọc sữa. Vậy làm thế nào để các...
thumbnail post 1144
Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đến dưới 1 tuổi
 22,702  Trẻ sơ sinh đến dưới 1 tuổi còn có hệ tiêu hóa yếu nên các mẹ cần đặc biệt chú...
thumbnail post 1141
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ nhiều sữa
 21,334  Đối với trẻ sơ sinh đến dưới 1 tuổi thì nguồn dinh dưỡng chính của bé chính là từ...
hotline image