Cảnh báo viêm mũi thai kỳ: Nếu đang mang bầu, bạn phải biết ngay

Fysoline
28/10/2019
08/10/2021

 12,582 

 12,583 

Viêm mũi thai kỳ là bệnh khá phổ biến ở các mẹ bầu. Khoảng 20 – 30% phụ nữ mang thai có các triệu chứng của viêm mũi thai kỳ như nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi trong (không kèm theo triệu chứng đau đầu, nhức mỏi người, hắt hơi, đau họng).

Viêm mũi thai kỳ là gì?

Viêm mũi thai kỳ là các triệu chứng về mũi trong thời gian mang thai. Các triệu chứng kéo dài 6 hoặc nhiều tuần, không có dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp. Chúng thường biến mất hoàn toàn trong vòng hai tuần sau sinh. Bệnh nhân có biểu hiện nghẹt mũi liên tục, kèm theo tiết dịch mũi lỏng hoặc nhớt. Hiện tượng nghẹt mũi có thể dẫn đến thở bằng miệng vào ban đêm và giảm chất lượng giấc ngủ.

Nguyên nhân chính khiến bà bầu bị viêm mũi là do lượng estrogen tăng cao trong thời gian mang thai. Hiện tượng này làm màng mũi sưng và đóng dịch nhầy. Hơn nữa, lượng máu tăng lên cũng làm sưng phù các mạch máu nhỏ dẫn đến tình trạng đường thở bị thu hẹp lại. Bệnh có thể xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ, không phải dị ứng hay viêm nhiễm. Các triệu chứng bệnh khỏi hoàn toàn trong 2 tuần sau sinh.

Viêm mũi thai kỳ làm giảm chất lượng cuộc sống của bà bầu
Viêm mũi thai kỳ làm giảm chất lượng cuộc sống của bà bầu

Nghẹt mũi trong thai kỳ làm giảm chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mang thai. Trong trường hợp nghiêm trọng sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi (đặc biệt ở phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh hen suyễn).

Hậu quả của viêm mũi thai kỳ

Nghẹt mũi do viêm mũi trong thai kỳ có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của bà bầu. Trong một số trường hợp bệnh có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Nếu không kiểm soát được tình trạng bệnh, viêm mũi thai kỳ có thể ảnh hưởng gián tiếp tới thai nhi do sức khỏe của người mẹ không được đảm bảo bởi chất lượng giấc ngủ kém, bà bầu mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí có thể bị bội nhiễm dẫn tới viêm mũi mạn tính, viêm họng.

Viêm mũi thai kỳ kéo dài làm giảm khả năng cung cấp oxy trong khi ngủ. Từ đó, lượng oxi cung cấp cho thai nhi bị suy giảm. Tình trạng này có thể khiến thai nhi chậm phát triển trong tử cung, bà bầu có nguy cơ cao bị tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật.

Cách điều trị viêm mũi thai kỳ

Điều trị hợp lí sẽ giúp mẹ bầu tránh khỏi tiếp xúc với kháng sinh và glucocorticoid đường uống. Sau đây là 6 cách đơn giản bạn có thể thực hiện tại nhà để giảm thiểu tối đa triệu chứng bệnh:

6 cách giảm ngạt mũi và các triệu chứng khác của viêm mũi thai kỳ:

  1. Uống nhiều nước lọc: Lượng nước nạp vào cơ thể giúp làm lỏng dịch đặc ở mũi. Mẹ bầu nên uống nhiều nước ấm hoặc nước ấm pha mật ong chanh sẽ có tác dụng tốt.
  2. Tập thể dục: Tập luyện với các bài tập nhẹ nhàng hoặc đi bộ là một cách tốt chữa ngạt mũi. Cần nhớ, mẹ nên tránh tập thể dục ngoài trời bởi các tác nhân gây ô nhiễm như khói bụi, … sẽ làm tình trạng ngạt mũi trầm trọng hơn. Tập thể dục cũng giúp cải thiện giấc ngủ cho thai phụ.
  3. Vệ sinh mũi thường xuyên: Đây là việc làm. vô cùng cần thiết. Dịch nhầy đọng nhiều ở mũi là nguyên nhân chính gây ngạt mũi và khó thở. Mẹ bầu cần rửa mũi bằng xịt muối biển Fysoline để làm loãng dịch nhầy mũi. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên xịt vệ sinh mũi 2-3 lần/ ngày.

Thai phụ mắc bệnh cần tới giải pháp giúp kháng viêm, kháng khuẩn cho mũi để mau khỏi bệnh. Mẹ lo ngại khi dùng thuốc kháng sinh và chống viêm có thể xuất hiện tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Lúc này, sử dụng nước muối chứa chất kháng kháng viêm tự nhiên là lựa chọn tốt nhất cho mẹ.

Fysoline kháng viêm là nước muối thảo dược trên thị trường không kháng sinh, không chất gây co mạch có tác dụng kháng viêm đường hô hấp. Hai dòng xịt muối biển và kháng viêm của Fysoline đều đạt tiêu chuẩn vô trùng của châu Âu và không chứa chất bảo quản. Vì vậy, mẹ bầu có thể an tâm sử dụng mà không lo có tác dụng phụ nhé.

Cặp đôi Fysoline cho mẹ bầu một thai kỳ không còn viêm mũi
Cặp đôi Fysoline cho mẹ bầu một thai kỳ không còn viêm mũi
  1. Nâng cao đầu giường từ 30 – 40 độ giúp cải thiện tình trạng ngạt mũi trong đêm. Bởi vì trọng lực sẽ giúp mũi mẹ rút hết chất nhầy, giảm ngạt mũi và ợ nóng.
  2. Tránh các chất kích thích như khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, rượu, sơn và hóa chất.
  3. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để tăng độ ẩm không khí, giảm ngạt mũi. Chú ý thường xuyên vệ sinh máy tạo độ ẩm để phòng tránh vi khuẩn tích tụ và phát triển gây bệnh.

Tác giả: Hoài Anh

Nguồn tham khảo:

  1. babycenter

https://www.babycenter.com/0_stuffy-nose-during-pregnancy_1076.bc

  1. Verywell health

https://www.verywellhealth.com/congestion-and-nasal-symptoms-during-pregnancy-1192180

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN
thumbnail post 3035
15 cách chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu an toàn và hiệu quả
 20,106  Viêm mũi dị ứng là một trong những căn bệnh phổ biến ở phụ nữ khi mang thai. Nếu...
thumbnail post 3018
Bà bầu bị viêm mũi dị ứng – 5 thông tin quan trọng cần biết
 11,748  Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp nhất trong các bệnh dị ứng đường hô hấp...
hotline image